Sửa đổi quy định về trị giá hàng hoá nhập khẩu trong một số Luật thuế hiện hành

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trị giá tính thuế nhập khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 90)

Luật thuế hiện hành

Pháp luật thuế là một hệ thống thống nhất. Tính thống nhất đó bắt nguồn từ mối liên hệ chặt chẽ của từng giai đoạn trong quá trình sản xuất kinh doanh, từ hoạt động đầu tƣ, triển khai sản xuất đến lƣu thông, phân phối hàng hoá. Dƣới góc độ của khoa học tài chính, mối liên hệ đó đƣợc diễn đạt bằng thuật ngữ dòng tiền. Trong khuôn khổ nghiên cứu của luận văn, chúng ta sẽ thấy dòng tiền khởi nguồn từ khi hàng hoá đƣợc nhập khẩu và biểu hiện giá trị cho dòng tiền chính là số tiền ngƣời nhập khẩu thanh toán tiền hàng cho ngƣời xuất khẩu để có quyền sở hữu hay sử dụng hàng hoá. Khi hàng hoá nhập khẩu đƣợc sử dụng với tƣ cách là đầu vào cho quá trình sản xuất, kinh doanh, dòng tiền hình thành nên chi phí sản xuất. Sau khi kết thúc một kỳ kinh doanh, đơn vị tiến hành xác định kết quả kinh doanh. Lúc này, dòng tiền của hàng hoá nhập khẩu sẽ đƣợc xem xét trong mối liên hệ với chi phí hợp lý để tính thu nhập của đơn vị. Nhƣ vậy, xét về bản chất giá trị, dòng tiền của hàng hoá nhập khẩu không biến đổi về lƣợng (không

có sự tăng, giảm) mà chỉ thay đổi hình thái biểu hiện. Xét về mặt kỹ thuật đánh thuế, nhà nƣớc có thể chỉ đánh một lần thuế vào dòng tiền này bằng cách tính gộp các mức thuế suất ở khâu nhập khẩu có thể thấp hơn ở khâu kinh doanh, phân phối lợi nhuận. Do vậy, dòng tiền của hàng nhập khẩu chịu sự điều tiết của những sắc thuế khác nhau theo từng giai đoạn trong chu trình kinh doanh. Mặc dù tồn tại nhiều loại thuế nhƣ vậy nhƣng điểm chung giữa chúng là đều dựa vào dòng tiền, phản ánh một giá trị thống nhất của hàng nhập khẩu.

Trong hệ thống thuế hiện hành ở nƣớc ta, việc xử lý trị giá của hàng hoá nhập khẩu còn chƣa thống nhất. Mỗi một sắc thuế có cách giải quyết riêng về vấn đề này. Có thể thấy, trị giá hàng nhập khẩu của các Luật thuế đƣợc xác định rất khác nhau. Mặc dù đều có xu hƣớng dẫn chiếu tới trị giá tính thuế nhập khẩu của Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu nhƣng khi quy định cho mỗi trƣờng hợp cụ thể, các Luật này thƣờng không tôn trọng tính không đổi về mặt giá trị của dòng tiền hàng nhập khẩu. Hệ quả là, với cùng một giao dịch nhập khẩu, trị giá nhập khẩu đƣợc xác định trái ngƣợc nhau. Chẳng hạn, thuế nhập khẩu và thuế thu nhập doanh nghiệp đều xác định trị giá hàng nhập khẩu là giá thanh toán. Tuy vậy, theo quy định của thuế thu nhập doanh nghiệp, giá thanh toán sẽ đƣợc chấp nhận nếu thấp hơn giá hợp đồng. Lý do là để tăng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của cơ sở kinh doanh do đơn vị buộc phải tính giảm chi phí đƣợc khấu trừ. Trị giá nhập khẩu này nếu đặt vào trƣờng hợp của thuế nhập khẩu thì ngƣợc lại sẽ làm giảm số thuế phải nộp vào ngân sách nhà nƣớc. Dƣới đây chúng tôi liệt kê những cách xử lý đó từ thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp – hai sắc thuế cơ bản của hệ thống thuế.

Thuế Nội dung Quy định về trị giá

Thuế GTGT Hàng hoá nhập khẩu phải chịu thuế GTGT

Giá nhập khẩu tại cửa khẩu làm căn cứ tính thuế GTGT đƣợc xác định về giá tính thuế nhập khẩu

Hoá đơn GTGT xuất trả hàng nhập khẩu uỷ thác

Giá nhập khẩu là trị giá hàng hoá thực tế nhập khẩu theo giá CIF

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Các khoản chi phí hợp lý để tính thu nhập chịu thuế

Giá thanh toán đối với vật tƣ, hàng hoá nhập khẩu đƣợc xác định:

+ Theo giá thực thanh toán nếu cơ sở kinh doanh kê khai giá tính thuế nhập khẩu theo giá hợp đồng ngoại thƣơng cao hơn giá thực thanh toán

+ Theo giá kê khai tính thuế nhập khẩu nếu cơ sở kinh doanh kê khai giá tính thuế nhập khẩu theo giá hợp đồng ngoại thƣơng thấp hơn giá thực thanh toán

Từ những dẫn giải trên, chúng tôi cho rằng, cần giải quyết vấn đề giá của hàng hoá nhập khẩu trong các sắc thuế dựa trên một cơ sở chung, đó là, trị giá giao dịch của ngƣời nhập khẩu. Trị giá giao dịch này sẽ đƣợc xác định theo các phƣơng pháp của hiệp định trị giá GATT vì đây là những phƣơng pháp có khả năng xác định đúng đắn nhất trị giá giao dịch thực tế của ngƣời nhập khẩu. Về mặt kỹ thuật pháp lý, trong các văn bản quy phạm pháp luật về thuế nên áp dụng việc dẫn chiếu “giá của hàng hoá nhập khẩu đƣợc xác định theo các quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu”

Nội dung sửa đổi trên đây sẽ đáp ứng đƣợc những đòi hỏi của việc hoàn thiện pháp luật trị giá tính thuế nhập khẩu.

Thứ nhất, thiết lập đƣợc cơ chế giám sát về trị giá tính thuế nhập khẩu từ các khâu khác nhau của quá trình sản xuất kinh doanh. Thật vậy, khi dòng tiền của hàng hoá nhập khẩu vận động trong các giai đoạn của chu kỳ sản xuất, nó đƣợc biểu hiện thành: giá mua tại cửa khẩu, giá thanh toán, chi phí sản xuất. Trong quá trình phản ánh chứng từ và hạch toán kế toán để áp dụng các Luật thuế liên quan, chúng ta phải ghi nhận theo một chuẩn mực chung dựa trên sự vận động của dòng tiền. Cho nên, ngƣời nhập khẩu không thể lợi dụng ghi giá hàng hoá thấp ở khâu nhập khẩu và đồng thời ghi giá cao cho hàng hoá đó khi tính toán chi phí để xác định thu nhập chịu thuế. Mối liên hệ liên hoàn này của dòng tiền hàng nhập khẩu trong suốt chu trình sảng xuất kinh doanh tạo ra khả năng cho cơ quan quản lý nhà nƣớc có căn cứ và cơ chế giám sát hiệu quả tính trung thực của trị giá tính thuế nhập khẩu đƣợc khai báo khi làm thủ tục hải quan.

Thứ hai, hạn chế hiện tƣợng gian lận trị giá tính thuế nhập khẩu. Thông thƣờng, ngƣời nhập khẩu có xu hƣớng khai báo giá tính thuế thấp hơn giá trị thực của giao dịch nhằm giảm số thuế phải nộp. Ngƣợc lại, khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp có xu hƣớng sử dụng giá nhập khẩu cao hơn hoặc bằng chi phí thực tế đã thanh toán. Nếu cả hai luật thuế đều sử dụng một mức giá tính thuế nhập khẩu thì hiện tƣợng nêu trên sẽ bị loại bỏ. Bởi vì, ngƣời nhập khẩu nếu khai thấp giá nhập khẩu để trốn tránh số thuế thu nhập có mức thuế suất trung bình ngày càng giảm xuống khoảng 0 đến 5% thì, theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, phần chênh lệch giữa giá thực tế và giá khai báo sẽ không phải là chi phí đƣợc khấu trừ. Do vậy, trên thực tế, phần chênh lệch này sẽ nằm trong thu nhập chịu thuế với mức thuế suất 28%. Rõ ràng là để giảm một vài phần trăm số thuế nhập khẩu họ sẽ phải gánh chịu thêm 28% thuế thu nhập doanh nghiệp. Bài toán lợi ích dƣờng nhƣ sẽ thúc đẩy ngƣời nhập khẩu chấp hành nghiêm túc, trung thực việc khai báo trị giá tính thuế nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trị giá tính thuế nhập khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)