Phân biệt hình phạt cảnh cáo với miễn chấp hành hình phạt

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt cảnh cáo theo luật hình sự Việt Nam (Trang 48)

Bảng 1.1: Những điểm khác nhau giữa hình phạt cảnh cáo và miễn hình phạt Tiêu chí Hình phạt cảnh cáo Miễn hình phạt

1.3.3. Phân biệt hình phạt cảnh cáo với miễn chấp hành hình phạt

Tƣơng tự nhƣ các chế định trên, miễn chấp hành hình phạt cũng là một chế định nhân đạo của luật hình sự Việt Nam và đƣợc thể hiện ở chỗ Tòa án sau khi quyết định hình phạt nhất định nào đó trong bản án kết tội có hiệu lực pháp luật đối với ngƣời bị kết án, nhƣng không buộc ngƣời này phải chấp hành toàn bộ hình phạt ấy khi có đầy đủ những điều kiện do luật định [12, tr. 790]. Xem xét các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 cho thấy, những điều kiện áp dụng chế định này đƣợc quy định cụ thể và rõ ràng tại Điều 57 với năm trƣờng hợp trong điều luật đó nhƣ sau:

Thứ nhất, đối với ngƣời bị kết án cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, chƣa chấp hành hình phạt mà lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và nếu ngƣời đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì theo đề nghị của Viện trƣởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành toàn bộ hình phạt.

Thứ hai, ngƣời bị kết án đƣợc miễn chấp hành hình phạt khi đƣợc đặc xá hoặc đại xá.

Thứ ba, đối với ngƣời bị kết án về tội ít nghiêm trọng đã đƣợc hoãn chấp hành hình phạt theo quy định tại Điều 61 Bộ luật hình sự năm 1999, nếu trong thời gian đƣợc hoãn đã lập công, thì theo đề nghị của Viện trƣởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành hình phạt.

Thứ tư, đối với ngƣời bị kết án phạt tù về tội ít nghiêm trọng đã đƣợc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt theo quy định tại Điều 62 Bộ luật hình sự năm 1999, nếu trong thời gian đƣợc tạm đình chỉ mà đã lập công, thì theo đề nghị của Viện trƣởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.

Thứ năm, ngƣời bị phạt cấm cƣ trú hoặc quản chế, nếu đã chấp hành đƣợc một phần hai thời hạn hình phạt và cải tạo tốt, thì theo đề nghị của chính quyền địa phƣơng nơi ngƣời đó chấp hành hình phạt, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.

Trên cơ sở nghiên cứu hình phạt cảnh cáo và miễn chấp hành hình phạt cho thấy giữa chúng có một số điểm giống nhau và khác nhau nhƣ sau:

- Những điểm giống nhau: (1) Cả hai đều thể hiện tính nhân đạo của Luật hình sự Việt Nam; (2) Chỉ đƣợc áp dụng khi có đầy đủ căn cứ pháp lý và những điều kiện do luật định và; (3) Đối tƣợng bị áp dụng là ngƣời bị kết án (ngƣời bị coi là có tội theo bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Tòa án; (4) Ngƣời bị kết án bị mang án tích.

- Những điểm khác nhau:

Bảng 1.3: Những điểm khác nhau giữa hình phạt cảnh cáo và miễn chấp hành hình phạt

Tiêu chí Hình phạt cảnh cáo Miễn chấp hành hình phạt

Nội dung Khi xét xử thì ngƣời bị kết án bị quyết định áp dụng hình phạt cảnh cáo với tính cách là hình phạt chính và một hoặc một số hình phạt bổ sung khác trong bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Khi xét xử ngƣời bị kết án đã bị Tòa án quyết định một hình phạt nào đó đối với họ trong bản án kết tội đã nêu.

Về thẩm quyền áp dụng

hình phạt cảnh cáo do một cơ quan duy nhất có thẩm quyền áp dụng là Tòa án.

Hình phạt cảnh cáo và miễn chấp hành hình phạt đều do một cơ quan duy nhất có thẩm quyền áp dụng là Tòa án, nhƣng khác với hình phạt cảnh cáo, Bộ luật hình sự năm 1999 quy định có một số trƣờng hợp phải theo đề nghị của Viện trƣởng Viện kiểm sát (khoản 1, 3-4 Điều 57 Bộ luật hình sự năm 1999) hoặc theo đề nghị của chính quyền địa phƣơng nơi ngƣời đó chấp hành hình phạt (khoản 5 Điều 57 Bộ luật hình sự năm 1999), thì Tòa án mới có cơ sở để quyết định miễn chấp hành hình phạt đối với ngƣời bị kết án.

Nguồn: Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt cảnh cáo theo luật hình sự Việt Nam (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)