Tăng cƣờng năng lực, trình độ chuyên môn và ý thức pháp luật, trách nhiệm của đội ngũ Thẩm phán và Hội thẩm

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt cảnh cáo theo luật hình sự Việt Nam (Trang 89)

- Những nguyên nhân chủ yếu của các tồn tại, hạn chế trong việc áp dụng hình phạt cảnh cáo thời gian qua

3.3.1. Tăng cƣờng năng lực, trình độ chuyên môn và ý thức pháp luật, trách nhiệm của đội ngũ Thẩm phán và Hội thẩm

luật, trách nhiệm của đội ngũ Thẩm phán và Hội thẩm

Xây dựng đƣợc đội ngũ cán bộ tƣ pháp trong sạch và vững mạnh là nhiệm vụ chủ yếu và vô cùng quan trọng trong giai đoạn xây dựng và hoàn thiện Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Chính vì vậy, Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tƣ pháp trong thời gian tới đã chỉ rõ:

Công tác cán bộ của các cơ quan tƣ pháp chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của tình hình hiện nay. Đội ngũ cán bộ tƣ pháp còn

thiếu về số lƣợng, yếu về trình độ và năng lực nghiệp vụ, một bộ phận tiêu cực, thiếu trách nhiệm, thiếu bản lĩnh, sa sút về phẩm chất đạo đức. Đây là một vấn đề nghiêm trọng, làm ảnh hƣởng đến kỷ cƣơng, pháp luật, giảm hiệu lực của bộ máy nhà nƣớc [21].

Để thực hiện yêu cầu trên, chúng tôi cho rằng vấn đề quan trọng và cấp bách hiện nay là cần tăng cƣờng về số lƣợng, tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ tƣ pháp theo hƣớng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ chính trị, đạo đức nghề nghiệp và ý thức pháp luật của các cán bộ tƣ pháp nói chung và của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân nói riêng.

Trong những năm gần đây, đội ngũ Thẩm phán đã đƣợc bổ sung về mặt số lƣợng và đã nâng cao về mặt chất lƣợng nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của thực tiễn đòi hỏi. Do đó, ngành Tòa án cần xây dựng đội ngũ Thẩm phán đƣợc đào tạo cơ bản, tinh thông nghề nghiệp, có phẩm chất đạo đức tốt, thƣờng xuyên đƣợc trao dồi kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn. Tòa án nhân dân tối cao cần đẩy mạnh công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dƣỡng cán bộ; thƣờng xuyên tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, các cuộc hội thảo, các hội nghị chuyên đề để nâng cao hơn nữa trình độ nghiệp vụ của cán bộ đáp ứng kịp thời yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới đất nƣớc và hội nhập quốc tế.

Bên cạnh năng lực chuyên môn, một trong những nhân tố ảnh hƣởng đến tính đúng đắn trong hoạt động áp dụng pháp luật nói chung và áp dụng hình phạt nói riêng, trong đó có áp dụng hình phạt cảnh cáo, đó là ý thức pháp luật và ý thức trách nhiệm của ngƣời Thẩm phán.

Cùng với việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và ý thức pháp luật của Thẩm phán, cần thiết phải tăng cƣờng đạo đức và đề cao tinh thần trách nhiệm nghề nghiệp của họ. Thẩm phán phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Thẩm phán trong bất kỳ lúc nào cũng sẵn sàng để bảo vệ pháp luật, bảo vệ lẽ phải và công bằng; xét xử theo lƣơng tâm và công lý.

Nhƣ vậy, tăng cƣờng năng lực, trình độ chuyên môn và ý thức pháp luật, ý thức trách nhiệm của đội ngũ Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân là một

trong những nhân tố vô cùng quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về hình phạt cảnh cáo.

Ngoài ra, trong việc áp dụng cũng đòi hỏi cần nâng cao ý thức của ngƣời áp dụng. Theo đó, hình phạt cảnh cáo là một trong các hình phạt không tƣớc tự do của ngƣời bị kết án. Tuy nhiên, thông qua việc phân tích số liệu các năm gần đây cho thấy trên thực tế hình phạt cảnh cáo đƣợc áp dụng rất ít, chiếm tỷ lệ khoảng 2%/năm. Trong tình hình nhà tù còn thiếu nhƣ hiện nay thì việc xem xét áp dụng các hình phạt không tƣớc tự do của ngƣời bị kết án, trong đó có hình phạt cảnh cáo là một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm tránh tình trạng nhà tù quá tải mà vẫn đạt đƣợc mục đích của hình phạt. Để đạt đƣợc điều này, chúng ta phải làm tốt công tác nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn và ý thức pháp luật, ý thức trách nhiệm của chủ thể áp dụng mà cụ thể là đội ngũ Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân nhƣ đã đƣợc phân tích tại mục 3.3.1 để từng bƣớc đƣa hình phạt cảnh cáo đi sâu vào thực tiễn và khẳng định đƣợc vị trí, vai trò của hình phạt cảnh cáo trong hệ thống hình phạt chính.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt cảnh cáo theo luật hình sự Việt Nam (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)