- Những nguyên nhân chủ yếu của các tồn tại, hạn chế trong việc áp dụng hình phạt cảnh cáo thời gian qua
3.2. NỘI DUNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VỀ HÌNH PHẠT CẢNH CÁO
HÌNH SỰ NĂM 1999 VỀ HÌNH PHẠT CẢNH CÁO
Trƣớc khi đƣa ra một mô hình lý luận về hình phạt cảnh cáo, chúng tôi có một số nhận xét và kiến nghị xung quanh việc quy định và áp dụng hình phạt cảnh cáo.
Thứ nhất, Bộ luật hình sự năm 1999 hiện hành và Luật số 37/2009/QH12 ngày 19/06/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 1999 của Quốc hội đều chƣa đƣa ra định nghĩa pháp lý của khái niệm hình phạt cảnh cáo.
Thứ hai, những điều kiện áp dụng hình phạt cảnh cáo đƣợc quy định tại một điều luật cụ thể và riêng biệt - Điều 29 Bộ luật hình sự năm 1999, tuy nhiên quy định này chƣa chặt chẽ và hợp lý về kỹ thuật lập pháp, chính vì vậy nhà làm luật nƣớc ta cần có sự sửa đổi về kỹ thuật lập pháp cho phù hợp.
Thứ ba, trong Bộ luật hình sự năm 1999 hiện hành, nhà làm luật Việt Nam không quy định việc giao ngƣời đƣợc áp dụng hình phạt cảnh cáo cho gia đình hay cơ quan, tổ chức nơi ngƣời đó cƣ trú hoặc công tác giám sát, giáo dục nhằm tăng hiệu quả của việc áp dụng hình phạt cảnh cáo trong thực tiễn.
Nhƣ chúng ta đã biết, hình phạt cảnh cáo trong luật hình sự Việt Nam là một hình phạt chính không tƣớc tự do, mang tính nhân đạo, song để nâng cao tính khả thi của hình phạt này, đòi hỏi cần sự tham gia rộng rãi của quần chúng nhân dân, của các cơ quan, tổ chức và nhất là gia đình ngƣời đƣợc áp dụng hình phạt cảnh cáo để giám sát, giáo dục, giúp ngƣời phạm tội nhanh chóng hòa nhập cộng đồng, lao động và làm việc để trở thành ngƣời có ích cho xã hội.
Do đó, để khắc phục các nhƣợc điểm trên theo chúng tôi cho rằng nhà làm luật cần quy định bổ sung nội dung nếu trƣờng hợp nào thấy cần thiết, ngƣời phạm tội đƣợc áp dụng hình phạt cảnh cáo có thể phải bị Tòa án giao cho gia đình hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tƣơng ứng quản lý giám sát, giáo dục họ. Bởi lẽ, có nhƣ vậy mới tránh việc ngƣời phạm tội đƣợc áp dụng hình phạt cảnh cáo lại vi phạm pháp luật hoặc tái phạm tội, từ đó mới nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm, công tác giáo dục và cải tạo ngƣời phạm tội.
Thứ tư, một số tội phạm trong Phần các tội phạm Bộ luật hình sự có tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội đang diễn biến phức tạp, việc áp dụng hình phạt cảnh cáo chƣa đủ sức ngăn chặn và giáo dục ngƣời bị kết án, do đó cần đƣợc xem xét để sửa đổi, bổ sung theo hƣớng loại bỏ hình phạt này. Ví dụ: Tội hành hạ ngƣời khác (Điều 110 Bộ luật hình sự năm 1999), tội bắt, giữ hoặc giam ngƣời trái pháp luật (Điều 123 Bộ luật hình sự năm 1999).
Thứ năm, căn cứ vào quy định của Điều 29 Bộ luật hình sự năm 1999 thì hình phạt cảnh cáo chỉ có thể áp dụng đối với ngƣời đã thành niên và ngƣời chƣa thành niên từ đủ 16 tuổi trở lên phạm tội, chứ không thể áp dụng đối với ngƣời chƣa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dƣới 16 tuổi phạm tội. Bởi lẽ, hình phạt cảnh cáo chỉ áp dụng đối với các tội phạm ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Trong khi đó, ngƣời chƣa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dƣới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (Điều 12 Bộ luật hình sự năm 1999). Nhƣ vậy, ở một góc độ nào đó sẽ dẫn đến sự không công bằng và nhân đạo đối với ngƣời chƣa thành niên phạm tội. Do đó, cần bổ sung quy định việc áp dụng hình phạt cảnh cáo đối với ngƣời chƣa thành niên phạm tội trong một số trƣờng hợp các em phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng để các hình phạt này có thể áp dụng đối với ngƣời chƣa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dƣới 16 tuổi phạm tội, cố gắng hạn chế đến mức tối đa khả năng áp dụng hình phạt tù có thời hạn thông qua việc ghi nhận bố sung mô hình lý luận của hình phạt cảnh cáo với việc mở rộng phạm vi loại tội áp dụng.
Trên cơ sở những nhận xét và kiến nghị này, dƣới góc độ nhận thức -
khoa học, chúng tôi xin đƣa ra mô hình lý luận của các quy phạm về hình phạt cảnh cáo nhƣ sau:
Điều... Hình phạt cảnh cáo (mới)
1. Cảnh cáo là sự khiển trách công khai của Nhà nước đối với người bị kết án về tội phạm mà người đó đã thực hiện khi có đầy đủ những điều kiện theo quy định tại Điều 29 của Bộ luật này.
2. Sự khiển trách công khai của Tòa án đối với người bị kết án được thực hiện tại phiên xét xử và được thông báo tới nơi họ sinh sống hoặc thông qua phương tiện truyền thông hoặc bằng hình thức khác do Tòa án quyết định.
Điều 29. Những điều kiện áp dụng hình phạt cảnh cáo (sửa đổi, bổ sung)
Cảnh cáo đƣợc áp dụng đối với ngƣời phạm tội ít nghiêm trọng, có nhiều
tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nhƣng chƣa đến mức miễn hình phạt.
Điều ... Việc chuyển giao cho gia đình, cơ quan hoặc tổ chức giám sát, giáo dục người bị kết án
Trong trường hợp cần thiết, sau khi khiển trách công khai người bị kết án, Tòa án có thể quyết định chuyển giao cho gia đình, cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền tương ứng giám sát, giáo dục người đó để giúp họ trở thành người có ích cho xã hội.
...
Điều 71. Các hình phạt được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội (sửa đổi, bổ sung)
1. Các hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội là những biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước do Tòa án áp dụng nhưng có mức độ nhẹ hơn so với người đã thành niên, để tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người chưa thành niên phạm tội, đồng thời với mục đích giáo dục, cải tạo nhằm tạo điều kiện tốt nhất để họ sửa chữa sai lầm, phấn đấu trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. (Mới).
2. Ngƣời chƣa thành niên phạm tội chỉ bị áp dụng một trong các hình phạt sau đây đối với mỗi tội phạm:
a. Cảnh cáo; b. Phạt tiền;
c. Cải tạo không giam giữ; d. Tù có thời hạn.
Điều 71a. Cảnh cáo (mới)
1. Hình phạt cảnh cáo được áp dụng đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
2. Nếu người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội thì hình phạt cảnh cáo được áp dụng đối với tội ít nghiêm trọng.
...
Điều 110. Tội hành hạ người khác (bỏ hình phạt cảnh cáo trong phần chế tài)
1. Người nào đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
...
Điều 123. Tội bắt, giữ hoặc giam ngƣời trái pháp luật
1. Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm (bỏ hình phạt cảnh cáo trong phần chế tài).
...
*
* *
Nhƣ vậy, qua các lập luận khoa học và luận chứng khoa học cho các quy phạm trong mô hình lý luận trên đây về hình phạt cảnh cáo trong luật hình sự Việt Nam có thể nhận thấy một số điểm sau đây:
Thứ nhất, việc ghi nhận các điều luật trong mô hình lý luận trên sẽ góp phần bảo đảm đƣợc sự nhận thức và áp dụng thống nhất pháp luật hình sự của các cơ quan và ngƣời có thẩm quyền đối với một loạt vấn đề mà cho đến nay chƣa đƣợc điều chỉnh trong Bộ luật hình sự năm 1999 của nƣớc ta. Đó là:
1) Đƣa ra định nghĩa pháp lý của khái niệm hình phạt cảnh cáo và
Nhà nƣớc đối với ngƣời bị kết án về tội phạm mà ngƣời đó đã thực hiện khi có đầy đủ những điều kiện do luật định.
2) Bổ sung quy định về việc thông báo áp dụng hình phạt cảnh cáo
tới nơi ngƣời bị kết án sinh sống hoặc thông qua phƣơng tiện truyền thông hoặc bằng hình thức khác do Tòa án quyết định nhằm tăng tính nghiêm khắc của hình phạt cảnh cáo, giúp các Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và ngƣời dân hiểu rõ hơn ý nghĩa của hình phạt cảnh cáo.
3) Xác định việc chuyển giao ngƣời đƣợc hình phạt cảnh cáo cho gia
đình, cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục trong trƣờng hợp cần thiết, ngƣời này có thể phải chịu sự giám sát, giáo dục của gia đình, cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền tƣơng ứng trên cơ sở quyết định chuyển giao của Tòa án.
4) Loại bỏ việc áp dụng hình phạt cảnh cáo đối với một số tội trong
Phần các tội phạm Bộ luật hình sự (tội hành hạ ngƣời khác (Điều 110) và tội bắt, giữ hoặc giam ngƣời trái pháp luật (Điều 123)) có tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội đang diễn biến phức tạp mà việc áp dụng hình phạt cảnh cáo chƣa đủ sức ngăn chặn và giáo dục ngƣời bị kết án [91, tr. 1].
5) Bổ sung quy định về điều kiện áp dụng hình phạt cảnh cáo đối với
ngƣời chƣa thành niên phạm tội trong một số trƣờng hợp phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự để các hình phạt này có thể áp dụng đối với ngƣời chƣa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dƣới 16 tuổi phạm tội qua việc xây dựng một số điều luật mới là là điều tra trong mô hình khoa học (đã nêu).
Thứ hai, các quy định tại mô hình lý luận trên đều thể hiện tính chính xác về mặt khoa học vì dựa trên cơ sở lý luận đúng đắn và các nguyên tắc của luật hình sự (nhƣ: dân chủ, pháp chế, công bằng, nhân đạo...) trong giai đoạn xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, đồng thời bảo đảm tính nhất quán về mặt lôgic pháp lý.
Thứ ba, việc xây dựng một điều độc lập quy định về định nghĩa pháp lý của khái niệm hình phạt cảnh cáo sẽ góp phần rất quan trọng giúp cho các
cơ quan và ngƣời có thẩm quyền trong các cơ quan tiến hành tố tụng (cụ thể là Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân) áp dụng các quy định tƣơng ứng này đƣợc đúng đắn và chính xác trên thực tế.
Ngoài ra, bên cạnh giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự, để các quy định về hình phạt cảnh cáo này đƣợc áp dụng khả thi trên thực tế, đòi hỏi cần có một số giải pháp khác nâng cao hơn nữa hiệu quả thực thi các quy định này, đồng thời thực hiện mục đích cao hơn là góp phần giáo dục và phòng ngừa chung, bảo đảm tất cả mọi quyết định áp dụng hình phạt cảnh cáo đều có căn cứ, hợp pháp và đúng pháp luật, tránh khả năng tái phạm hoặc vi phạm pháp luật của ngƣời phạm tội sau khi đƣợc áp dụng hình phạt cảnh cáo mà dƣới đây chúng ta sẽ lần lƣợt xem xét.