Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam VietinBank (Trang 81)

Hoàn thiện các văn bản pháp quy về thẻ

Hiện nay, các ngân hàng trước khi thực hiện nghiệp vụ thẻ đều phải xin ý kiến từ Ngân hàng Nhà nước. Do đó, đòi hỏi Ngân hàng Nhà nước phải là khâu đầu tiên đánh giá nghiêm khắc, cho ý kiến chỉ đạo về hệ thống công nghệ, quy trình nghiệp vụ cũng như mô hình tổ chức của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, đến bây giờ Ngân hàng Nhà nước cũng mới chỉ có duy nhất một quy chế phát hành và thanh toán thẻ ban hành theo QĐ số 371 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ra đời năm 1999. Trong đó, quy định rất chung chung, không nêu rõ chế tài khen thưởng, xử phạt cũng như các quy trình nghiệp vụ thẻ cơ bản. Thực tế hiện nay, mỗi ngân hàng thương mại xây dựng một quy trình nghiệp vụ thẻ riêng, dẫn đến tình trạng không thống nhất, cạnh tranh không lành mạnh về giá, địa điểm lắp đặt ATM cũng như mở rộng mạng lưới thanh toán. Do đó trong thời gian tới để chấn chỉnh và hỗ trợ tích cực các ngân hàng thương mại nói chung và VietinBank nói riêng theo kịp nghiệp vụ thẻ các nước trong khu vực và trên thế giới thì Ngân hàng Nhà nước phải cập nhật và hoàn thiện các văn bản pháp quy về thẻ, tạo ra quy tắc chung và chuẩn mực trong nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ tại Việt nam.

Thực hiện tốt chính sách tiền tệ

Để phát triển dịch vụ thẻ, trước hết cần đẩy mạnh việc thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư ,đồng thời khuyến khích người dân mở tài khoản thanh toán qua ngân hàng. Do đó, cùng với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước phải thực hiện tốt các chính sách tiền tệ trong vai trò là cơ quan quản lý và điều tiết vĩ mô.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng nên đẩy mạnh hình thức thanh toán liên ngân hàng bằng việc cập nhật cho các ngân hàng thương mại các văn bản hướng dẫn chi tiết quy trình thanh toán liên ngân hàng vì đây là bước tiền đề giúp các ngân hàng kết nối mạng lưới thẻ với nhau. Đây cũng chính là một mục tiêu quan trọng ở trước mắt vì việc kết nối là mong mỏi của khách hàng và nó đem lại lợi ích thiết thực cho các ngân hàng thành viên.

Ngày 20/10/2003 đã đánh dấu việc thành lập trung tâm chuyển mạch tài chính quốc gia với đơn vị chủ trì đề án là VBARD.

Trung tâm này là đầu mối xử lý các giao dịch cấp phép, kiểm soát và thực hiện việc chuyển lệnh thanh toán thẻ giữa các NHTM Việt Nam với nhau, giúp các ngân hàng thành viên sử dụng thiết bị một cách hiệu quả, chặt chẽ hơn, khai thác hết các tiện ích và chia sẻ các tiện ích giữa các hệ thống với nhau. Trong điều kiện hiện nay, khi các ngân hàng đang quản lý việc phát hành và thanh toán thẻ theo mạng riêng của mình, thì việc thành lập một trung tâm quản lý này sẽ mang đến nhiều lợi ích.

Tạo ra quy chế thống nhất giữa các thành viên về đồng tiền thanh toán, mức phí, tỷ giá, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực thanh toán thẻ tín dụng Việt Nam.

Tạo mạng lưới thanh toán rộng khắp đảm bảo các loại thẻ do các ngân hàng khác nhau trong nước phát hành có thể thanh toán ở bất máy thành viên và cơ sở chấp nhận thẻ nào trên cả nước.

Giúp các ngân hàng thanh toán giảm thiểu các chi phí thanh toán thẻ phát hành trong nước vì hiện nay, hoạt động thanh toán thẻ của các ngân hàng thông qua tổ chức thẻ quốc tế đều phải chịu một mức phí rất cao: 1.3% doanh số/ giao dịch thẻ với thẻ Visa hoặc 0.9% doanh số/ giao dịch thẻ đối với Mastercard. Điều này vô hình chung đẩy phí chiết khấu đại lý lên cao, do đó không đủ hấp dẫn đối với các cơ sở chấp nhận thẻ.

Giúp các ngân hàng thực hiện việc phát hành và thanh toán thẻ cập nhật được nhanh nhất những thông tin rủi ro và giả mạo tránh thất thoát cho các thành viên.

Khuyến khích mở rộng hoạt động thanh kinh doanh thẻ

Trợ giúp các ngân hàng thương mại phát triển hoạt động kinh doanh thẻ, cho phép các ngân hàng trong nước được áp dụng một số ưu đãi nhất định để tăng khả năng cạnh tranh đối với các ngân hàng nước ngoài, đồng thời có những xử phạt nghiêm khắc đối với các vi phạm quy chế hoạt động thẻ.

Cho phép các ngân hàng thương mại thành lập các quỹ dự phòng rủi ro về nghiệp vụ thẻ, thành lập bộ phận quản lý phòng ngừa rủi ro chung cho các ngân hàng nằm trong trung tâm phòng ngừa rủi ro của Ngân hàng Nhà nước.

Giữ vai trò chủ đạo trong việc huy động vốn đầu tư trong và ngoài nước. Xây dựng và thẩm định các dự án đầu tư cho hoạt động kinh doanh thẻ.

Kiến nghị với Nhà nước xem xét giảm thuế cho loại hình kinh doanh vẫn còn khả mới mẻ này, tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại giảm giá thành với mặt

bằng thẻ, khuyến khích người dân tham gia dịch vụ thẻ đẩy mạnh tốc độ thanh toán thẻ trên thị trường.

Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo về thẻ cho các ngân hàng thương mại, cùng tham gia trao đổi kinh nghiệm, nâng cao trình độ nhận thức của cán bộ nhân viên ngân hàng trong lĩnh vực kinh doanh thẻ. Đồng thời Ngân hàng nhà nước hỗ trợ, hướng dẫn các ngân hàng trong việc xây dựng chế độ hạch toán, báo cáo, kiểm tra phù hợp với nghiệp vụ thẻ theo thông lệ quốc tế và Ngân hàng Nhà nước. Giới thiệu, giúp đỡ các ngân hàng thương mại thu thập thông tin tài liệu cơ bản và chuyên sâu về nghiêp vụ thẻ.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam VietinBank (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w