TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
3.1.1.2. Định hướng phát triển kinh tế của đất nước
Kinh tế Việt Nam đạt tăng trưởng bình quân 7% trong giai đoạn 2006-2010, đảm bảo xuất khẩu tăng trưởng theo chiều hướng tốt, mở rộng thị trường đem lại năng lực cạnh tranh tốt cho quốc gia. Huy động tốt nguồn vốn đầu tư toàn xã hội so với giai đoạn 2001-2005;
Xuất khẩu bình quân 5 năm tăng 17,3% một năm, Tuy nhiên, do nhập khẩu (chủ yếu là nguyên liệu sản xuất) tăng nên nhập siêu bình quân cũng tăng lên 22,4% tổng kim ngạch xuất khẩu mỗi năm. Thu ngân sách đạt kết quả tốt, tỷ lệ huy động thuế và phí vào ngân sách đạt 22,4% GDP. Tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm gấp 2,5 lần so với giai đoạn 2001-2005, đạt 42,7% GDP; vốn FDI thực hiện đạt gần 45 tỷ USD,
Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đang ngày càng tăng. GDP đầu người năm 2011 đạt khoảng 1.300 USD/người/năm, tăng 132 USD/người/năm so với năm 2010.
Cùng với xu thế toàn cầu hố, là sự hồn thiện khung khổ của cơ chế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam tạo ra những điều kiện thuận lợi cho các loại thị trường hoạt động có hiệu quả. Việc vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường
cho phép phát huy các mặt tích cực của các quy luật trên thị trường và giảm tối đa các rào cản hạn chế kết quả và hiệu quả đầu tư. Bên cạnh đó, Nhà nước tạo ra các chính sách đầu tư của Nhà nước ngày càng cởi mở, thơng thống hơn hướng đến sự minh bạch và bình đẳng, khơng ngừng nâng cấp và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng theo hướng hiện đại để thu hút đầu tư do đó thúc đẩy các hoạt động đầu tư trên cả nước và Bắc Giang.
Nhưng song hành với các cơ hội là những thách thức đặt ra cho Bắc Giang trong tiến trình cải thiện mơi trường đầu tư.
Trước hết, Bắc Giang cần xác định đang có sự cạnh tranh gay gắt trong thu hút vốn đầu tư giữa các địa phương trong nước và giữa các quốc gia. Bởi tất cả các địa phương đều nhận thấy vai trò to lớn của vốn đầu tư với phát triển kinh tế, xã hội cho nên cũng tiến hành hàng loạt các biện pháp để tăng cường sức hấp dẫn cho nền kinh tế. Trong khi đó, nền kinh tế Bắc Giang bản thân chưa phát triển đến trình độ cao so với cả nước cho nên sức hấp dẫn mới chỉ ở dạng tiềm năng. Vì vậy, có thể coi đây là trở ngại lớn trong việc “chạy đua” để thu hút vốn đầu tư.
Mặt khác, dịng chảy của vốn đầu tư có tính quy luật là tìm nơi đầu tư có hiệu quả cao, mà một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đầu tư đó là nguồn nhân lực chất lượng cao. Yếu tố này, ngay thời điểm hiện tại còn chưa phải là thế mạnh của địa phương mà còn là yếu tố làm giảm tính hấp dẫn của mơi trường đầu tư đối với cả các nhà đầu tư địa phương vì làm giảm hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
Bên cạnh đó, xu thế tồn cầu hố bên cạnh mặt tích cực cịn gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến việc thu hút đầu tư. Đó là do sự phụ thuộc ngày càng chặt chẽ của các nền kinh tế, cho nên những sự phát triển bất ổn định của kinh tế khu vực và thế giới có thể gây ra những ảnh hưởng lớn đến việc di chuyển vốn đầu tư từ các nước ngoài, ảnh hưởng đến các thị trường và kết quả đầu tư. Từ đó Bắc Giang cũng xác định đây là thách thức khơng nhỏ đối với địa phương trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội.
Với những cơ hội và thách thức đó đã đặt ra cho Bắc Giang việc phải đưa ra những định hướng có tính chỉ đạo để đún nhận những cơ hội và hạn chế nguy cơ từ
phía mơi trường đầu tư trong việc thu hút vốn đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển kinh tế địa phương.