- Những nguyên nhân chủ yếu của các tồn tại, hạn chế trong việc áp dụng hình phạt cảnh cáo thời gian qua
3.3.3. Giải pháp về sự tham gia của các cơ quan, tổ chức và gia đình người được áp dụng hình phạt cảnh cáo để giám sát, quản lý và giáo dục
người được áp dụng hình phạt cảnh cáo để giám sát, quản lý và giáo dục
Hình phạt cảnh cáo là một biện pháp pháp lý cần sự tham gia rộng rãi của quần chúng nhân dân, của các cơ quan, tổ chức và nhất là gia đình ngƣời đƣợc áp dụng hình phạt cảnh cáo để giám sát, giáo dục họ. Việc chuyển giao nhƣ vậy chính là thể hiện sự vận dụng đúng đắn các biện pháp cƣỡng chế của Nhà nƣớc, sức mạnh tổng hợp của các tổ chức quần chúng, cũng nhƣ của gia
đình và chính quyền địa phƣơng nhằm xóa bỏ những điều kiện, khả năng tiếp tục tái vi phạm pháp luật hoặc phạm tội, làm cho ngƣời phạm tội đƣợc áp dụng hình phạt cảnh cáo chủ động tích cực cải tạo trở thành ngƣời lao động lƣơng thiện và có ích cho xã hội.
Theo thống kê của 08 địa phƣơng tiêu biểu là Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Bắc Giang, Hải Dƣơng, Hƣng Yên cho thấy việc áp dụng các biện pháp vận động toàn dân tham gia quản lý, giáo dục đối tƣợng tù tha tái hòa nhập cộng đồng đã quản lý, giáo dục 37.262 ngƣời tiền án, tiền sự có quá trình lầm lỗi phấn đấu tiến bộ. Trong số này có 62% tiến bộ, 5% đƣợc xóa án tích theo quy định của pháp luật. Đã bố trí sử dụng 4.256 ngƣời tiến bộ tham gia bảo vệ dân phố, đội dân phòng hoặc bảo vệ ở các chợ, nhà ga, bến xe... Kết quả báo cáo của 53 địa phƣơng trong cả nƣớc, đã bố trí công ăn, việc làm cho 18.145 ngƣời bảo đảm có cuộc sống ổn định, có điều kiện làm giàu [37, tr. 145-146].
Tuy nhiên, trong nội dung cải tạo, giáo dục và giám sát ngƣời phạm tội đƣợc áp dụng hình phạt cảnh cáo, gia đình hoặc cơ quan, tổ chức cần phải có những biện pháp tích cực tác động làm cho ngƣời đƣợc áp dụng hình phạt cảnh cáo thấy đƣợc hành vi phạm tội của mình trƣớc đó, hậu quả tác hại mà mình đã gây ra cho gia đình và cho xã hội, thấy đƣợc chính sách khoan hồng, độ lƣợng của Đảng và Nhà nƣớc, sự quan tâm của gia đình, cơ quan tổ chức đối với họ, để họ ý thức đƣợc trách nhiệm của mình trƣớc gia đình, trƣớc chính quyền địa phƣơng và trƣớc xã hội, quên đi quá khứ sai lầm, phấn đấu lao động và làm việc để trở thành ngƣời có ích cho gia đình và cho xã hội. Về giải pháp này, chúng tôi đã cụ thể hóa bằng việc ghi nhận nó trong nội dung điều luật của mô hình lý luận về hình phạt cảnh cáo đã nêu.