THỰC TIỄN ÁP DỤNG HÌNH PHẠT CẢNH CÁO

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt cảnh cáo theo luật hình sự Việt Nam (Trang 60)

321 Tội làm nhục, hành hung đồng độ

2.2.THỰC TIỄN ÁP DỤNG HÌNH PHẠT CẢNH CÁO

GS.TSKH. Đào Trí Úc hoàn toàn đúng khi nhận định: "Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự là một bộ phận của cấu trúc chung của luật hình sự, bởi vì nó là sự thể hiện các quy định của pháp luật hình sự trong thực tiễn" [73, tr. 109]. TS. Uông Chu Lƣu và TS. Nguyễn Đức Tuấn cũng cùng quan điểm khi cho rằng: "Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự là hình thức sống của quy phạm pháp luật. Tính hợp lý và hiệu quả của quy phạm pháp luật hình sự (trong đó có cả hình phạt) đƣợc kiểm nghiệm và đánh giá qua thực tiễn xét xử" [80, tr. 16].

Do đó, việc xây dựng hệ thống hình phạt nói chung và hình phạt cảnh cáo nói riêng chỉ có ý nghĩa thực tiễn khi hình phạt đƣợc quyết định đúng và đảm bảo tốt việc chấp hành hình phạt.

Chính vì thế, để có cơ sở thực tiễn đánh giá một cách toàn diện những ƣu điểm cũng nhƣ tồn tại, hạn chế của hình phạt cảnh cáo trong Bộ luật hình sự hiện hành, từ đó đề xuất những giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện, sự cần thiết phải nghiên cứu, tổng kết, đánh giá tình hình áp dụng nó trong thực tiễn xét xử của Tòa án các cấp.

Các số liệu chúng tôi sử dụng để nghiên cứu bao gồm: Số liệu thống kê án hình sự xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân tối cao; các báo cáo công tác của ngành Tòa án từ năm 2000 đến năm 2009; một số bản án hình sự sơ thẩm của Tòa án các cấp từ 2000 đến 2009 đƣợc thu thập ngẫu nhiên; số liệu rút ra từ các công trình nghiên cứu, các bài báo khoa học có liên quan đến vấn đề mà đề tài nghiên cứu đƣợc hình thành từ những năm gần đây.

Từ các nguồn tƣ liệu, số liệu này, chúng tôi phân tích, đánh giá, so sánh tình hình áp dụng hình phạt cảnh cáo của Tòa án các cấp, nhƣng chủ yếu vẫn dựa vào các bảng số liệu thống kê từ năm 2000 đến năm 2009 và các báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao về công tác xét xử hình sự hàng năm của ngành Tòa án. Bởi vì số liệu thống kê này, về thực chất là bức tranh thu nhỏ của tình hình tội phạm thực tế ở nƣớc ta, phản ánh tƣơng đối đầy đủ và toàn diện tình hình xét xử sơ thẩm của các Tòa án các cấp hàng năm, bao gồm những thông tin về số vụ án đƣợc thụ lý, số vụ án và bị cáo bị xét xử, các loại hình phạt, trong đó có hình phạt cảnh cáo đƣợc áp dụng hàng năm và đối với từng nhóm tội phạm đã xét xử. Có thể nói đây là các số liệu, tài liệu đảm bảo độ tin cậy cao cho việc đánh giá toàn diện tình hình xét xử và quyết định hình phạt cảnh cáo của Tòa án các cấp.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt cảnh cáo theo luật hình sự Việt Nam (Trang 60)