Áp dụng phỏp luật trong việc giải quyết cỏc tranh chấp kinh tế

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật giải quyết các tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay (Trang 43)

Việc xỏc định một cỏch đỳng đắn thế nào là một hành vi vi phạm nghĩa vụ phỏt sinh từ quỏ trỡnh thực hiện hợp đồng cũng như những dấu hiệu phỏp lý của nú là vấn đề hết sức quan trọng để truy cứu trỏch nhiệm phỏp lý. Đõy cũng chớnh là cơ sở để phõn biệt một vi phạm nghĩa vụ phỏt sinh từ quỏ trỡnh thực hiện hợp đồng với hành vi phạm tội hỡnh sự núi chung và với tội phạm chiếm đoạt tài sản núi riờng.

Vỡ vậy, khi nghiờn cứu cỏc nội dung phỏp lý liờn quan đến ỏp dụng phỏp luật hỡnh sự để giải quyết cỏc tranh chấp kinh tế khụng thể khụng đề cập cỏc tội phạm chiếm đoạt tài sản được quy định trong Bộ luật Hỡnh sự năm 1999.

Tội phạm là một hiện tượng xó hội - phỏp lý gắn liền với sự ra đời và tồn tại của nhà nước và phỏp luật. Do vậy, ở mỗi một giai đoạn phỏt triển khỏc nhau của lịch sử, dưới cỏc điều kiện của cỏc hệ thống chớnh trị, xó hội khỏc nhau thỡ khỏi niệm tội phạm cú sự khỏc nhau song nú luụn thể hiện bản chất của giai cấp thống trị xó hội.

Ở nước ta, luật hỡnh sự hỡnh thành và phỏt triển qua nhiều giai đoạn lịch sử khỏc nhau. Trong từng giai đoạn, Nhà nước đều sử dụng phỏp luật hỡnh sự để đấu tranh chống cỏc hành vi nguy hiểm cho xó hội nhằm bảo vệ một cỏch cú hiệu quả cỏc quan hệ xó hội phự hợp với lợi ớch của dõn tộc. Để tạo cơ sở phỏp lý cho việc nhận diện và phõn biệt tội phạm với những loại vi phạm phỏp luật khỏc, phỏp luật đó đưa ra định nghĩa về tội phạm.

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xó hội được quy định trong Bộ luật Hỡnh sự, do người cú năng lực trỏch nhiệm hỡnh sự thực hiện một cỏch cố ý hoặc vụ ý, xõm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lónh thổ tổ quốc, xõm phạm chế độ chớnh trị, chế độ kinh tế, nền văn húa, quốc phũng, an ninh, trật tự, an toàn xó hội, quyền, lợi ớch hợp phỏp của tổ chức, xõm phạm tớnh mạng, sức khỏe, danh dự, nhõn phẩm, tự do, tài sản, cỏc quyền, lợi ớch hợp phỏp khỏc của cụng dõn, xõm phạm những lĩnh vực khỏc của trật tự phỏp luật xó hội chủ nghĩa [61, Điều 8].

Trờn cơ sở đú, phỏp luật đó quy định về cỏc yếu tố cấu thành và hỡnh phạt đối với từng tội phạm cụ thể. Nắm vững những quy định đú, cỏc chủ thể cú thẩm quyền cú thể xỏc định đỳng đắn cỏc hành vi được thực hiện trờn thực tế cú phải là tội phạm hay khụng. Tuy nhiờn, trờn thực tế đó xảy ra khụng ớt trường hợp chủ thể cú thẩm quyền đó ỏp dụng khụng đỳng phỏp luật, như: Khụng ỏp dụng phỏp luật hỡnh sự mà ỏp dụng phỏp luật hành chớnh để xử lý đối với người phạm tội, hoặc ỏp dụng phỏp luật hỡnh sự để giải quyết cỏc tranh chấp dõn sự, kinh tế… Điều đú cú nhiều nguyờn nhõn khỏc nhau, trong đú sự thiếu rừ ràng, cụ thể của hệ thống phỏp luật hiện hành là một nguyờn

nhõn cơ bản. Vỡ vậy, việc làm rừ những yếu tố cấu thành của cỏc tội phạm xõm phạm quyền sở hữu, đặc biệt là dấu hiệu chiếm đoạt tài sản, để phõn biệt loại tội phạm này với cỏc hành vi vi phạm nghĩa vụ phỏt sinh từ quỏ trỡnh thực hiện hợp đồng, cú ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc xỏc định bản chất những vấn đề liờn quan đến hiện tượng ỏp dụng phỏp luật hỡnh sự để giải quyết cỏc tranh chấp kinh tế.

Trờn thực tiễn nước ta, việc ỏp dụng phỏp luật hỡnh sự để giải quyết cỏc tranh chấp kinh tế chủ yếu liờn quan đến cỏc tội phạm chiếm đoạt tài sản, như: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; tội lạm dụng tớn nhiệm chiếm đoạt tài sản; tội sử dụng trỏi phộp tài sản... và một số tội phạm khỏc liờn quan tới quyền sở hữu tài sản, như: Tội thiếu trỏch nhiệm gõy thiệt hại tài sản nhà nước; tội cố ý làm trỏi quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gõy hậu quả nghiờm trọng... Phần lớn cỏc trường hợp ỏp dụng phỏp luật hỡnh sự để giải quyết cỏc tranh chấp kinh tế đó xảy ra trờn thực tiễn liờn quan tới tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tớn nhiệm chiếm đoạt tài sản, cỏc loại tội phạm khỏc, như: tham ụ, sử dụng trỏi phộp tài sản... đụi khi cũng liờn quan nhưng chiếm tỷ lệ rất nhỏ.

Việc xử lý cỏc vi phạm phỏp luật kinh tế, dõn sự bằng biện phỏp hỡnh sự thường chỉ xuất phỏt từ cỏc tranh chấp phỏt sinh trong quan hệ kinh tế, dõn sự, đặc biệt là cỏc quan hệ hợp đồng giữa hai bờn hoặc nhiều bờn, khi một bờn cú sự vi phạm nghĩa vụ về tài sản (khụng trả nợ, khụng giao hàng đỳng hạn...). Ở những trường hợp đú, bờn vi phạm nghĩa vụ đó cú sự xõm hại về quyền sở hữu đối với tài sản của bờn kia. Trong khi đú, dấu hiệu chiếm đoạt tài sản là một yếu tố bắt buộc của cấu thành cỏc tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tớn nhiệm chiếm đoạt tài sản. Vỡ vậy, khi tranh chấp xảy ra, rất dễ dẫn tới tỡnh trạng cỏc cỏn bộ, cụng chức cú thẩm quyền của Nhà nước bị nhầm lẫn vi phạm dõn sự với tội phạm, nờn đó tiến hành điều tra, truy tố, xột xử về hỡnh sự đối với bờn đó cú hành vi vi phạm nghĩa vụ dõn sự.

Trong khi đú, về mặt lý luận thỡ ranh giới phõn biệt cỏc tội phạm núi chung, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tớn nhiệm chiếm đoạt tài sản núi riờng, là tương đối rừ nột. Nếu hiểu đỳng đắn, đầy đủ về mặt lý luận những dấu hiệu của tội phạm và những dấu hiệu của hành vi vi phạm nghĩa vụ phỏt sinh từ quỏ trỡnh thực hiện hợp đồng thỡ việc ỏp dụng khụng đỳng phỏp luật khi giải quyết tranh chấp dõn sự, kinh tế sẽ được hạn chế đỏng kể.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật giải quyết các tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)