Về phƣơng diện thực tiễn

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt cảnh cáo theo luật hình sự Việt Nam (Trang 81)

- Những nguyên nhân chủ yếu của các tồn tại, hạn chế trong việc áp dụng hình phạt cảnh cáo thời gian qua

3.1.1.Về phƣơng diện thực tiễn

Về phƣơng diện thực tiễn, sự cần thiết của việc hoàn thiện các quy

định của pháp luật hình sự Việt Nam về hình phạt cảnh cáo thể hiện ở chỗ:

Thứ nhất, trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự vẫn còn có một số trƣờng hợp áp dụng hình phạt cảnh cáo không đúng pháp luật và không đầy đủ những điều kiện pháp lý. Cụ thể, việc đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi và ngƣời phạm tội còn chƣa đầy đủ và chính xác. Có ngƣời phạm tội nghiêm trọng, có mức hình phạt cao hoặc ngƣời phạm tội đã có tiền án, tiền sự, phạm tội nhiều lần, có đồng phạm, đã bị xử lý hành chính... đáng lẽ phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị áp dụng hình phạt chính nặng hơn nhƣng lại đƣợc áp dụng hình phạt cảnh cáo, hoặc nhầm lẫn giữa việc áp dụng hình phạt cảnh cáo với miễn trách nhiệm hình sự hay miễn hình phạt... để cho hƣởng không đúng quy định của pháp luật.

Thứ hai, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng áp dụng không đúng các quy định về hình phạt cảnh cáo, đó là nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan, mà cụ thể là: 1) Do chính các quy định về hình phạt cảnh cáo còn thiếu, ví dụ nhƣ ở Bộ luật hình sự năm 1999 và Luật số 37/2009/QH12 ngày 19/06/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 1999 đều chƣa đƣa ra định nghĩa pháp lý của khái niệm hình phạt cảnh cáo; 2) Do tâm lý xét xử của một số thẩm phán, vì việc hình phạt cảnh cáo ít đƣợc áp dụng rộng rãi trong thực tiễn mà quy định lại không mang tính bắt buộc nên khi xét thấy ngƣời phạm tội ít nghiêm trọng, có nhiều tình tiết giảm nhẹ, có nhân thân tốt thì dƣờng nhƣ thẩm phán thƣờng nghĩ đến việc áp dụng án treo hay miễn hình phạt đối với bị cáo nhiều hơn là nghĩ đến việc áp dụng hình phạt cảnh cáo. Vì vậy, dần dần các thẩm phán quen với việc áp dụng khái niệm án treo hơn là khái niệm hình phạt cảnh cáo. Đó cũng là lý do mà biện pháp hình phạt cảnh cáo chƣa đƣợc quan tâm một cách đúng mức trong thực tiễn xét xử, đặc biệt là chƣa quy định chặt chẽ và khả thi hình phạt cảnh cáo áp dụng đối với ngƣời chƣa thành niên phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dƣới 16 tuổi; 3) Do năng lực, trình độ chuyên môn của một số thẩm phán còn hạn chế trong việc đánh giá, vận dụng

các quy định này... Vì vậy, xét trên phƣơng diện thực tiễn thì yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật hình sự hơn nữa về quy định các trƣờng hợp áp dụng hình phạt cảnh cáo là điều cần thiết và có ý nghĩa nhận thức - khoa học quan trọng.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt cảnh cáo theo luật hình sự Việt Nam (Trang 81)