Sự bất cập trong cỏc quy định của Bộ luật Hỡnh sự liờn quan đến cỏc tội phạm cú yếu tố chiếm đoạt tài sản

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật giải quyết các tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay (Trang 123)

đến cỏc tội phạm cú yếu tố chiếm đoạt tài sản

Nghiờn cứu cỏc tội danh cú yếu tố chiếm đoạt tài sản liờn quan đến việc xử lý cỏc vi phạm nghĩa vụ phỏt sinh từ quỏ trỡnh thực hiện hợp đồng của cơ quan tiến hành tố tụng, cú thể nhận thấy cũn nhiều bất cập trong cỏc yếu tố cấu thành tội phạm của cỏc tội danh này.

Bộ luật Hỡnh sự năm 1985 được soạn thảo và thụng qua vào thời kỳ trước khi Đảng và Nhà nước ta khởi xướng đổi mới toàn diện đất nước, thời kỳ mà cỏc quan hệ xó hội núi chung và quan hệ kinh tế, dõn sự núi riờng chưa cú sự phỏt triển đa dạng và phong phỳ. Mặc dự đó trải qua nhiều lần chỉnh sửa nhưng Bộ luật Hỡnh sự năm 1985 vẫn chưa đỏp ứng yờu cầu của thực tiễn đấu tranh chống tội phạm. Trong khi đú xó hội ngày càng phỏt triển làm xuất hiện nhiều mối quan hệ phức tạp, nhiều loại tội phạm gia tăng, trong đú cú cỏc tội phạm chiếm đoạt tài sản. Cỏc tội phạm này phỏt triển theo chiều hướng ngày càng phức tạp và đa dạng. Tuy nhiờn, Bộ luật Hỡnh sự năm 1985 quy định cấu thành tội phạm của nhiều tội danh, mà cỏc hành vi thuần tỳy là vi phạm nghĩa vụ phỏt sinh từ quỏ trỡnh thực hiện hợp đồng cú thể bị truy cứu trỏch nhiệm hỡnh sự dưới những điều kiện nhất định. Trong đú hành vi "chiếm đoạt tài sản" trong tội "Lạm dụng tớn nhiệm chiếm đoạt tài sản xó hội chủ nghĩa" quy định tại Điều 135; tội "Lạm dụng tớn nhiệm chiếm đoạt tài sản của cụng dõn" (Điều 158); tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của cụng dõn" (Điều 157); tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xó hội chủ nghĩa" (Điều 134) lại khụng được mụ tả một cỏch rừ ràng, cụ thể hành vi khỏch quan của cỏc tội phạm trờn. Ngay cả khi Bộ luật Hỡnh sự năm 1999 ra đời, được sửa đổi một cỏch khỏ toàn diện nhưng vẫn chưa khắc phục được tồn tại trờn của Bộ luật Hỡnh sự năm 1985. Khỏi niệm "chiếm đoạt tài sản" trong cỏc tội danh trờn dường như mới chỉ

mang tớnh chất "định tớnh". Nhằm chứng minh hành vi "chiếm đoạt tài sản" trong cỏc tội danh này, thỡ ngoài việc xỏc định người cú hành vi khụng thực hiện, thực hiện khụng đỳng, khụng đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng cơ quan tiến hành tố tụng cũn phải chứng minh thỏi độ chủ quan của họ "nhằm chiếm đoạt tài sản" của chủ sở hữu hoặc người cú trỏch nhiệm quản lý thụng qua hành vi khỏch quan. Hay núi cỏch khỏc, để xỏc định chớnh xỏc thỏi độ chủ quan của một con người, khụng cú cỏch nào khỏc là người tiến hành tố tụng phải kiểm tra qua hành vi khỏch quan của họ.

Trong thực tiễn khởi tố, điều tra, truy tố, xột xử đối với cỏc tội danh này, cỏc cơ quan tiến hành tố tụng hỡnh sự do nhận thức chưa đầy đủ hoặc coi nhẹ mối quan hệ biện chứng nờu trờn, nờn cú những trường hợp họ đó khụng dựng hành vi khỏch quan để chứng minh thỏi độ chủ quan "chiếm đoạt tài sản" mà vội vàng truy cứu trỏch nhiệm hỡnh sự người khụng cú hành vi phạm tội. Điều này cho thấy cựng với cỏc quy định phỏp luật khỏc thỡ cỏc quy phạm cụ thể của luật hỡnh sự cũng cú thể là một biểu hiện của việc khụng bảo vệ quyền tự định đoạt của cỏc chủ thể quan hệ phỏp luật kinh tế, dõn sự.

Cỏc nghiờn cứu về nguyờn nhõn gõy nờn tỡnh trạng ỏp dụng phỏp luật hỡnh sự để giải quyết cỏc tranh chấp kinh tế đó cho thấy: Nguyờn nhõn cơ bản dẫn đến tỡnh trạng này là do sự thiếu rừ ràng trong quy định trong phỏp luật về dấu hiệu chiếm đoạt tài sản, dấu hiệu quan trọng nhất để cấu thành tội phạm của cỏc tội núi trờn.

Vớ dụ, đối với tội "lạm dụng tớn nhiệm chiếm đoạt tài sản", nhà làm luật đó cụ thể húa thành hai dạng hành vi phạm tội.

Dạng thứ nhất, sau khi nhận tài sản của người khỏc bằng cỏc hỡnh thức hợp đồng rồi dựng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đú. Ở dạng này cơ quan tiến hành tố tụng phải chứng minh được kẻ phạm tội cú hành vi gian dối như: sửa chữa, tiờu hủy hợp đồng, tài liệu… hoặc bỏ trốn để thoỏi thỏc nghĩa vụ thanh toỏn.

Dạng thứ hai, vay, mượn, thuờ tài sản của người khỏc hoặc nhận được tài sản của người khỏc bằng cỏc hỡnh thức hợp đồng và đó sử dụng tài sản đú vào mục đớch bất hợp phỏp dẫn đến khụng cú khả năng trả lại tài sản. Theo quy định thỡ đối với hành vi này, cơ quan tiến hành tố tụng chỉ cần chứng minh việc sử dụng tài sản đú vào mục đớch bất hợp phỏp dẫn đến khụng trả được tài sản là đủ để cấu thành tội lạm dụng tớn nhiệm mà khụng cần chứng minh ý thức "chiếm đoạt".

Mặc dự cú quy định như vậy nhưng dấu hiệu sử dụng tài sản vào mục đớch bất hợp phỏp hiện nay cũng chưa được giải thớch rừ ràng, tạo ra khả năng khỏch quan dẫn đến sai lầm khi đỏnh giỏ bản chất phỏp lý của hành vi để xỏc định hành vi phạm tội hay chỉ là hành vi vi phạm phỏp luật kinh tế, dõn sự. Vỡ vậy, thụng thường người tiến hành tố tụng đó nhầm lẫn giữa điều kiện phải chịu trỏch nhiệm hỡnh sự với điều kiện chịu trỏch nhiệm hỡnh sự với điều kiện chịu trỏch nhiệm kinh tế, dõn sự do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Điều đú đó dẫn đến sự nhận thức khụng đỳng đắn cỏc dấu hiệu của tội chiếm đoạt tài sản và cỏc nghĩa vụ thanh toỏn cú tớnh chất dõn sự hoặc kinh tế.

Sự bất cập trong quy định cấu thành tội phạm trong thực tế đó dẫn đến sự nhận thức chưa đỳng về ranh giới này của cơ quan tiến hành tố tụng thể hiện chủ yếu ở ba vấn đề sau đõy:

Một là, nhận thức của cơ quan tiến hành tố tụng về hành vi rời khỏi

nơi cư trỳ của người cú nghĩa vụ thanh toỏn tài sản.

Trong thực tiễn điều tra, truy tố, xột xử tội lạm dụng tớn nhiệm theo Điều 140 Bộ luật Hỡnh sự năm 1999, cú quan điểm cho rằng, sau khi ký kết hợp đồng, nhận được tài sản và đến hạn thanh toỏn nếu chủ thể tham gia quan hệ cú nghĩa vụ trong hợp đồng cú biểu hiện trốn trỏnh như khụng cú mặt tại địa phương, đó bỏn nhà chuyển đi nơi khỏc là thể hiện việc lợi dụng hợp đồng để chiếm đoạt tài sản. Nếu chủ thể cú nghĩa vụ đú xem việc chiếm đoạt tài sản là mục đớch thỡ việc cỏc cơ quan tiến hành tố tụng khởi tố, điều tra, truy tố, xột

xử là đỳng. Nhưng trong thực tế cú nhiều trường hợp người cú nghĩa vụ thanh toỏn rời khỏi nơi cư trỳ do những lý do khỏc, họ khụng cú ý thức chiếm đoạt tài sản, nờn khụng cú căn cứ để coi hành vi rời khỏi nơi cư trỳ của họ và bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản. Vỡ vậy, trong trường hợp này cần phải phõn biệt rừ cỏc trường hợp người cú nghĩa vụ thanh toỏn khụng cú mặt tại nơi cư trỳ vỡ những lý do khỏc mà khụng cú ý thức chiếm đoạt tài sản, khụng đồng nghĩa với việc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản.

Trường hợp Vũ Văn Long, chủ nhiệm hợp tỏc xó đỏnh cỏ Thanh Hải bị khởi tố, điều tra và truy tố về tội lạm dụng tớn nhiệm chiếm đoạt tài sản đó nờu ở trờn là một vớ dụ.

Hai là, đối với tội lạm dụng tớn nhiệm chiếm đoạt tài sản, trong nhiều

trường hợp sau khi nhận được tài sản của người cho vay, mượn, giao tài sản, người vay, mượn, nhận đó sử dụng tài sản đú vào mục đớch cỏ nhõn hoặc cỏc mục đớch khỏc bị thua lỗ khụng cú khả năng thanh toỏn.

Trong trường hợp này một sai lầm thường thấy trong nhận thức, đỏnh giỏ chứng cứ dẫn đến việc xử lý cỏc vi phạm nghĩa vụ phỏt sinh từ quỏ trỡnh thực hiện hợp đồng kinh tế, dõn sự bằng biện phỏp hỡnh sự là cỏc cơ quan tiến hành tố tụng cho rằng, người vay, mượn, nhận tài sản đó sử dụng tài sản đú khụng đỳng mục đớch gõy nờn thiệt hại về tài sản đối với chủ sở hữu hoặc người cú trỏch nhiệm quản lý tài sản là thể hiện hành vi chiếm đoạt. Quan niệm này khụng phự hợp đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Điều 140 Bộ luật Hỡnh sự năm 1999 quy định chỉ coi là hành vi chiếm đoạt khi người vay, mượn, nhận tài sản đó sử dụng tài sản vào mục đớch bất hợp phỏp dẫn đến khụng cú khả năng trả lại tài sản mới là phạm tội.

Việc sử dụng tài sản vay, mượn sai mục đớch gõy nờn cỏc thiệt hại thua lỗ xảy ra là ngoài ý muốn của người sử dụng, do đú khụng thể coi hành vi sử dụng tài sản vay, mượn sai mục đớch để rồi khụng trả được nợ là hành vi chiếm đoạt tài sản. Nếu muốn coi hành vi trờn là hành vi chiếm đoạt tài sản

thỡ cơ quan tiến hành tố tụng phải chứng minh được ý thức chủ quan của người vay, mượn tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản đú.

Trường hợp Ngụ Thị Dung bị cỏc cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Ninh Bỡnh khởi tố, điều tra và truy tố về tội lạm dụng tớn nhiệm chiếm đoạt tài sản là một vớ dụ. Trong vụ ỏn này, Cụng ty dịch vụ và kinh doanh Hải Phũng do bà Ngụ Thị Dung làm giỏm đốc đó ký hợp đồng mua bỏn gạo với Cụng ty Thương nghiệp Tam Điệp và Cụng ty vật tư nụng nghiệp Tam Điệp (đều thuộc tỉnh Ninh Bỡnh). Theo hợp đồng, hai cụng ty này đó giao đủ gạo cho bờn mua nhưng Cụng ty dịch vụ và kinh doanh Hải Phũng đó khụng thực hiện đỳng cam kết. Cụ thể là, qua 37 lần trả tiền, Cụng ty du lịch và kinh doanh Hải Phũng vẫn cũn nợ của hai Cụng ty ở Tam Điệp là 214.874.486 đồng. Đồng thời với việc mua hàng ở Tam Điệp Cụng ty dịch vụ và kinh doanh Hải Phũng cũn ký kết hợp đồng mua bỏn nụng sản với cỏc đơn vị khỏc. Tại thời điểm đú, họ cũn nợ Cụng ty dịch vụ và kinh doanh Hải Phũng số tiền tổng cộng là 856.780.000đồng.

Sau khi cú kết luận điều tra của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sỏt nhõn dõn tỉnh Ninh Bỡnh đó truy tố Ngụ Thị Dung về tội lạm dụng tớn nhiệm chiếm đoạt tài sản, chuyển Tũa ỏn nhõn dõn tỉnh Ninh Bỡnh để xột xử Dung về tội danh trờn. Trong trường hợp này rừ ràng nợ phải trả của Cụng ty dịch vụ và kinh doanh Hải Phũng cũn ớt hơn nhiều khoản tiền mà cỏc doanh nghiệp khỏc cũn nợ họ. Bởi vậy việc xem xột trỏch nhiệm hỡnh sự đối với Giỏm đốc Ngụ Thị Dung là khụng cú cơ sở về việc vi phạm trỏch nhiệm thanh toỏn hợp đồng giữa cỏc bờn trong trường hợp này hoàn toàn là dõn sự, kinh tế.

Ba là, đối với tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", thỡ chỉ cần cú việc một

người sử dụng một tài sản để thế chấp nhiều khoản vay là cơ quan tiến hành tố tụng đó xỏc định cú dấu hiệu của tội này.

Trong cơ chế thị trường, việc ký kết hợp đồng tớn dụng để vay vốn là điều tất yếu. Tuy nhiờn, trong quỏ trỡnh kinh doanh do thua lỗ khụng trả được

khoản nợ đến hạn và khi cú đơn tố cỏo của chủ nợ, cỏc cơ quan tiến hành tố tụng chưa tiến hành cõn đối tài sản thế chấp đó vội cho rằng người vay vốn khụng trả nợ là chiếm đoạt tài sản.

Vụ Phạm Thị Tõm bị cơ quan Cảnh sỏt điều tra khởi tố, Viện kiểm sỏt nhõn dõn Thành phố Hồ Chớ Minh truy tố về tội "của cụng dõn", Tũa ỏn nhõn dõn Thành phố Hồ Chớ Minh xột xử tuyờn khụng phạm tội là một điển hỡnh cho trường hợp này.

Năm 1994, Phạm Thị Tõm thế chấp giấy tờ ngụi nhà số 187/384/2 đường Phan Đăng Lưu - phường 1, quận Phỳ Nhuận do vợ chồng Tõm sở hữu để vay Ngõn hàng Nam Đụ 50 triệu đồng. Ngày 15/2/1996, trong khi hồ sơ nhà chưa được giải chấp thỡ Phạm Thị Tõm lại giao tờ văn tự mua bỏn và giấy phộp mua bỏn chuyển dịch căn nhà trờn cho ụng Ngụ Thế Vinh để vay 20 chỉ vàng, trong thời hạn 03 thỏng với lói suất 5% /thỏng. Việc vay mượn cú làm giấy tay. Ngay 30/11/1996 ụng Vinh cho Tõm vay thờm 10 triệu đồng, khụng quy định thời gian trả lói suất 7%/thỏng.

Phạm Thị Tõm đó trả lói đến thỏng 01/1998 thỡ ngưng vỡ khụng cú tiền trả tiếp. Thỏng 3/1998 ụng Vinh cú đơn tố cỏo Tõm lừa đảo chiếm đoạt 20 chỉ vàng và 10 triệu đồng. Ngày 29/10/1998, cơ quan Cảnh sỏt điều tra Cụng an Thành phố Hồ Chớ Minh khởi tố Phạm Thị Tõm về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản cụng dõn". Ngày 15/3/1999, cơ quan điều tra cú kết luận điều tra và ngày 15/7/1999, Viện kiểm sỏt nhõn dõn Thành phố Hồ Chớ Minh cú cỏo trạng truy tố bị can về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản cụng dõn".

Ngày 19/6/2000, Tũa ỏn nhõn dõn Thành phố Hồ Chớ Minh xử tuyờn Phạm Thị Tõm khụng phạm tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản cụng dõn", với lý do mặc dự cú gian dối nhưng mục đớch vay tiền chậm trả mà khụng chiếm đoạt, khụng bỏ trốn; trị giỏ nhà thế chấp là 300 triệu đồng, cao hơn tổng số tiền mà bị cỏo vay cỏc nơi vỡ vậy vẫn cũn dư thanh toỏn khi phỏt mói và đõy chỉ là quan hệ dõn sự.

Sau đú tại bản ỏn số 2576/HSPT ngày 17/8/2000, Tũa phỳc thẩm Tũa ỏn nhõn dõn tối cao tại Thành phố Hồ Chớ Minh cũng tuyờn Phạm Thị Tõm khụng phạm tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của cụng dõn", với lý do Tõm khụng chiếm đoạt tài sản, khụng trốn trỏnh trỏch nhiệm trả nợ, giỏ trị tài sản thế chấp cao hơn nhiều so với khoản bị cỏo nợ.

Thực tế cho thấy, sự thiếu rừ ràng, cụ thể trong quy định cỏc yếu tố cấu thành tội phạm cỏc tội chiếm đoạt tài sản phải được coi là một nguyờn nhõn quan trọng dẫn đến tỡnh trạng xử lý cỏc vi phạm nghĩa vụ phỏt sinh từ quỏ trỡnh thực hiện hợp đồng kinh tế.

Hơn nữa, cỏc quy định thiếu rừ ràng của phỏp luật hỡnh sự liờn quan đến cỏc tội danh cú yếu tố chiếm đoạt tài sản cũng tạo nhiều bất lợi cho cỏc chủ thể kinh tế, khi cỏc nội dung đàm phỏn hợp đồng rất dễ bị quy là cú "thủ đoạn gian dối" cho nờn việc chậm thanh toỏn tiền hàng, vi phạm về chất lượng hàng húa, thực hiện cỏc dịch vụ khụng đỳng thỏa thuận, thụng tin sai lệch về tài sản thế chấp trong cỏc hợp vay vốn… rất dễ bị coi là hành vi cú dấu hiệu gian dối để chiếm đoạt tài sản và là cơ sở để cỏc cơ quan điều tra, Viện kiểm sỏt quyết định ỏp dụng biện phỏp ngăn chặn của tố tụng hỡnh sự.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật giải quyết các tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay (Trang 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)