Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với cải thiện môi trường đầu tư

Một phần của tài liệu Cải thiện môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 32 - 34)

nói chung và các địa phương trong nước việc Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) cũng là một nhân tố tích cực kích thích cũng như thu hút các nguồn vốn đầu tư phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế của địa phương. Trong điều kiện nền kinh tế mở mỗi quốc gia đều có và mong muốn ngày hợp tác và liên kết với nhiều quốc gia nhằm rộng các quan hệ ra bên ngoài để tận dụng những điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế. Song môi trường quốc tế cả ở trên lĩnh vực kinh tế hay chính trị đều có những diễn biến phức tạo do đó có cả ảnh hưởng tích cực cũng như là tiêu cực đến mơi trường đầu tư của quốc gia.

1.2.3. Sự cần thiết phải cải thiện mơi trường đầu tư trong q trình hộinhập kinh tế quốc tế nhập kinh tế quốc tế

1.2.3.1. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với cải thiện môi trườngđầu tư đầu tư

Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn kết các nền kinh tế của từng nước với kinh tế khu vực và thế giới thơng qua các nỗ lực tự do hóa và mở cửa nền kinh tế theo những hình thức khác nhau, từ đơn phương đến song phương, tiểu khu vực, vùng, khu vực, liên khu vực và toàn cầu. Hội nhập kinh tế có thể diễn ra theo nhiều mức độ.

Thực tế cho thấy khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế đem lại cho các quốc gia nhiều cơ hội cũng như vô vàn thách thức, đã xuất hiện và tồn tại đan xen nhau tác động mạnh mẽ lên nền kinh tế Việt Nam. Việc thực hiện cam kết mở cửa thị trường và cải cách hệ thống pháp luật là một thách thức lớn đối với cơng tác hoạch định chính sách và quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Hội nhập kinh tế quốc tế cần đi trước một bước để tạo cơ sở, thúc đẩy hội nhập và hợp tác trong các lĩnh vực khác. Mặt khác, hội nhập tốt, có hiệu quả các lĩnh vực khác sẽ góp phần thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả hơn; hội nhập kinh tế quốc tế phải nhằm thúc đẩy các quan hệ có hợp tác song phương khu vực và đa phương; tiếp tục nâng cao vị trí vai trị của Việt Nam trên trường quốc tế; chủ động

xây dựng các quan hệ đối tác mới thực sự mang lại lợi ích quốc gia. HNKTQT đã tác động đến kinh tế - xã hội nói chung và trong mơi trường đầu tư nó có tác động cụ thể đến từng yếu tố của môi trường đầu tư cụ thể như sau:

- HNKTQT đã có tác dụng tích cực đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, do các rào cản thương mại tại các nước bạn hàng giảm, Việt Nam đã mở rộng được thị phần sang các thị trường này, tăng kim ngạch xuất khẩu, nhờ đó sản lượng của các ngành định hướng xuất khẩu tăng. Khi thực thi các cam kết trong khuôn khổ WTO và các hiệp định đa phương và song phương đã cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh. Điều này đi đơi với mơi trường chính trị tiếp tục ổn định đã tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút đầu tư và tăng trưởng kinh tế của đất nước. Vì vậy mơi trường đầu tư được cải thiện hơn, thu hút đầu tư được mở rộng hơn.

- Tác động đến thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là nguồn vốn (FDI) do lượng vốn đầu tư (FDI và vốn trong nước) vào nền kinh tế tương đối lớn, các lĩnh vực chịu tác động nhanh nhất của HNKTQT, cùng với các điều kiện ưu đãi trong các hiệp định thương mại, đầu tư song phương là những yếu tố quan trọng nhất thu hút các nguồn vốn đầu tư tại Việt Nam. HNKTQT đã góp phần tích cực cho việc huy động vốn đầu tư vào nền kinh tế đã ảnh hưởng đến đầu tư toàn xã hội cũng như cơ cấu đầu tư theo ngành, lĩnh vực và theo thành phần kinh tế. Hầu hết các ngành có mức tăng trưởng vốn đầu tư cao hơn mức tăng trưởng chung đều có đóng góp đáng kể của khu vực FDI và khu vực kinh tế ngoài nhà nước.

- Việc thực hiện các cam kết này, cùng với việc đổi mới, hồn thiện hệ thống pháp luật, chính sách ĐTNN trong thời gian qua nhìn chung đã góp phần cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao sức hấp dẫn đối với nhà ĐTNN. Việt Nam đã tiến hành điều chỉnh các chính sách kinh tế theo hướng minh bạch và thơng thống hơn cho các doanh nghiệp, mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ, cũng như các biện pháp cải cách đồng bộ trong nước nhằm tận dụng tốt các cơ hội và vượtqua thách thức trong quá trình hội nhập. Cải cách hành chính trong đăng ký kinh doanh và cấp giấy chứng nhận đầu tư được đẩy mạnh, quy trình thủ tục xuất nhập khẩuthuận lợi hơn, cơ chế một cửa ở một số địa phương đã được thực hiện tốt, các thủ tụcliên quan đến đăng ký kinh doanh và cấp giấy chứng nhận đầu tư đã đơn giản và nhanh chóng hơn.

Điều này đã khuyến khích các nhà ĐTNN tăng cường đầu tư vào Việt Nam cũng như mạnh dạn hơn trong việc tăng vốn, mở rộng quy mô các dự án đầu tư. Nhờ đó, ĐTNN vào Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc.

- HNKTQT góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động trong cả nước một cách nhanh chóng lao động trong các ngành cơng nghiệp – dịch vụ tăng, lao động nông nghiệp giảm dần, xu hướng xuất khẩu lao động cũng tăng theo do người lao động được nắm bắt nhiều thông tin về nhu cầu lao động tại các nước khác. Đặc biệt là thu nhập của người lao động cũng được nâng lên, lao động thất nghiệp do thời vụ trong

Một phần của tài liệu Cải thiện môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 32 - 34)