Thực trạng vận dụng văn bản chính sách của nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu Cải thiện môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 49)

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang

2.2.1.1. Thực trạng vận dụng văn bản chính sách của nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

2.2.1. Thực trạng môi trường pháp lý

2.2.1.1. Thực trạng vận dụng văn bản chính sách của nhà nước trên địa bàntỉnh Bắc Giang tỉnh Bắc Giang

Một trong những yếu tố quan trọng của môi trường đầu tư đó là môi trường pháp lý. Nhận thức được ảnh hưởng của môi trường này đến hoạt động thu hút vốn đầu tư và kết quả đầu tư coi đó là công việc cấp thiết phải triển khai trên cơ sở có sự tham gia đồng bộ của mọi ngành, mọi cấp trong tỉnh.

Thực hiện Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 10/01/2007 và Quyết định số 07/QĐ- TTg ngày 04/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 09/8/2007 Chủ tịch UBND tỉnh ban hành kế hoạch số 31/KH-UBND về thực hiện Đề án đơn giản hoá các thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước và thành lập tổ công tác chuyên trách thực hiện Đề án 30 của tỉnh Bắc Giang, đồng thời chỉ đạo các sở, cơ quan thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện, cấp xã thành lập tổ công tác, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện việc thống kê, rà soát các thủ tục hành chính ở cấp mình, ngành mình đảm bảo chất lượng, tiến độ.

Quyết định số 181/QĐ-TTg ngày 04/9/2003 và triển khai Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương

Ngày 2/6/2009 Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành quyết định số 882/QĐUBND quy định về việc tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ, giải quyết hồ sơ và trả kết quả của Văn

phòng “một cửa liên thông” về đầu tư và triển khai dự án đầu tư bên ngoài các khu công nghiệp. Quy định này áp dụng đối với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và Văn phòng “một cửa liên thông” (đặt tại Sở Kế hoạch và Đầu tư) khi thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” về đầu tư và triển khai dự án đầu tư bên ngoài các khu công nghiệp. Theo đó bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng “một cửa liên thông” có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ của nhà đầu tư, luân chuyển hồ sơ đến các cơ quan liên quan và trả kết quả cho nhà đầu tư, thu các khoản phí và lệ phí theo quy định. Việc thực hiện theo quết định này sẽ giúp các nhà đầu tư tiết kiệm được 1/4 thời gian giải quyết các thủ tục, thậm chí có những phần việc giảm được gần 1/2 thời gian.

Thực hiện việc miễn giảm tiền thuê đất theo Nghị định số: 142/2005/NĐ-CP, ngày 14/11/2005 của Chính phủ Về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước. Trường hợp nhà đầu tư được Nhà nước cho thuê đất mà phải ứng trước tiền bồi thường đất, hỗ trợ đất thì được trừ vào tiền thuê đất phải nộp (mức trừ không vượt quá số tiền thuê đất phải nộp). Trường hợp đến hết thời hạn thuê đất mà chưa trừ hết tiền bồi thường đất, hỗ trợ đất thì được trừ vào thời hạn được gia hạn thuê đất tiếp theo.

Miễn 100% tiền thuê đất trong các trường hợp sau:

- Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư được đầu tư tại địa bàn có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn;

- Dự án sử dụng đất xây dựng nhà chung cư cho công nhân của các khu công nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Dự án sử dụng đất xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh thuộc lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục, thể thao, khoa học - công nghệ.

Miễn tiền thuê đất kể từ ngày xây dựng hoàn thành đưa dự án vào hoạt động: - Ba(3) năm đối với dự án thuộc Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư; tại cơ sở sản xuất kinh doanh mới của tổ chức kinh tế thực hiện di dời theo quy hoạch, di dời do ô nhiễm môi trường.

- Bảy (7) năm đối với dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn ( Lục Ngạn, Yên Thế, Lục Nam, Hiệp Hoà); Dự án thuộc danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư.

- Mười một (11) năm đối với dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; dự án thuộc danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư được đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn.

- Mười lăm (15) năm đối với dự án thuộc dah mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư được đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt

Được miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo Nghị định số 124/2008/NĐ-CP; ngày 11/12/2008 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, cụ thể

Miễn, giảm thuế:

Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với:

- Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại huyện Sơn Động, khu kinh tế, khu công nghệ cao được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

- Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực:

+ Công nghệ cao theo quy định của pháp luật; nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;

+ Đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định;

+ Sản xuất sản phẩm phần mềm.

- Doanh nghiệp thành lập mới trong lĩnh vực xã hội hóa ( Các dự án thuộc lĩnh vực xã hội hoá gồm: lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao và môi trường) thực hiện tại các huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Hiệp Hoà, Yên Thế, Lục Nam.

Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 5 năm tiếp theo đối với:

- Doanh nghiệp thành lập mới trong lĩnh vực xã hội hóa thực hiện tại các địa bàn sau: TP Bắc Giang, huyện Yên Dũng, huyện Tân Yên, huyện Việt Yên, huyện Lạng Giang.

Miễn thuế 2 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo đối với:

- Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại các địa bàn sau: huyện Lục Ngạn, huyện Lục Nam, huyện Yên Thế, huyện Hiệp Hoà.

Thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm áp dụng đối với:

- Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại huyện Sơn Động, khu kinh tế, khu công nghệ cao được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

- Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực:

+ Công nghệ cao theo quy định của pháp luật; nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;

+ Đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định;

+ Sản xuất sản phẩm phần mềm.

- Doanh nghiệp thành lập mới trong lĩnh vực xã hội hóa (Các dự án thuộc lĩnh vực xã hội hoá gồm: lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao và môi trường) thực hiện tại các huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Hiệp Hoà, Yên Thế, Lục Nam.

Thuế suất 10% trong suốt thời gian hoạt động áp dụng đối với phần thu nhập của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường.

Thuế suất ưu đãi 20% áp dụng trong thời gian 10 năm đối với:

- Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại các địa bàn huyện Lục Ngạn, huyện Lục Nam, huyện Yên Thế, huyện Lục Nam.

Thuế suất ưu đãi 20% áp dụng trong suốt thời gian hoạt động đối với hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và quỹ tín dụng nhân dân

2.2.1.2. Thực trạng cải cách thủ tục hành chính nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước Trong những năm qua công tác cải cách cách hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính nói riêng đã được các cấp, các ngành trong tỉnh quan tâm thực hiện đạt được kết quả tích cực; thủ tục hành chính được rà soát cụ thể, thống kê đầy đủ, rõ ràng, một số cơ chế chính sách được ban hành theo hướng thông thoáng, giảm bớt sự phiền hà trong nhân dân và doanh nghiệp góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn tỉnh; tổ chức bộ máy tiếp tục được sắp xếp hợp lý theo đúng quy định của pháp luật, chất

lượng đội ngũ cán bộ, công chức từng bước được nâng lên. Thông qua đó hiệu lực, hiệu quả quản lý của cơ quan quản lý nhà nước ngày càng có chuyển biến tích cực và thay đổi theo hướng gần dân và có trách nhiệm với nhân dân.

Việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính đối với các doanh nghiệp và công dân ở tỉnh Bắc Giang được triển khai đồng bộ ở cả 03 cấp tỉnh, huyện và xã; được ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, tiêu chuẩn ISO với đơn giản hoá thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; công tác tiếp nhận, xử lý hồ sơ và trả kết quả cho tổ chức, công dân và doanh nghiệp đều thực hiện theo đúng quy định, các loại hồ sơ được niêm yết công khai tại bộ phận một cửa.

Mục tiêu của Đề án 30 là giảm tối thiểu 30% các quy định về thủ tục hành chính. Tỉnh đã rà soát và kiến nghị đơn giản hóa đối với 1.293/1.861 thủ tục hành chính, giảm 30,6% cao hơn mục tiêu của đề án đặt ra. Bắc Giang là tỉnh đầu tiên cả nước công bố Bộ thủ tục hành chính chung áp dụng tại cấp huyện và cấp xã. Tỉnh cũng đề xuất sáng kiến “Quy định đánh giá và cách thức đánh giá trách nhiệm người đứng đầu”, giành được điểm cao trong cụm thi đua các tỉnh, thành phố. Sáng kiến này nhằm khắc phục “căn bệnh” quan liêu trong công tác lãnh đạo, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu, và khi vai trò “đầu tàu” phát huy tốt đã tác động làm chuyển cả bộ máy.

Tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 38/KH-UBND về triển khai cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính nhà nước tại tỉnh Bắc Giang; Quyết định số 282/2011/QĐ-UBND ban hành quy định, danh mục, thời hạn giải quyết các thủ tục hành chính áp dụng thực hiện theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, theo đó đối với cấp huyện là 11 lĩnh vực, 116 công việc cụ thể gồm: Lĩnh vực xây dựng với 15 công việc cụ thể; kế hoạch và đầu tư 21 công việc cụ thể; chứng thực 03 công việc cụ thể; hộ tịch 04 công việc cụ thể; tài nguyên môi trường 37 công việc cụ thể; lao động thương binh và xã hội 10 công việc cụ thể; nội vụ 03 công việc cụ thể; phê duyệt, thẩm tra 09 công việc cụ thể; công thương 02 công việc cụ thể; giao thông vận tải 09 công việc cụ thể và lĩnh vực văn hoá 03 công việc cụ thể. Đối với cấp xã là 08 lĩnh vực, 53 công việc cụ thể gồm: Chứng thực 14 công việc cụ thể; hộ tịch 04 công việc cụ thể; tài nguyên môi trường 12

công việc cụ thể; xây dựng 06 công việc cụ thể; lao động thương binh và xã hội 11 công việc cụ thể; kế hoạch và đầu tư 03 công việc cụ thể; văn hoá 01 công việc cụ thể và lĩnh vực dân tộc 02 công việc cụ thể.

Đến nay đã có 18/19 sở thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, trung bình mỗi năm đã tiếp nhận và giải quyết 21.879 lượt thủ tục hành chính, trong đó 21.619 thủ tục hành chính trả đúng hạn đạt 98,8%, 258 thủ tục hành chính trả chưa đúng hạn chiếm 1,18%; 08/10 huyện, thành phố xây dựng một cửa điện tử hiện đại, trung bình mỗi năm đã tiếp nhận và giải quyết được 84.075 lượt thủ tục hành chính, trong đó 81.435 thủ tục hành chính trả đúng hạn đạt 96,8%, còn lại 2.640 thủ tục hành chính trả chưa đúng hạn chiếm 3,14%; 229/230 xã, phường, thị trấn thực hiện một cửa, một cửa liên thông trung bình mỗi năm, đã tiếp nhận và giải quyết 756.000 hồ sơ.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, thời gian đăng ký thành lập doanh nghiệp là 10 ngày nhưng giải quyết thủ tục qua “một cửa liên thông” đã giảm xuống còn 3 - 5 ngày, có trường hợp chỉ trong một ngày đã cấp giấy phép thành lập cho doanh nghiệp tư nhân. Việc liên thông còn giúp quản lý doanh nghiệp chặt chẽ hơn, doanh nghiệp thành lập được cấp ngay con dấu, mã số thuế, do vậy cơ quan quản lý nắm được chính xác số doanh nghiệp hoạt động, tránh tình trạng đăng ký xong nhưng không hoạt động, thất thu thuế cho Nhà nước. Đối với lĩnh vực đầu tư, giải quyết thủ tục qua Văn phòng “một cửa liên thông” đã giảm ít nhất 1/3 thời gian cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án so với quy định của Luật Đầu tư.

Hiệu quả mô hình “một cửa liên thông” là “điểm nhấn” trong cải cách thủ tục hành chính của tỉnh Bắc Giang và nhanh chóng được nhân rộng. Đến nay, hầu hết các sở, cơ quan thuộc UBND tỉnh, các huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn đều triển khai “một cửa” và “một cửa liên thông”. Từ mô hình này, ngày càng có nhiều cách làm sáng tạo, đầu tư phương tiện hiện đại để từng bước nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính.

Thông thoáng trong giải quyết thủ tục hành chính không có nghĩa là quản lý nhà nước không chặt chẽ. Cơ quan nhà nước làm tốt chức trách, nhiệm vụ thì sẽ ngày càng khích lệ người dân chấp hành nghiêm pháp luật. Thực tế cho thấy, cải cách hành chính

đã nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, nâng cao tính chuyên nghiệp của bộ máy hành chính và khơi thông các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội; năng lực và tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức được nâng cao, tăng cường cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin trong phục vụ nhân dân,… chính là những yếu tố để chung tay cải cách hành chính. Và đây sẽ là khởi nguồn để xây dựng và củng cố niềm tin của người dân và doanh nghiệp vào nền hành chính nhà nước; tiếp tục khơi thông các nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu Cải thiện môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w