Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 cho đến trƣớc pháp điển hóa lần thứ nhất Bộ luật hình sự Việt Nam năm

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt cảnh cáo theo luật hình sự Việt Nam (Trang 35)

trƣớc pháp điển hóa lần thứ nhất - Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, chính quyền nhân dân non trẻ mới đƣợc thành lập phải đối mặt với những khó khăn chồng chất. Trƣớc tình hình đó, nhân dân ta phải đối mặt với ba nhiệm vụ lớn là tiêu diệt giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Vì vậy, sau ngày Hồ Chủ tịch đọc bản

Tuyên ngôn độc lập, Nhà nƣớc đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật hình sự để tạo cơ sở pháp lý cho việc trấn áp tội phạm. Tuy nhiên, trong tình hình cấp bách, các văn bản pháp luật (nói chung), cũng nhƣ văn bản pháp luật hình sự (nói riêng) mới ban hành không thể đủ điều chỉnh các quan hệ xã hội đa dạng. Vì thế, ngày 10/10/1945, Nhà nƣớc đã ban hành Sắc lệnh số 47-SL tạm thời giữ lại các luật lệ cũ không mâu thuẫn với chế độ mới, không trái với nguyên tắc độc lập của nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa, trong đó có Luật hình An Nam, Hoàng Việt hình luật và Hình luật pháp tu chính.

Kể từ ngày Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19/12/1946), nhân dân ta đã tiến hành cuộc kháng chiến đầy hy sinh, gian khổ, cuối cùng đã giành thắng lợi. Số lƣợng văn bản quy phạm pháp luật đƣợc ban hành trong thời gian này tƣơng đối lớn với nội dung phong phú mang tính thời chiến, đáp ứng yêu cầu thực tế của cuộc kháng chiến chống Pháp. Tuy nhiên, việc quy định tội phạm và hình phạt trong nhiều văn bản pháp luật hình sự đơn hành đã dẫn đến việc khó khăn trong áp dụng thống nhất pháp luật.

Qua nghiên cứu các văn bản pháp luật thời kỳ này, chúng tôi thấy rằng các hình phạt đƣợc quy định và áp dụng trong giai đoạn này gồm:

+ Hình phạt chính bao gồm: Cảnh cáo; 1) Phạt tiền; 2) Tù có thời hạn; 3) Tù chung thân; và 4) Tử hình.

+ Hình phạt bổ sung bao gồm: 1) Tịch thu tài sản; 2) Tƣớc quyền công dân; 3) Phạt tiền; và 4) Quản thúc.

Cảnh cáo trong giai đoạn này vừa đƣợc áp dụng là biện pháp xử lý hành chính vừa là hình phạt trong luật hình sự.

Với tính cách là hình phạt, hình phạt cảnh cáo đƣợc áp dụng đối với ngƣời phạm tội nhẹ, cụ thể: Điều 1 Sắc lệnh 154/SL ngày 17/11/1950 của Chủ tịch nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa về việc ổn định hình phạt trừng trị việc tiết lộ bí mật cơ quan hoặc công tác của Chính phủ quy định:

Trong thời kỳ kháng chiến việc giữ bí mật về cơ quan hay công tác của Chính phủ là nhiệm vụ của công chức, quân nhân và của toàn dân. Ngƣời nào làm tiết lộ những bí mật nói trên, tùy theo lỗi nặng nhẹ, sẽ bị:

- Cảnh cáo; - Phạt vi cảnh;

- Truy tố trƣớc tòa án thƣờng và có thể bị phạt tù từ 6 ngày đến 6 tháng;

- Truy tố trƣớc tòa án quân sự [15].

Ngoài ra, hình phạt cảnh cáo nằm rải rác trong các văn bản khác với tính cách là một chế tài của luật hành chính, cụ thể: Điều 2 Sắc lệnh 151/SL ngày 12/04/1953 của Chủ tịch nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa quy định về việc trừng trị địa chủ chống pháp luật trong khi và ở những nơi phát động quần chúng thi hành chính sách ruộng đất nhƣ sau:

Địa chủ nào chống lại chính sách ruộng đất: dùng thủ đoạn trái phép để cƣỡng bức nộp tô hoặc trả nợ cũ, lấy lại ruộng đất, nhà cửa, đuổi ngƣời làm công..., làm cho nông dân bị thiệt hại thì sẽ bị cảnh cáo hoặc phạt tù từ 1 năm trở xuống và phải bồi thƣờng thiệt hại cho nông dân [16].

Tiếp đến, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ đƣợc ký kết, miền Bắc đƣợc hoàn toàn giải phóng, miền Nam tạm thời bị đế quốc Mỹ và bọn tay sai thống trị. Tình hình đó đã hình thành ở nƣớc ta "hai khu vực có chế độ chính trị và xã hội khác nhau". Trong lúc này, ở miền Bắc đang tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo thành hậu phƣơng vững mạnh cho miền Nam tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, dân chủ nhằm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nƣớc. Pháp luật hình sự trong lúc này lại thực hiện nhiệm vụ lịch sử đƣợc đặt ra cho Nhà nƣớc ta ở hai miền khác nhau.

Ở miền Bắc, Nhà nƣớc đã tiếp tục ban hành một số văn bản pháp luật hình sự, một mặt khẳng định việc chấm dứt áp dụng luật lệ của chế độ cũ, mặt khác hoàn thiện các quy định về tội phạm và hình phạt để có cơ sở xử lý các hành vi phạm tội, trong đó những hành vi nào gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến việc thực hiện hai nhiệm vụ cơ bản mà tình hình hiện tại đặt ra. Dù chiến tranh diễn ra ác liệt, Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam cũng đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật hình sự. Tuy nhiên, do chiến tranh khốc liệt nên hoạt động xây dựng pháp luật nói chung cũng nhƣ xây dựng pháp luật hình sự nói riêng ở miền Nam rất hạn chế. Pháp luật hình sự thời kỳ này luôn theo sát tình hình để phục vụ kịp thời các yêu cầu về chính trị.

Ngày 30/04/1975 miền Nam hoàn toàn giải phóng, đánh dấu một bƣớc ngoặt trong lịch sử phát triển của dân tộc ta, mở ra một giai đoạn mới, giai đoạn cả nƣớc cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đầu những năm 1980, Quốc hội đã ban hành Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1980 cùng với nhiều đạo luật khác nhau. Hội đồng Nhà nƣớc đã ban hành nhiều Pháp lệnh trong đó có Pháp lệnh quy định một số tội phạm và hình phạt nhƣ: Pháp lệnh ngày 20/05/1981 trừng trị tội hối lộ, Pháp lệnh ngày 30/06/1982 trừng trị tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép.

Qua nghiên cứu các văn bản pháp luật từ năm 1955 đến trƣớc năm 1985, chúng tôi thấy rằng văn bản pháp luật hình sự đã ban hành trong giai đoạn này cũng nhƣ giai đoạn trƣớc đều là những văn bản pháp luật hình sự đơn hành. Nội dung của các văn bản pháp luật hình sự giai đoạn này thƣờng chỉ đề cập đến một loại tội phạm nhất định, chƣa có văn bản pháp luật hình sự nào quy định hệ thống hình phạt. Tuy nhiên, qua các sắc lệnh, sắc luật, pháp lệnh và trong cả một số nghị định thì các hình phạt đƣợc quy định và áp dụng trong giai đoạn này gồm:

+ Các hình phạt chính: Tử hình, Tù chung thân, Tù có thời hạn (từ 6 tháng đến 20 năm), Cảnh cáo.

+ Các hình phạt vừa là hình phạt chính vừa là hình phạt phụ: Quản chế (từ 1 đến 5 năm), Phạt tiền.

+ Các hình phạt phụ: Tƣớc một số quyền công dân, Tịch thu tài sản, Cƣ trú bắt buộc và cấm cƣ trú (từ 1 đến 5 năm), Cấm thực hành một số nghề nghiệp nhất định hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ có liên quan đến tài sản xã hội chủ nghĩa.

Nhìn vào các hình phạt chính đƣợc áp dụng ở giai đoạn này ta thấy chúng cũng chính là những hình phạt chính đƣợc quy định áp dụng ở giai đoạn trƣớc. Cũng giống nhƣ ở giai đoạn trƣớc, cảnh cáo vừa là biện pháp xử lý hành chính vừa là hình phạt trong luật hình sự.

Với tích cách là hình phạt, hình phạt cảnh cáo đƣợc đánh giá là có tính chất, mức độ nghiêm khắc nhẹ nhất. Căn cứ vào các văn bản đƣợc ban hành, ta

thấy hình phạt cảnh cáo đƣợc quy định tại Điều 61 Pháp lệnh ngày 18/01/1961

của Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội về việc bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp quy định: "Ngƣời nào dùng thủ đoạn lừa gạt, mua chuộc hoặc cƣỡng ép làm trở ngại đến quyền tự do bầu cử và ứng cử của công dân, thì tùy mức độ nặng

nhẹ mà có thể bị cảnh cáo hoặc bị phạt tù, nặng nhất là 2 năm", Điều 63 của

Pháp lệnh quy định: "Mọi ngƣời đều có quyền và có bổn phận tố cáo các việc làm trái phép trong lúc bầu cử. Ai cản trở hoặc trả thù ngƣời tố cáo, thì tùy mức độ nặng nhẹ mà có thể bị cảnh cáo hoặc bị phạt tù, nặng nhất là 3 năm".

Ngoài ra, cảnh cáo còn đƣợc nhà làm luật thời kỳ này sử dụng với tính cách là một chế tài hành chính, nằm rải rác trong các văn bản khác với tính

cách là một chế tài của luật hành chính, cụ thể: Điều 39 Nghị định 09/NĐLB

ngày 07/03/1956 ban hành bản thể lệ tạm thời về vận tải đƣờng bộ quy định: "Tùy theo nặng nhẹ, những vi phạm điều lệ vận tải bị trừng phạt nhƣ sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a- Phê bình hoặc cảnh cáo…"; Điều 11 Nghị định 35/NĐ-CA của Bộ trƣởng Bộ Công an ngày 14/02/1959 quy định thể lệ quản lý khách sạn, quán trọ quy định: "… Nếu vi phạm Điều 5, 6, 7, 8 và 9 trong nghị định này sẽ bị một hay nhiều hình thức kỷ luật cùng một lúc nhƣ: cảnh cáo, phạt vi cảnh, thu hồi giấy

phép có thời hạn hoặc vĩnh viễn, hoặc có thể bị truy tố trƣớc Tòa án"; Điều 2

Nghị định 143-CP ngày 27/05/1977 của Hội đồng Chính phủ ban hành điều lệ về phạt vi cảnh quy định:

Những hành vi xâm phạm đến trật tự an toàn xã hội mà có tính chất đơn giản, rõ ràng và hậu quả không nghiêm trọng, chƣa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chƣa đến mức xử phạt bằng các biện pháp hành chính khác là phạm pháp vi cảnh và có thể bị xử lý bằng các hình thức sau đây: Cảnh cáo; Phạt tiền từ 1 đồng đến 10 đồng; Phạt lao động công ích từ 1 ngày đến 3 ngày; Phạt giam từ 1 ngày đến 3 ngày [30].

Hình phạt cảnh cáo thời kỳ này về cơ bản không có gì khác so với cảnh cáo ở giai đoạn trƣớc, vẫn vừa là biện pháp xử lý hành chính vừa là hình phạt. Tuy nhiên, từ khoảng những năm 1960 trở đi sự phân định này đã tƣơng đối rõ ràng thông qua việc phân định rõ các văn bản pháp luật hình sự và các văn bản pháp luật hành chính. Trong thực tế hình phạt cảnh cáo cũng ít đƣợc áp dụng, hàng năm số bị cáo bị đƣa ra xét xử không quá 2% [25, tr. 134].

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt cảnh cáo theo luật hình sự Việt Nam (Trang 35)