Bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Bắc Giang về cải thiện môi trường đầu tư trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu Cải thiện môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 40)

1.3.1.2.Kinh nghiệm cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh Thái Nguyên

1.3.2.Bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Bắc Giang về cải thiện môi trường đầu tư trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

đầu tư trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Với những kinh nghiệm về cải thiện môi trường đầu tư của một số nước trong khu vực và địa phương trong nước, ta có thể rút ra một số bài học để áp dụng vào việc cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh Bắc Giang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế như sau:

Trước hết lãnh đạo cần xác định rõ những lợi thế, tiềm năng của địa phương và nắm bắt được xu thế vận động của các nguồn lực với hoàn cảnh bên ngoài để đưa ra chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong đó đưa ra cơ cấu phát triển các ngành và thành phần kinh tế cho phù hợp làm căn cứ để định hướng dòng chảy của vốn đầu tư. Đây chính là cơ sở để Bắc Giang tận dụng những tiềm năng của mình khai thác lợi thế so sánh tham gia vào phân công lao động ở phạm vi quốc gia và quốc tế.

Cần tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các cấp chính quyền, các cơ quan, tổ chức về vai trò, tầm quan trọng của công tác vận động, thu hút đầu tư đối với sự nghiệp phát triển kinh tế của địa phương. Đội ngũ cán bộ làm công tác thu hút đầu tư có vai trò đặc biệt quan trọng, do vậy cần xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, tâm huyết, làm việc với tình thần trách nhiệm cao, không ngừng đổi mới tư duy để thích ứng với quá trình hội nhập và phát triển.

Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở, nhất là cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông” theo hướng thông thoáng, hạn chế chi phí và thời gian giải quyết các thủ tục hành chính cho các nhà đầu tư; tăng cường công tác phối hợp giữa các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố đẩy nhanh công tác

bồi thường, giải phóng mặt bằng cho các doanh nghiệp nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án và cải thiện môi trường đầu tư và dinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về đầu tư.

Thu hút đầu tư phải gắn với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, Quy hoạch phát triển ngành, vùng, quy hoạch các khu, cụm công nghiệp góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách tích cực, rõ nét và có hiệu quả. Phải xây dựng chiến lược, kế hoạch thu hút đầu tư nhất là thu hút đầu tư nước ngoài, có danh sách các dự án thu hút đầu tư cụ thể gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, có chiến lược xúc tiến đầu tư, hàng năm tỉnh bỏ ra một khoản kinh phí cho công tác xúc tiến đầu tư nhằm tìm kiếm các nhà đầu tư lớn, các dự án đầu tư mang lại hiệu quả cho phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho nhân dân. Trong công tác vận động, thu hút đầu tư lấy xây dựng hạ tầng kỹ thuật như giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc... là ưu tiên hàng đầu, coi đó là nhiệm vụ tiên quyết thực hiện có hiệu quả công tác thu hút đầu tư.

Kiên quyết thu hồi những dự án chậm triển khai, để có mặt bằng sạch thu hút các dự án có khả năng đưa vào khai thác, sử lý nghiêm những nhà đầu tư không tuân thủ các quy định của nhà nước về luật đầu tư, luật môi trường. Tiến hành các biện pháp chống tham nhũng để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của bộ máy công quyền vừa tạo hiệu quả cho nhà đầu tư vừa giúp cho việc giám sát và quản lý các hoạt động đầu tư của địa phương.

Không những vậy, Bắc Giang ngoài việc chấp hành các quy định của nhà nước về đầu tư cần linh hoạt tạo ra cho mình các cơ chế, chính sách về đầu tư riêng của mình để tăng cường sự ưu đãi và trợ giúp nhà đầu tư trong hoạt động sản xuất, kinh doanh giống như Vĩnh phúc đã thực hiện các chính sách hỗ trợ nhà đầu tư về cơ sở hạ tầng, vốn, lao động... Việc ban hành, thực hiện các chính sách đảm bảo minh bạch và bình đẳng với mọi nhà đầu tư, mọi loại hình doanh nghiệp đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư. Có như vậy mới tạo ra được môi trường pháp lý thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư.

hoàn chỉnh về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch các KCN, CCN và đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng sản xuất, kỹ thuật hiện đại (hệ thống đường giao thông; hệ thống điện, nước; hệ thống xử lý chất thải; hệ thống thông tin liên lạc; hệ thống ngân hàng và các dịch vụ thanh toán; cơ sở khám chữa bệnh; các trường cao đẳng, đại học…) đáp ứng yêu cầu đầu tư. Vì thế Bắc Giang cần có chiến lược thu hút và phân bổ hợp lý các nguồn vốn để xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật sản xuất và khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

Thiết lập thống nhất các thị trường, hoàn thiện thị trường trao đổi hàng hoá, dịch vụ cần phải thiết lập các thị trường yếu tố sản xuất phục vụ việc trao đổi các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu đầu tư đó là thị trường KHCN, bất động sản, tài chính đặc biệt là thị trường lao động để giúp cho nhà đầu tư chọn lựa được nguồn nhân lực cao đồng thời tạo ra các điều kiện cạnh tranh để phát triển nhân lực góp phần nâng cao chất lượng quản lý của các cơ quan Nhà nước.

Cuối cùng, với tất cả những bài học kinh nghiệm đã tổng kết của các quốc gia và địa phương trên chỉ có thể trở thành những cách thức hành động có hiệu quả khi có sự đồng thuận của lãnh đạo địa phương, các ngành, các cấp và nhân dân tỉnh Bắc Giang. Trên cơ sở hiểu biết về tầm quan trọng của môi trường đầu tư đối với việc phát triển kinh tế, xã hội và nâng cao đời sống của nhân dân các đối tượng này sẽ hỗ trợ trực tiếp, có hiệu quả đến hoạt động đầu tư. Vì thế giống như các địa phương Bắc Giang cần làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng về cải thiện môi trường đầu tư trên toàn tỉnh.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Cải thiện môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 40)