THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC GIANG

Một phần của tài liệu Cải thiện môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 43)

2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang

Bắc Giang là tỉnh miền núi, diện tích tự nhiên 3.843,95 km2, có 9 huyện và 1 thành phố; trong đó có 6 huyện miền núi và 1 huyện vùng cao Sơn Động. Có 230 xã, phường, thị trấn; dân số 1.576.962 người, trong đó khoảng 12% là đồng bào dân tộc ít người.

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý: Bắc Giang nằm ở toạ độ địa lý từ 21007’ đến 21037’ vĩ độ bắc; từ 105053’ đến 107002’ độ kinh đông; là tỉnh miền núi có vị trí nằm chuyển tiếp giữa các tỉnh phía Đông Bắc với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Thủ đô Hà Nội. Diện tích tự nhiên 3.823,3 km2; phía Nam giáp các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, phía Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh và phía Tây giáp tỉnh Thái Nguyên và thủ đô Hà Nội. Có địa điểm thuận lợi với các trung tâm công nghiệp, đô thị lớn của “Tam giác kinh tế phát triển”: Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long, nơi tập trung tiềm lực khoa học kỹ thuật của cả nước, nơi tập trung đầu mối kinh tế đối ngoại, giao lưu kinh tế, khoa học, công nghệ, thu hút đầu tư của cả nước, nơi tập trung đông dân cư, với tốc độ đô thị hoá nhanh.

- Khí hậu thủy văn: Bắc Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Đông bắc Việt Nam, có 4 mùa rõ rệt: Mùa đông lạnh và mùa hè nóng ẩm, mùa Xuân và mùa Thu khí hậu ôn hoà. Nhiệt độ bình quân năm khoảng 23 - 240C. Độ ẩm không khí trung bình 83%. Lượng mưa trung bình năm 1.533 mm, mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 9, lượng mưa bình quân từ 200-300 mm/tháng.

- Tài nguyên khoáng sản: Đã phát hiện được 18 mỏ than, trong đó có 8 mỏ, trữ lượng khoảng 114 triệu tấn, bao gồm các loại than antraxit, than gầy, than bùn; khoáng chất công nghiệp; 5 mỏ, gồm 4 mỏ barit, 1 mỏ fenpat, tuy nhiên chất lượng không tốt, chữ lượng nhỏ; 16 mỏ và điểm quặng, trong đó có 6 mỏ được tính trữ lượng, gồm: quặng sắt trữ lượng khoảng 500 nghìn tấn; quặng đồng trữ lượng khoảng 5,2 triệu tấn; quặng trì, kẽm hàn lượng rất thấp; thủy ngân chưa được đánh

giá về chất lượng cũng như trữ lượng; vàng có 4 mỏ và điểm quặng trữ lượng dự báo khoảng 734 kg.

Tài nguyên rừng: Bắc Giang có 140.748,26 ha đất lâm nghiệp đã có rừng và 16.111,09 ha đất núi đồi có thể phát triển lâm nghiệp. Có hệ động thực vật phong phú với nhiều nguồn gen quý hiếm, hiện tỉnh đã thành lập 2 khu bảo tồn rừng nguyên sinh là Khe Rỗ và Tây Yên Tử.

Tài nguyên Du lịch: Tài nguyên du lịch tự nhiên trên địa bàn tỉnh Bắc Giang không nhiều, hồ Cấm Sơn và một vài khu như Khuôn Thần (Lục Ngạn), Suối Mỡ (Lục Nam) và khu di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám (Yên Thế), Chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng), chùa Bổ Đà (Việt Yên), khu di tích đình chùa và cây Dã Hương ngàn năm tuổi Tiên Lục Lạng Giang.

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

2.1.2.1. Tổng quan về phát triển kinh tế.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn (2001-2005) đạt 8,3%, trong đó nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,1%, công nghiệp - xây dựng tăng 19,7%, dịch vụ tăng 7,6%. Giai đoạn (2006-2010), tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn giai đoạn (2001-2005), đạt 9%, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 17,9%; nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,6%; dịch vụ tăng 9,8%. Tính chung cả giai đoạn (2001- 2010), tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 8,7%; trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 19%; nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,8%; dịch vụ tăng 8,6%.

- Lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản: Từ khi tái lập tỉnh đến nay, kinh tế nông nghiệp của Bắc Giang đã có nhiều khởi sắc. Sản xuất lương thực ổn định, sản xuất cây ăn quả, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản tăng mạnh, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông – lâm nghiệp, thủy sản của tỉnh đạt bình quân 8,49% trong 10 năm từ 2000-2010. Phát triển theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt. Đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hoá tập trung lớn như: Vùng cây ăn quả với diện tích năm 2010 đạt 48,2 nghìn ha, trong đó diện tích vải thiều đạt trên 36 nghìn ha, lớn nhất toàn quốc.

được những kết quả quan trọng, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần đẩy nhanh tốc độ và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng tích cực. Giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn (2006-2010) đạt 29.199 tỷ đồng, tăng 4,1 lần so với giai đoạn (2001-2005). Năm 2010 đạt 9.839,3 tỷ đồng, gấp 4,2 lần so với năm 2005.

- Lĩnh vực dịch vụ dịch vụ đã có những bước tiến khá vững chắc. Năm 2005 chiếm 34,6% GDP; năm 2010, GDP dịch vụ đạt 6.014 tỷ đồng, gấp 4,3 lần năm 2001, chiếm 33,9% GDP toàn tỉnh, tốc độ tăng GDP ngành dịch vụ 5 năm trở lại đây có xu hướng tăng. Năm 2005 GDP ngành dịch vụ gấp 1,8 lần năm 2001 thì năm 2010 gấp 2,2 lần năm 2005.

2.1.2.2. Điều kiện văn hóa xã hội tỉnh Bắc Giang

Bắc Giang cũng giống như các tỉnh miền núi phía bắc, dân số nông thôn chiếm tỷ lệ cao. Nguồn nhân lực tham gia vào lực lượng lao động trong các doanh nghiệp, nhà máy đa số xuất thân từ nông thôn, đã quen với lối sản xuất nông nghiệp, tác phong làm việc chưa khoa học nên khi bước vào nền sản xuất công nghiệp, lao động chưa thể thích nghi ngay với môi trường làm việc và tác phong lao động công nghiệp. Do đó, trong giai đoạn đầu, việc chấp hành ý thức tổ chức, kỷ luật, pháp luật lao động còn hạn chế, cần có thời gian để thích nghi. Đức tính của người lao động là cần cù, chịu khó, dẻo dai nhưng về kỷ luật lao động và tác phong công nghiệp còn hạn chế.

Chất lượng giáo dục tiếp tục chuyển biến trên nhiều mặt, trình độ hiểu biết, năng lực tiếp cận tri thức mới của người dân được nâng cao, công tác xã hội hoá giáo dục đã thu hút được sự quan tâm của toàn xã hội. Hệ thống mạng lưới y tế, nhất là y tế cơ sở ngày càng được củng cố và phát triển theo hướng nâng cao chất khám chữa bệnh được nâng lên và tuổi thọ từng bước được nâng lên (bình quân đạt 70 tuổi). Tỷ lệ phủ sóng phát thanh đã đạt 100%, phủ sóng truyền hình đạt 100%. Đời sống nhân dân đã được cải thiện rõ rệt, các cấp, ngành, địa phương tích cực tổ chức thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi, gắn với xoá đói, giảm nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2011 còn 16%. Công tác bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội thường xuyên được quan tâm, chỉ đạo giải quyết có hiệu quả những vấn

đề phức tạp ở địa phương, cơ sở, không để xảy ra “điểm nóng”, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

2.1.3. Tình hình đầu tư và thu hút đầu tư của tỉnh Bắc Giang

Qua số liệu thống kê về cơ cấu vốn đầu tư ta thấy nếu căn cứ vào mục đích cấu thành nguồn vốn thì vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngày càng tăng, từ 69,93% năm 2005, đến năm 2010 là 86,3%, đến năm 2011 là 84,44% và đầu tư khác ngày càng giảm xuống, điều đó cho thấy đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của tỉnh ngày càng được quan tâm để có thể phục vụ tốt hoạt động đầu tư và những kết quả đầu tư ngày hôm nay hứa hẹn khả năng thu hút đầu tư tốt hơn trong tương lai của địa phương.

Vốn đầu tư thuộc khu vực kinh tế ngoài nhà nước có xu hướng tăng dần, nhưng tương đối ổn định ở khoảng trên 60%, vốn ngân sách nhà nước cấp có xu hướng giảm dần và tương đối ổn định ở khoảng 22-29%.

Nguồn vốn khu vực ngoài nhà nước chiếm tỷ lệ lớn trong tỷ trọng vốn đầu tư và có xu hướng tăng lên từ năm 2005 đến 2011. Vốn đầu tư của doanh nghiệp ngày càng tăng năm 2005 chiếm 15,57%, đến năm 2010 chiếm 20,73% chứng tỏ tỉnh Bắc Giang những năm gần đây đã thu hút được nhiều các doanh nghiệp tham gia đầu tư trên địa bàn tỉnh, riêng năm 2011 có giảm so với năm 2010, đây là tình trạng chung của cả nước do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Đây chính là nguồn vốn có vai trò quan trọng của địa phương, việc nguồn vốn doanh nghiệp ngày càng tăng trên địa bàn tỉnh đã khẳng định một điều là các doanh nghiệp và nhà đầu tư ở địa phương cảm thấy yên tâm và sự hấp dẫn của môi trường đầu tư ở chính địa phương. Đối với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, tuy năm 2005 chỉ chiếm 4,6% thì đến năm 2010 là 14,23% và đến năm 2011 là 16,08%, chứng tỏ không chỉ có các nhà đầu tư của tỉnh mà cả những nhà đầu tư nước ngoài cũng nhận thấy sự thuận lợi cho môi trường đầu tư đem lại cho hoạt động đầu tư của mình.

Bảng 2.1. Tổng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Đơn vị tính : tỷ đồng

TT Chỉ tiêu

Năm 2005 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ

VNĐ % VNĐ % VNĐ % VNĐ % Tổng vốn đầu tư 2.094,89 100 8.249,53 100 9.675,64 100 12.159,85 100 1 Theo cấp quản lý - Trung ương 216,22 291,75 - Địa phương 2.094,89 100 8.249,53 100 9.459,42 100 11.868,10 100 2 Theo cấu thành - VĐT XDCB 1.464,99 69,93 5.960,92 72,26 7.619,16 86,3 10.268,08 84,44 - VĐT khác 629,90 30,07 2.299,61 27,74 1.209,99 13,7 1.891,78 15,56 3 Theo nguồn vốn 3.1 Khu vực KTNN 618,52 29,53 1.887,26 22,88 2.154,35 24,40 2.685,13 22,08 - Vốn NSNN 553,66 26,43 1.764,84 21,39 2.060,80 23,34 1.816,87 14,94 - Vốn vay 51,68 2,47 80,30 0,97 40,05 0,45 68,96 0,57 - Vốn tự có 11,61 0,63 42,12 0,51 53,50 0,61 75,30 0,62 - Nguồn vốn khác 646,90 724,01 5,95 3.2 Vốn ngoài KTNN 1.378,90 65,82 5.188,22 62,89 5.472,00 61,98 9.474,72 77,92 - Vốn doanh nghiệp 326,15 15,57 1.703,83 20,65 1.830,00 20,73 1.869,22 15,37

- Vốn của dân cư 1.052,75 50,25 3.484,39 42,24 3.642,00 41,25 5.650,45 46,47

-Vốn của khu vực ĐTTT nước ngoài 97,468 4,65 1.174,06 14,23 1.202,80 13,62 1.955,05 16,08

Một phần của tài liệu Cải thiện môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w