Một vài đặc điểm cơ bản của nền kinh tế thị trƣờng ở Việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế liên quan đến vấn đề hoàn thiện

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trị giá tính thuế nhập khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 78 - 79)

trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế liên quan đến vấn đề hoàn thiện pháp luật về trị giá tính thuế nhập khẩu

Ngay trong giai đoạn đầu của quá trình đổi mới, những đặc trƣng cơ bản về tính quá độ, tính đa dạng của thành phần kinh tế, và có tính định hƣớng của nền kinh tế Việt nam đã có mối liên kết rất chặt chẽ với bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Có thể tóm tắt theo mấy nét chính sau đây.

Thứ nhất, nền kinh tế Việt nam hiện nay đã là nền kinh tế thị tr ƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Ngay từ năm 1998, kim ngạch xuất khẩu đã chiếm 1/3 GDP và kim ngạch nhập khẩu chiếm hơn 40% GDP. Sự tham gia vào thƣơng mại quốc tế của Doanh nghiệp đƣợc mở rộng đáng kể. Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt nam diễn ra với tốc độ khá cao và đã trở thành một nội dung chính của các chƣơng trình cải cách kinh tế. Những thay đổi trong chính sách thƣơng mại là đặc trƣng chính của quá trình mở cửa nền kinh tế việt nam. Những thay đổi liên quan đến hiện trạng của nền kinh tế bao gồm: Nhà nƣớc nới lỏng kiểm soát đối với việc tham gia vào các hoạt động buôn bán với nƣớc ngoài, nới lỏng kiểm soát quản lý nhập khẩu và xuất khẩu, sửa đổi hệ thống thuế nhập khẩu, giảm bớt kiểm soát ngoại hối áp dụng chính sách tỷ giá hƣớng về thị trƣờng.

Thứ hai, nhập khẩu giữ vai trò khá quan trọng trong nền kinh tế thị trƣờng ở Việt nam. Nhằm đảm bảo nhu cầu về tƣ liệu sản xuất phục vụ cho sản xuất, bổ sung kịp thời cho những yêu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nƣớc còn mất cân đối, từ năm 1990 đến nay kim ngạch ngạch nhập khẩu của nƣớc ta luôn gia tăng. Đặc điểm nhập khẩu của nƣớc ta hiện nay là: nhập khẩu chủ yếu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất (khoảng 70%), địa bàn nhập khẩu chủ yếu từ các nƣớc châu Á. Với các đặc điểm này giá của hàng hoá nhập khẩu vào nƣớc ta khá phức tạp. Bởi lẽ, châu Á đƣợc coi là thị trƣờng công nghệ loại hai, nơi trung gian chung chuyển hàng hoá có tính năng kỹ thuật lạc hậu nên giá cả hàng hoá sẽ bị tác động bởi các yếu tố kinh tế và phi kinh tế [24,93].

Thứ ba, việc mở cửa nền kinh tế bên cạnh những tác động tích cực cũng làm xuất hiện nhiều hiện tƣợng tiêu cực. Tình trạng buôn lậu, gian lận thƣơng mại nhập khẩu diễn ra khá phổ biến, là vấn đề thời sự nhức nhối trong thời gian qua. Đặc biệt gian lận trong lĩnh vực giá cả nhập khẩu diễn ra dƣới những thủ đoạn tinh vi nhằm khai thác triệt để những hạn chế, bất cập của pháp luật. Ví dụ: Lợi dụng sự không thống nhất trong việc áp dụng phƣơng pháp xác định trị giá tính thuế nhập khẩu một số doanh nghiệp thông đồng với chủ hàng nƣ ớc ngoài ghi giá trên hợp đồng, chứng từ liên quan thấp hơn nhiều so với giá thực tế, phần tiền chênh lệch sẽ đƣợc thanh toán bằng cách chuyển ngân lậu hoặc mua hàng xuất khẩu [12,20]. Những hình thức gian lận thƣơng mại về trị giá hải quan thƣờng đƣợc liệt kê bao gồm: Khai báo trị giá tính thuế nhập khẩu thấp hơn thực tế; không khai báo quan hệ đặc biệt giữa bên mua và bên bán; tính sai các khoản điều chỉnh nhƣ hoa hồng, bản quyền, bảo hiểm, phí vận tải.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trị giá tính thuế nhập khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 78 - 79)