Sự liên kết, hợp tác kinh tế giữa các vùng miền

Một phần của tài liệu Cải thiện môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 30)

Khi liên kết kinh tế là tất yếu khách quan, thì sớm hay muộn, nó cũng phải dần dần xuất hiện như một xu thế. Nếu để cho thị trường tự phát điều chỉnh, quá trình hình thành liên kết kinh tế khu vực sẽ diễn ra chậm hơn, chúng ta sẽ phải trả “học phí” cao hơn, thông qua quá trình “đổ vỡ” và sắp xếp lại của các chủ thể kinh tế. Rõ ràng, các tỉnh trong khu vực không có lựa chọn nào khác ngoài con đường cùng nhau chủ động tạo lập một cơ chế liên kết kinh tế khu vực hợp lý, đảm bảo cho các địa phương đều có cơ hội phát triển một cách hài hòa. Chúng ta đều rõ, mục đích của sự phối hợp, liên kết giữa các địa phương trong khu vực là nhằm tạo không gian kinh tế thống nhất cho toàn vùng để cùng phát triển, với hiệu quả cao, trong hội nhập kinh tế quốc tế thời đại toàn cầu hóa.

Lợi ích của liên kết kinh tế khu vực trong bối cảnh toàn cầu hóa là hiển nhiên và rất lớn. Rõ ràng, liên kết kinh tế không chỉ góp phần khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng và lợi thế của mỗi địa phương mà còn tạo thế và nâng cao năng lực cạnh tranh nhờviệc giảm chi phí, tiêu hao các nguồn lực. Liên kết kinh tế không chỉ tạo thêm sức mạnh nội sinh, tập trung được nguồn lực để thực hiện những dự án lớn, đẩy mạnh sự phân công theo hướng chuyên môn hóa mà còn góp phần kiến tạo môi trường thu hút đầu tưhấp dẫn, có hiệu quả. Không phải các địa phương trong khu vực không biết hiện đang tồn tại hiện trạng “tỉnh này có gì, tỉnh kia có nấy”, khiến cho nhiều tỉnh cùng “dàn hàng ngang để tiến” và kết quả là cùng níu kéo lẫn nhau, làm suy giảm lợi thế và tiềm lực lẫn nhau.

Trở ngại chính trong liên kết kinh tế khu vực nằm ở chỗ, chúng ta đều biết, trong nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường, liên kết và hợp tác trong sản

xuất kinh doanh nói riêng hay hoạt động kinh tế nói chung không thể xuất phát từ mong muốn chủ quan, duy ý chí dù trên cơ sở thiện ý. Mọi sự liên kết hợp tác đều phải dựa trên “tính tất yếu kinh tế”, ở đây là các động lực của thị trường, mà thực chất là động lực lợi ích. Vậy là đã rõ. Cái đang cản trở lớn nhất đối với liên kết kinh tế khu vực, chủ yếu không phải nằm ở nhận thức mà ở chỗ đang thiếu một cơ chế liên kết kinh tế trên nền tảng chia sẻ lợi ích phát triển. Thực tế cho thấy, trong thương lượng, đàm phán, thỏa thuận, hợp tác thì điều khó nhân nhượng lẫn nhau nhất luôn luôn là lợi ích.

Chúng ta không thể thúc đẩy và nâng cao hiệu quả của quá trình liên kết và hợp tác kinh tế khu vực, chừng nào còn chưa thiết lập được một cơ chế liên kết hợp lý trên cơ sở chia sẻ lợi ích mà các thành viên có thể chấp nhận. Cơ chế liên kết kinh tế đó phải vừa đảm bảo lợi ích tổng thể trong phát triển của cả khu vực vừa phải chia sẻ lợi ích một cách hài hòa cho các thành viên trên cơ sở phân công lao động, phân vùng phát triển hợp lý.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, việc tăng cường hợp tác, liên kết kinh tế vô cùng quan trọng vì nó là điều kiện tiên quyết để đảm bảo đầy đủ các nguồn lực phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua quá trình tự do hoá thương mại và đầu tư. Để có thể tăng cường hợp tác, liên kết kinh tế các địa phương cần chủ động tiến hành các hoạt động giao lưu văn hoá, kinh tế, du lịch, giáo dục… thông qua đó để các địa phương hay quốc gia bên ngoài hiểu biết về những lợi thế, tiềm năng và các cơ hội hợp tác kinh doanh. Trên cơ sở đó, sẽ thu hút các nguồn lực thông qua hoạt động đầu tư quốc tế trực tiếp. Nhờ có hoạt động này chủ đầu tư sẽ di chuyển các yếu tố như vốn, công nghệ, nhân lực trình độ cao cùng với kỹ năng quản lý tiến bộ trong quá trình điều hành dự án. Như vậy, hợp tác và liên kết kinh tế có tác động tích cực đến môi trường đầu tư như: nâng cao kiến thức, kỹ năng, tay nghề của lao động; nâng cao trình độ công nghệ của nơi tiếp nhận và bản thân địa phương sẽ tiến hành cải cách các điều kiện tiếp nhận dự án…

Vì thế, mỗi quốc gia hay địa phương đều phải duy trì tốt đồng thời thiết lập các mối quan hệ quốc tế và xây dựng các chương trình xúc tiến đầu tư để tạo ra những

điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển các yếu tố sản xuất phục vụ cho quá trình đầu tư hoặc cũng như là biện pháp để mở rộng thị trường tiêu thụ. Đối với nước ta nói chung và các địa phương trong nước việc Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) cũng là một nhân tố tích cực kích thích cũng như thu hút các nguồn vốn đầu tư phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế của địa phương. Trong điều kiện nền kinh tế mở mỗi quốc gia đều có và mong muốn ngày hợp tác và liên kết với nhiều quốc gia nhằm rộng các quan hệ ra bên ngoài để tận dụng những điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế. Song môi trường quốc tế cả ở trên lĩnh vực kinh tế hay chính trị đều có những diễn biến phức tạo do đó có cả ảnh hưởng tích cực cũng như là tiêu cực đến môi trường đầu tư của quốc gia.

Một phần của tài liệu Cải thiện môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w