TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
3.1.1.1. Xu hướng hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam và các nước ASEAN
ASEAN
Sự hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và trào lưu phát triển của các nước trở thành mắt khâu quan trọng trong thu hút đầu tư và Việt Nam không nằm ngoài quy luật đó, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiến hành đầu tư vào các vùng miền khác nhau. Dựa vào việc xem xét bối cảnh bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu Đảng bộ tỉnh Bắc Giang đã xác định nhiệm vụ trọng tâm là đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, trên cơ sở xây dựng một nền kinh tế đa dạng, nhiều thành phần; đẩy nhanh tốc độ phát triển, tạo sức bật lớn cho nền kinh tế. trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang diễn ra xu thế toàn cầu hoá, các địa phương cùng với cả nước đang ráo riết duy trì và thiết lập các mối quan hệ kinh tế đối ngoại đẩy mạnh hợp tác quốc tế.
Nền kinh tế ASEAN đang trong tiến trình hội nhập, hiệp hội cần sự điều phối, hợp tác và hài hòa về chính sách kinh tế. Hội nhập kinh tế trong khối sẽ cho phép ASEAN cạnh tranh với các nền kinh tế lớn ở châu Á như Trung Quốc và Ấn Độ. Nếu từng nền kinh tế trong ASEAN đứng độc lập, quy mô kinh tế của ASEAN sẽ nhỏ hơn so với hai nền kinh tế nói trên. Tuy nhiên, với mô hình của Liên minh châu Âu là các nước phải trao một phần chủ quyền và quyền quản lý của mình cho Ủy ban châu Âu, mỗi quốc gia thành viên trong ASEAN vẫn giữ vai trò của mình.
ASEAN không phải là một thể chế siêu quốc gia và chủ quyền vẫn thuộc về các nước thành viên. Theo ông, điều mà các nước ASEAN cần làm để đạt mục tiêu hài hòa kinh tế là mỗi quốc gia không nên có những chính sách kinh tế đối lập nhau. Việt Nam đã có vị thế nhất định trong cộng đồng ASEAN và ngày càng có vai trò quan trọng hơn, vì vậy, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam cần làm tốt hơn nữa để thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước.
Trên cơ sở thu hút vốn đầu tư nhằm khai thác các lợi thế cạnh tranh của địa phương, tỉnh đã định hướng ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ cung ứng nguyên liệu, bán thành phẩm cho thị trường cho các ngành sản xuất cơ bản của địa phương. Từ đó tạo ra những điều kiện thuận lợi cho công nghiệp địa phương phát triển kéo theo sự phát triển của các ngành dịch vụ để phục vụ tốt hơn các yêu cầu sản xuất, kinh doanh.