Phân biệt hình phạt cảnh cáo trong luật hình sự với biện pháp cảnh cáo của luật hành chính

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt cảnh cáo theo luật hình sự Việt Nam (Trang 49)

Bảng 1.1: Những điểm khác nhau giữa hình phạt cảnh cáo và miễn hình phạt Tiêu chí Hình phạt cảnh cáo Miễn hình phạt

1.3.4.Phân biệt hình phạt cảnh cáo trong luật hình sự với biện pháp cảnh cáo của luật hành chính

pháp cảnh cáo của luật hành chính

Cảnh cáo với tính cách là hình phạt trong luật hình sự khác với cảnh cáo đƣợc áp dụng với tính cách là biện pháp xử lý hành chính ("biện pháp

cảnh cáo") trong các lĩnh vực: quản lý thị trƣờng, quản lý trật tự an toàn công cộng, trật tự xây dựng, quản lý lao động trong các cơ quan nhà nƣớc... Sự khác nhau đó đƣợc thể hiện nhƣ sau:

Bảng 1.4: Những điểm khác nhau giữa hình phạt cảnh cáo trong luật hình sự với biện pháp cảnh cáo trong luật hành chính

Tiêu chí Hình phạt cảnh cáo Biện pháp cảnh cáo

Chủ thể áp dụng

Cảnh cáo với tính cách là hình phạt chỉ do Tòa án nhân danh nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam áp dụng đối với bị cáo.

Biện pháp cảnh cáo đƣợc áp dụng với tính cách là biện pháp xử lý hành chính do cơ quan, ngƣời có thẩm quyền xử phạt hành chính khác nhau áp dụng (Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan hải quan, cơ quan kiểm lâm, cơ quan thuế vụ..) theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 và Pháp lệnh ngày 02/04/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

Hình thức thể hiện

Hình phạt cảnh cáo đƣợc quyết định trong bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Biện pháp cảnh cáo đƣợc quyết định bằng văn bản của cơ quan, ngƣời có thẩm quyền xử phạt hành chính ban hành. Đối tượng áp dụng Hình phạt cảnh cáo trong luật hình sự chỉ đƣợc áp dụng với cá nhân ngƣời phạm tội.

Biện pháp cảnh cáo trong luật hành chính đƣợc áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính (Điều 12 Pháp lệnh ngày 02/04/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính [79]).

Về điều kiện áp dụng

Hình phạt cảnh cáo đƣợc áp dụng đối với ngƣời phạm tội ít nghiêm trọng, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và chƣa đến mức miễn hình phạt.

Biện pháp cảnh cáo đƣợc áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do ngƣời chƣa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dƣới 16 tuổi thực hiện [79].

Về hậu quả pháp lý

Ngƣời chịu hình phạt này phải mang án tích trong thời hạn một năm theo quy định tại Điều 64 Bộ luật hình sự năm 1999 [46; tr.50].

Là biện pháp hành chính áp dụng đối với ngƣời có các hành vi vi phạm các quy định pháp luật hành chính, đây là một dạng trách nhiệm hành chính và tƣơng tự nhƣ vậy về nguyên tắc khi phải chịu dạng trách nhiệm pháp lý này, ngƣời vi phạm không phải mang án tích.

Chương 2

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt cảnh cáo theo luật hình sự Việt Nam (Trang 49)