Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Cải thiện môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 70 - 77)

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang

2.3.2.Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

2.3.2.1. Hạn chế

- Quản lý nhà nước: Tính minh bạch trong tiếp cận kế hoạch của tỉnh và các văn bản pháp lý cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hoặc doanh nghiệp có thể tiếp cận một cách cơng bằng các văn bản, các chính sách của tỉnh và các quy định mới trước khi ban hành có tham khảo ý kiến của doanh nghiệp được các doanh nghiệp đánh giá chưa cao. Thực tế trên địa bàn tỉnh thời gian qua cịn khơng ít "rào cản" đối với doanh nghiệp như tình trạng "xơi đỗ" trong các khu, cụm cơng nghiệp, ách tắc trong giải phóng mặt bằng thực hiện một số dự án đầu tư, hạ tầng cịn yếu và thiếu. Có chủ doanh nghiệp cịn phải bỏ chi phí "bơi trơn" mới được giải quyết các thủ tục hành chính nhanh chóng, thuận tiện.

Tạo mơi trường thơng thống, hỗ trợ các điều kiện thuận lợi cho DN sản xuất kinh doanh không chỉ làm thay đổi thứ hạng trên bảng NLCT cấp tỉnh mà cịn phản ánh hiệu quả chính sách thu hút đầu tư của tỉnh, góp phần thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển công nghiệp, dịch vụ.

Công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện các chủ trương, chính sách liên quan đến đầu tư của chính quyền nhiều nơi cịn thiếu kiên quyết, chưa thực sự tâm huyết. Cơng tác cải cách thủ tục hành chính thực hiện chậm, trong thời gian dài chưa có

sự phối kết hợp chặt chẽ giữa nhà đầu tư với các cơ quan chức năng và giữa các cơ quan chức năng với nhau. Tình trạng ở trên thì thơng thống, ở các cấp cơ sở thì ách vẫn cịn diễn ra.

Công tác theo dõi, đánh giá thực hiện các dự án đầu tư, cấp phép xây dựng (nhất là các dự án nằm ngoài các khu, cụm cơng nghiệp) cịn chưa được chú trọng. Do đó, việc phát hiện và xử lý các dự án vi phạm về tiến độ thực hiện dự án, vi phạm trong sử dụng đất đai và bảo vệ môi trường cịn chậm.

Cơng tác quy hoạch các khu, cụm công nghiệp đã được chú trọng nhưng chưa thực sự ổn định nhất là đối với cụm công nghiệp ở các huyện, quy hoạch thiếu đồng bộ và chưa có cơ chế quản lý rõ ràng; tiến độ GPMB ở một số nơi chậm dẫn tới tỷ lệ hấp thụ vốn đầu tư của các dự án còn thấp.

- Cải cách hành chính vẫn cịn hiện tượng “một cửa nhưng nhiều khóa”: Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định trong công tác CCHC, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đề ra, một số bộ phận vẫn còn chồng chéo, chưa rõ chức năng, nhiệm vụ; phân công, phân cấp chưa khoa học, hợp lý theo ngành, lĩnh vực, lãnh thổ…Thủ tục hành chính tuy đã được rà soát, cắt giảm nhưng nhà đầu tư để giải quyết một công việc vẫn cần phải trải qua nhiều loại thủ tục khác nhau, thời gian kéo dài, nhiều ngành, nhiều cấp tham gia giải quyết. Vẫn cịn cán bộ, cơng chức gây phiền hà, sách nhiễu người dân và doanh nghiệp, thậm chí tiêu cực, tham nhũng, thiếu tinh thần trách nhiệm…

- Phát triển nguồn nhân lực không theo kịp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Nguồn lao động dồi dào nhưng do xuất phát từ nông nghiệp nên ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong trong sản xuất công nghiệp yếu kém. Trong đào tạo lao động, tuy việc đào tạo nguồn nhân lực đã được tỉnh quan tâm chú ý nhưng việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng đúng yêu cầu của doanh nghiệp còn thiếu, lao động khi được tuyển vào doanh nghiệp làm việc đa số phải đào tạo lại; chưa có sự liên kết giữa cơ sở đào tạo nguồn nhân lực và doanh nghiệp; chưa có sự gắn kết, chưa phát huy được năng lực của các cơ sở dạy nghề.

Nguồn lao động, nhất là lao động được đào tạo có trình độ cao đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trên địa bàn còn thiếu, nhiều chủ doanh nghiệp vẫn "đốt đuốc" tìm người cho doanh nghiệp, đời sống người lao động trong các khu, cụm

cơng nghiệp của tỉnh cịn nhiều khó khăn…

- Cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo: Tuy những năm gần đây, Bắc Giang đã huy động nhiều nguồn vốn để xây dựng kết cấu hạ tầng, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tuy nhiên việc đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng bộc lộ nhiều bất cập, thể hiện qua việc quy hoạch xây dựng không đồng bộ, đầu tư dàn trải, khả năng kết nối các loại hình vận tải, kết nối các khu vực tỉnh, thành khác còn hạn chế. Hệ thống đường giao thơng cịn lạc hậu, nhỏ bé, chưa đáp ứng được u cầu vận chuyển. Hệ thống cấp thốt nước cịn nhiều bất cập, hệ thống cấp nước sạch còn thiếu, nhất là nước sạch phục vụ cho các khu, cụm công nghiệp, hiện nay các doanh nghiệp hầu hết phải mua nước sinh hoạt, sản xuất từ người dân, nên khơng đảm bảo; hệ thống thốt nước của các khu, cụm công nghiệp hiện nay vẫn đang dùng chung với hệ thống kênh tiêu và tưới nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, gây ô nhiễm nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Nguồn điện tuy đã được đầu tư nhưng hiện vẫn chưa ổn định, thường thiếu điện vào mùa nóng làm cho các doanh nghiệp khơng chủ động được trong sản xuất, gây thiệt hại cho quá trình sản xuất của các doanh nghiệp. Hạ tầng một số dịch vụ khác như ngân hàng, bưu chính viễn thơng tuy cũng đã được quan tâm đầu tư nhưng còn nhiều bất cập và chưa hợp lý…

- Về thu hút đầu tư: Các dự án thu hút đầu tư trên địa bàn thời gian qua tuy năm sau cao hơn năm trước nhưng chủ yếu vẫn là các dự án có quy mơ vừa và nhỏ, chưa thu hút được sự quan tâm của các tập đoàn kinh tế lớn ở trong nước cũng như nước ngoài. Trên 90% các dự án đầu tư trong nước có quy mơ nhỏ và vừa; Các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi nhiều về số dự án nhưng quy mô vốn đăng ký thấp (các doanh nghiệp có số vốn đăng ký dưới 1 triệu USD chiếm 40,7%, các doanh nghiệp có số vốn đăng ký từ 1-2 triệu USD chiếm 19,7%, chỉ có 8 doanh nghiệp có vốn đầu tư trên 10 triệu USD, chiếm 10,5% tổng số dự án). Chất lượng của các dự án thu hút cả trong và ngồi nước cịn hạn chế. Chưa thu hút được nhiều các dự án có quy mơ lớn, cơng nghệ cao có tính chất đột phá trong thu hút đầu tư.

Các dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp từ trước đến nay chỉ chiếm 3,1% tổng số dự án và chiếm 0,5% về vốn đầu tư đăng ký của các dự án, chưa có tác động tích cực đến sản xuất nông nghiệp, đời sống của nông dân và phát triển nông thôn. 2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

Trước hết, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đầu

tư, xây dựng, đất đai cịn thiếu và chưa đồng bộ nên q trình triển khai các hoạt động đầu tư cịn gặp khó khăn, chưa có những quy định của nhà nước để kiểm tra, giám sát năng lực tài chính của các nhà đầu tư nên việc cấp phép đầu tư còn dàn trải, nhiều dự án khơng khả thi, gây lãng phí nguồn tài ngun đất…

Thứ hai, tuy mơi trường pháp lý đã được định hình với các cơ chế, chính sách

cụ thể nhưng các quy định pháp luật có liên quan của cả Trung ương và địa phương chưa đầy đủ, chưa rõ ràng, chưa cụ thể, chưa nhất quán, chưa hợp lý và chưa tiên liệu được. Tỉnh chưa có một cơ chế hợp tác trong quản lý, điều hành thực hiện các chính sách vì vậy hiệu quả thực hiện các chính sách thấp và thiếu hiệu lực. Cơng tác rà soát chỉnh sửa, bổ sung các chính sách thực hiện chưa đồng bộ giữa các ngành, các cấp. Hành động cụ thể của cán bộ nhà nước vẫn bị ảnh hưởng nặng và nằm trong cơ chế “xin-cho”, chưa chuyển sang được cơ chế tự hành. Cải cách hành chính và thực hiện cơ chế “một cửa” tại các đơn vị liên quan đến đầu tư đã được xác lập, hoạt động nhiều khi cịn mang tính hình thức; năng lực chun mơn hạn chế của một bộ phận công chức khi thi hành công vụ cũng là vật cản và ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đầu tư của tỉnh.

Thứ ba, tỷ lệ người lao động có tay nghề đã qua đào tạo cịn hạn chế, không

đáp ứng được nhu cầu, các doanh nghiệp phải mất nhiều thời gian và công sức đào tạo nghề sau khi tuyển cơng nhân vào làm việc. Trình độ nhận thức của nhân dân còn hạn chế, chưa thấy được nhu cầu phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nên chưa ủng hộ đối với các dự án đầu tư, khó thích nghi với chuyển đổi nghề nghiệp sau khi bị thu hồi đất. Trình độ cán bộ ở các cấp, các ngành còn hạn chế, nhận thức chưa đầy đủ về thu hút đầu tư, cũng như tầm quan trọng của môi trường đầu tư, thiếu kiến thức về kinh tế thị trường, thiếu hiểu biết về pháp luật, trình độ ngoại ngữ…

Thứ tư, hạ tầng kỹ thuật cịn yếu kém, chưa có quỹ đất sạch để thu hút đầu tư,

đặc biệt là đất trong khu, cụm công nghiệp; hệ thống giao thông kém phát triển, các dịch vụ cung cấp điện, nước chưa tốt, thường xuyên mất điện làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của nhà đầu tư. Các dịch vụ về tài chính ngân hàng chậm phát triển chưa đáp ứng được các nhu cầu về giao dịch cho nhà đầu tư.

Thứ năm, do kinh tế kém phát triển nên chưa có chính sách khuyến khích và

hỗ trợ đầu tư chưa thực sự đối với doanh nghiệp, mặc dù các ngành đều có cơ chế tiếp nhận thông tin nhưng chưa thực sự đầy đủ và chính xác. Hoạt động của một số trung tâm xúc tiến đầu tư và kinh doanh cịn mang tính sự vụ, tản mạn, chưa hệ thống và thiếu định hướng theo mục tiêu. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ làm cơng tác xúc tiến cịn thiếu tính chun nghiệp và số lượng cịn hạn chế. Hệ thống cung cấp thơng tin về điều kiện đầu tư và quảng bá hình ảnh cịn yếu, manh mún chưa có tác dụng tích cực đối với nhà đầu tư và doanh nghiệp. Các dịch vụ phát triển kinh doanh và trợ giúp doanh nghiệp còn thụ động và chất lượng thấp. Các tổ chức đại diện của cộng đồng doanh nghiệp hoạt động chưa hiệu quả. Tỉnh thiếu một diễn đàn cơng khai, hiệu quả tập trung tiếng nói của doanh nghiệp và nhà đầu tư, kết nối các quan hệ giữa doanh nghiệp, nhà đầu tư với các cơ quan quản lý nhà nước. Hệ thống tư vấn, trợ giúp, hỗ trợ doanh nghiệp trong tỉnh phát triển còn hạn chế, mới tập trung ở một số đơn vị sự nghiệp nhà nước nhưng ngân sách hỗ trợ rất hạn hẹp và ít biên chế.

Thứ sáu, công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch chưa đồng bộ, chồng chéo,

thiếu công khai. Công tác đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật chung như giao thơng, điện, nước... cơng trình ngồi hàng rào khu cơng nghiệp cịn rất hạn chế. Việc tập trung nguồn lực đầu tư chưa có trọng điểm, cịn gây lãng phí và chưa hiệu quả do khơng có sự phối hợp giữa các ngành trong quá trình thực hiện dẫn đến tình trạng “đào - lấp” gây lãng phí. Đặc biệt do thiếu nguồn vốn nên công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các KCN không đồng bộ, dẫn đến tình trạng doanh nghiệp muốn đầu tư nhưng phải chờ hạ tầng cơ sở; giá thuê đất cũng như các chính sách hỗ trợ, các khu tái định cư hình thành chậm, làm ảnh hưởng tới cơng tác giải phóng mặt bằng. Tỉnh đã có kế hoạch cụ thể và đã có những kết qủa bước đầu nhưng việc triển khai

phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh cịn gặp nhiều khó khăn cần sớm được khắc phục. Thiếu quỹ đất sạch, việc giải phóng mặt bằng cịn chậm và kéo dài do cơ chế, chính sách đền bù giữa các thời điểm cận kề khác nhau, vì vậy giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, hiện tượng người dân khiếu nại cịn xảy ra nhiều, khơng có sự chuẩn bị mặt bằng trước nên việc thu hút các nhà đầu tư vào KCN còn hạn chế.

Thứ bảy, về phía các doanh nghiệp trong tỉnh đội ngũ doanh nghiệp của địa

phương số lượng còn và năng lực cạnh tranh thấp. Điều này thể hiện ở các mặt sau: cơng nghệ ít đổi mới, chưa hiện đại; sản xuất chưa có sản phẩm cạnh tranh; chất lượng lao động chưa cao; quy mô đầu tư nhỏ lẻ; thiếu vốn đầu tư; khơng có tham vọng kinh doanh và không dám mạo hiểm, chấp nhận rủi ro. Nguyên nhân do lao động quản lý hạn chế về năng lực, trình độ và chưa được cọ xát nhiều. Việc kinh doanh vẫn dựa vào quan hệ hơn là năng lực thực sự của mình, chưa năng nổ tiếp cận với các thị trường. Nhiều doanh nghiệp có tâm lý bao cấp, ỷ lại và chờ vào nhà nước, tự ti và không dám vươn khỏi mơi trường kinh doanh quen thuộc.

Bên cạnh đó phải tính đến ngun nhân khách quan đó là mơi trường đầu tư mới được quan tâm và cải thiện nên thiếu tính chuyên nghiệp và linh hoạt mới chỉ phù hợp với doanh nghiệp và dự án có quy mơ nhỏ chưa phù hợp với doanh nghiệp và các dự án lớn. Do đó mơi trường đầu tư của tỉnh chưa làm tăng lịng tin của nhà đầu tư hiện tại vào các chính sách, những nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh tại địa phương.

Mặt khác do điều kiện cạnh tranh thu hút đầu tư giữa các địa phương ngày càng gay gắt. Bắc Giang đang phải cố gắng cạnh tranh với các tỉnh xung quanh có các điều kiện giao thơng thuận lợi hơn, thị trường tiêu thụ phát triển hơn nên cũng là nguyên nhân làm giảm sức hấp dẫn của môi trường đầu tư một cách tương đối. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vì thế, để khắc phục những mặt hạn chế của môi trường đầu tư và những nguyên nhân gây ra những hạn chế đó cần có các biện pháp triển khai để tăng thêm sức hấp dẫn và điều kiện hấp thụ vốn đầu tư trong môi trường đầu tư ở Bắc Giang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Các doanh nghiệp đầu tư thực hiện dự án trên địa bàn tỉnh chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trình độ cơng nghệ lạc

hậu, lao động sử dụng chủ yếu là lao động thủ công chưa qua đào tạo, các chủ doanh nghiệp thiếu các kiến thức về chiến lược kinh doanh, thị trường nên sức cạnh tranh yếu, đóng góp của yếu tố cơng nghệ trong giá trị gia tăng của sản phẩm thấp

Công tác thu hút đầu tư của tỉnh thời gian qua còn thụ động, chưa có định hướng rõ ràng và thiếu chiến lược thu hút đầu tư dài hạn dẫn tới mất cân đối trong thu hút đầu tư. Có thời gian thu hút đầu tư chỉ quan tâm đến số lượng nên đã chấp nhận cả một số nhà đầu tư thiếu năng lực triển khai hoặc lợi dụng để chiếm đất...nên hiệu quả chưa tương xứng với số vốn đăng ký.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Cải thiện môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 70 - 77)