TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
3.1.2.1. Cải thiện môi trường đầu tư theo hướng thu hút dự án đầu tư có hàm lượng công nghệ cao
lượng công nghệ cao
Với điều kiện Bắc Giang là tỉnh đông dân, lao động dồi dào. Những lợi thế cạnh tranh mà Bắc Giang đang sở hữu chính là điểm hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Mặc dù nguồn nhân lực của Bắc Giang được đánh giá là lợi thế. Vì vậy trong giai đoạn trước mắt vẫn cần ưu tiên phát triển công nghiệp sử dụng nhiều lao động, song về lâu dài nguồn nhân lực dồi dào này cũng dần cạn kiệt vì vậy định hướng chung của tỉnh địi hỏi phải có đội ngũ lao động chất lượng cao đã được đưa ra. Tuy nhiên trong tương lai không xa khi hoạt động đầu tư phát triển đặc biệt là đầu tư quốc tế thơng qua các hình thức chuyển giao kỹ thuật sẽ nâng cao trình độ KHCN của địa phương từ đó thúc đẩy sự phát triển trình độ và chất lượng lao động dần biến lợi thế nguồn nhân lực chất lượng cao trở thành lợi thế tuyệt đối và thu hút đầu tư vốn vào các công đạo có hàm lượng cơng nghệ và sử dụng lao động kỹ năng cao.
Chủ động và tích cực tranh thủ các nguồn lực đầu tư từ bên ngoài, nhất là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI; phát huy hơn nữa các tiềm năng, lợi thế của địa phương, đẩy nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phấn đấu đến năm 2015, thu nhập bình quân đầu người tăng 2 lần trở lên so với năm 2010.
Tập trung cao phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn; đẩy mạnh sản xuất nơng nghiệp hàng hố, phát triển kinh tế nơng thôn; chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ, mở rộng thị trường; tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển đơ thị, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực, ứng dụng mạnh mẽ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất và đời sống.
Quan tâm xây dựng và phát triển văn hoá; đẩy mạnh giải quyết việc làm, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, nhất là đối với vùng sâu, vùng cao, vùng có nhiều khó khăn. Tăng cường quốc phịng an ninh, giữ vững trật tự an toàn xã hội; chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; tạo mơi trường chính trị- xã hội ổn định, thuận lợi cho sự nghiệp phát triển. Trong đó: Cơng nghiệp - xây dựng tăng bình quân 21- 23% /năm, Nơng - lâm - thuỷ sản tăng bình quân 4 - 4,2% / năm;,Dịch vụ tăng bình quân 9,2 - 9,3% / năm; Cơ cấu kinh tế trong GDP đến năm 2010 là: Công nghiệp - xây dựng chiếm 34 - 35,5%, Nông- lâm – thủy sản chiếm 29,5 - 31,5%, Dịch vụ chiếm 34,5 - 35%.
3.1.2.2. Cải thiện môi trường đầu tư theo hướng thúc đẩy doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tỉnh Bắc Giang hiện có 2.497 doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm 97% tổng số doanh nghiệp của tỉnh, sử dụng khoảng trên 88.000 lao động. Trong giai đoạn 2005 - 2010, đóng góp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vào ngân sách của tỉnh Bắc Giang bình quân mỗi năm tăng 26,6%. Riêng năm 2010, các doanh nghiệp vừa và nhỏ nộp ngân sách 153 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 17,1% tổng thu ngân sách trên địa bàn; đạt kim ngạch xuất khẩu 91,8 triệu USD, chiếm 30,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bắc Giang. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp vào GDP của tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn này bình quân khoảng 29%. Trước những con số trên, trong giai đoạn 2011-2015, Bắc Giang vẫn coi phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ cả về số lượng và chất lượng là một định hướng quan trọng; trong đó, ưu tiên thu hút mạnh vào đầu tư sản xuất công nghiệp, công nghệ cao, nâng cao sức cạnh tranh và khả năng hội nhập kinh tế trong nước và quốc tế, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo của tỉnh.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiếp tục phát triển, Bắc Giang tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy thành lập doanh nghiệp thơng qua cải cách thủ tục hành chính về đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế; có cơ chế ưu đãi để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp. Tỉnh tiếp tục duy trì Quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ để hỗ trợ các chương trình trợ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; chỉ đạo các ngân hàng thương mại cải cách thủ tục cho vay, ưu tiên các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhất là trong các lĩnh vực xuất khẩu, sản xuất gắn với phát triển nông nghiệp, nông thôn. Bắc Giang cũng tạo thuận lợi về mặt bằng sản xuất; trợ giúp phát triển nguồn nhân lực; hỗ trợ đổi mới, nâng cao năng lực, cơng nghệ, trình độ kỹ thuật; xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; hỗ trợ thông tin, tư vấn doanh nghiệp và pháp lý cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.