Tiếp tục ban hành các văn bản hƣớng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt cảnh cáo theo luật hình sự Việt Nam (Trang 91)

- Những nguyên nhân chủ yếu của các tồn tại, hạn chế trong việc áp dụng hình phạt cảnh cáo thời gian qua

3.3.2. Tiếp tục ban hành các văn bản hƣớng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật

nhất pháp luật

Năng lực, trình độ chuyên môn và ý thức pháp luật, ý thức trách nhiệm của đội ngũ Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân là những nhân tố vô cùng quan trọng để đảm bảo hoạt động áp dụng pháp luật đúng. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở đó thì chƣa thể có điều kiện tốt để Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân phát huy đƣợc năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của mình. Chỉ trên cơ sở hệ thống pháp luật mà trƣớc hết là hệ thống pháp luật hình sự hoàn chỉnh, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân mới có thể có điều kiện phát huy đƣợc khả năng làm việc của mình. Khó có thể nói đến hiệu quả thực sự trong hoạt động áp dụng pháp luật khi mà pháp luật nƣớc ta còn nhiều thiếu sót và chặt chẽ.

Do đó, việc các cơ quan có thẩm quyền hƣớng dẫn áp dụng và thi hành các quy định về hình phạt cảnh cáo của Bộ luật hình sự năm 1999 là một trong những yếu tố có ý nghĩa quan trọng để góp phần xử lý đúng ngƣời, đúng tội, đúng hành vi, đúng mức độ và đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm và ngƣời phạm tội, tránh làm oan ngƣời vô tội.

Để tăng tính nghiêm khắc của việc áp dụng hình phạt cảnh cáo, cần có văn bản hƣớng dẫn thi hành hình phạt cảnh cáo với nội dung:

Một là, quy định về nội dung và thủ tục thông báo của Tòa án về việc áp dụng hình phạt cảnh cáo đến chính quyền địa phƣơng nơi ngƣời bị kết án sinh sống hoặc thông qua phƣơng tiện truyền thông hoặc bằng hình thức khác do Tòa án quyết định. Mục đích của quy định này nhằm tránh tình trạng Tòa án lúng túng khi áp dụng hình phạt cảnh cáo.

Hai là, quy định về việc tham gia của các cơ quan, tổ chức và gia đình ngƣời đƣợc áp dụng hình phạt cảnh cáo để giám sát, quản lý và giáo dục. Mục đích của quy định này nhằm nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc giáo dục, cải tạo ngƣời bị kết án, từ đó nâng cao hiệu quả của hình phạt cảnh cáo.

Ba là, quy định về việc áp dụng hình phạt cảnh cáo trong một số trƣờng hợp cụ thể nhằm hạn chế tình trạng hình phạt cảnh cáo ít đƣợc áp dụng do quy định về chế tài mang tính tùy nghi của Bộ luật hình sự nhƣ đã đƣợc phân tích cụ thể tại mục 2.2.2.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt cảnh cáo theo luật hình sự Việt Nam (Trang 91)