Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt cảnh cáo theo luật hình sự Việt Nam (Trang 93)

- Những nguyên nhân chủ yếu của các tồn tại, hạn chế trong việc áp dụng hình phạt cảnh cáo thời gian qua

3.3.4. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân

Hiện nay, Nhà nƣớc ta quản lý xã hội bằng pháp luật nên mọi công dân phải có nghĩa vụ tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh và đúng pháp luật. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay cho thấy, ở một số vùng sâu, vùng xa, nhất là

các vùng kinh tế - xã hội còn lạc hậu thì sự hiểu biết của ngƣời dân về pháp luật nói chung và về hình phạt cảnh cáo nói riêng còn nhiều hạn chế. Do đó, một trong những nguyên nhân chủ yếu của các hạn chế trong việc áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về hình phạt cảnh cáo là do nhiều ngƣời chƣa hiểu biết pháp luật, nhiều ngƣời dân có quan điểm cho rằng cảnh cáo là tha bổng. Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân khi quyết định áp dụng hình phạt cảnh cáo đối với ngƣời phạm tội thƣờng rất lo ngại dƣ luận, rất sợ dƣ luận lên án là xử nhẹ, xử sai... làm ảnh hƣởng đến uy tín của các cơ quan bảo vệ pháp luật nói chung và của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân nói riêng. Vì vậy, cần phải tăng cƣờng hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đối với quần chúng nhân dân lao động, cả các cán bộ, công chức để toàn dân hiểu và chấp hành đúng pháp luật, nhất là nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế còn lạc hậu.

Làm tốt điều này, đòi hỏi Nhà nƣớc và xã hội phải thƣờng xuyên tăng cƣờng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến mọi tầng lớp nhân dân qua nhiều hình thức và cách thức khác nhau, để cho ngƣời dân hiểu biết pháp luật, một mặt tránh vi phạm pháp luật hay phạm tội, nhƣng mặt khác cũng nâng cao ý thức, trách nhiệm của bản thân trƣớc nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Về điều này, nguyên Tổng bí thƣ Đỗ Mƣời đã viết:

Một xã hội có kỷ cƣơng, kỷ luật phải đƣợc xây dựng trên ý thức tuân thủ pháp luật ngày càng cao của mọi ngƣời, giáo dục mọi thành viên và các cộng đồng trong xã hội thói quen và nếp sống tuân thủ Hiến pháp, pháp luật. Đó là một nội dung không thể thiếu của Nhà nƣớc pháp quyền [36, tr. 89].

Do đó, công tác này có ý nghĩa rất quan trọng, bởi lẽ khi bất kỳ ngƣời dân nào có sự hiểu biết pháp luật sẽ làm tăng niềm tin của họ đối với Đảng, với Nhà nƣớc, các cơ quan bảo vệ pháp luật và sự công bằng, nhân đạo của

pháp luật. Qua đó, làm cơ sở định hƣớng đúng đắn cho các hành vi và hình thành nhân cách công dân, ý thức tuân thủ và tôn trọng pháp luật, không để họ thực hiện các hành vi sai trái, vi phạm pháp luật, tham gia bảo vệ các lợi ích của bản thân, gia đình và xã hội. Tuy nhiên, để làm tốt công việc này, theo chúng tôi cần đƣợc thực hiện qua các nội dung cụ thể nhƣ sau:

Một là, trang bị tri thức, kiến thức, hiểu biết cơ bản và đúng đắn về pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng; hƣớng dẫn các thói quen ứng xử tích cực và chỉ tuân theo pháp luật. Việc trang bị kiến thức này có thể thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản liên quan đến quy chế dân chủ ở cơ sở, quy định dân chủ trong các văn bản pháp luật, phƣờng xã; phổ biến các quyền công dân, quyền con ngƣời, quyền tự do, dân chủ của công dân trong Hiến pháp và pháp luật trong các lĩnh vực đời sống.

Hai là, bồi dƣỡng tình cảm, tâm lý pháp luật về việc tôn trọng pháp luật, tôn trọng các quy tắc của cuộc sống, giữ gìn và bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của Nhà nƣớc, tổ chức và công dân. Ngoài ra, cần tổ chức thƣờng xuyên các Câu lạc bộ pháp luật, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật. Tuyên truyền pháp luật thông qua các phƣơng tiện truyền thông đại chúng nhƣ loa đài phát thanh của phƣờng, xã, thôn, xóm.

Ba là, thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ khen thƣởng, biểu dƣơng kịp thời để khuyến khích, động viên tất cả quần chúng nhân dân tham gia phong trào toàn dân đấu tranh phòng và chống tội phạm. Đây là một nội dung

quan trọng trong Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP của Chính phủ về "Tăng

cường công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới" đã thể hiện nội dung xã hội hóa công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, đó là hoạt động thu hút đông đảo và rộng rãi quần chúng nhân dân trong việc phòng ngừa, phát hiện và xử lý tội phạm và giám sát, giáo dục ngƣời phạm tội, qua đó huy động sức mạnh toàn dân, thể hiện nguyên tắc dân chủ trong luật hình sự Việt Nam. Ngoài ra, hàng loạt các Nghị quyết của Đảng cũng đã đề cập đến nội

dung này nhƣ Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 2/1/2002 về "Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp thời gian tới"; Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày

2/6/2005 "Về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020" của Bộ Chính trị

Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng; v.v...

Đặc biệt, cách đây hơn 10 năm, Thủ tƣớng Chính phủ đã có Quyết định

phê duyệt Chương trình Quốc gia phòng, chống tội phạm theo Quyết định số

138/NQ-TTg ngày 31/7/1998 với mục tiêu của Chƣơng trình là tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về trật tự an toàn xã hội, giữ vững kỷ cƣơng pháp luật, xây dựng một môi trƣờng sống lành mạnh, nếp sống và làm việc theo pháp luật; làm giảm một cách cơ bản các loại tội phạm, phục vụ có hiệu quả công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc. Nội dung của Chƣơng trình là phát động quần chúng nhân dân tham gia phát hiện, tố giác tội phạm; cảm hóa, giáo dục ngƣời phạm tội tại cộng đồng dân cƣ, vận động ngƣời phạm tội ra tự thú và truy bắt bọn tội phạm có lệnh truy nã. Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống tội phạm nhằm nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật của công dân. Ngoài ra, triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa tội phạm ở các cộng đồng dân cƣ, trong từng hộ gia đình, trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các cơ quan nhà nƣớc, tổ chức xã hội, các đơn vị lực lƣợng vũ trang. Nâng cao chất lƣợng công tác giáo dục, cải tạo ngƣời phạm tội và tạo điều kiện để họ tái hòa nhập vào cộng đồng xã hội.

Tiếp đó, ngày 08/11/2004, Thủ tƣớng Chính phủ lại ban hành Chỉ thị

số 37/2004/CT-TTg "Về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP

và Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm của Chính phủ đến năm

2010", với ý nghĩa đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong công tác

đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm, phát huy đƣợc sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ thống chính trị, trách nhiệm của các ngành, các cấp trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm trong tình hình mới.

Cuối cùng, để nâng cao công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân đạt kết quả cao, chúng ta cần phải: tạo ra bầu không

khí không khoan nhƣợng đối với tất cả những ngƣời vi phạm pháp luật, những ngƣời vi phạm các quy tắc sinh hoạt công cộng, các quy tắc đạo đức, khích lệ, động viên dƣ luận xã hội lên án những hành vi đó... tiến hành các hoạt động tích cực và có định hƣớng mục đích đến việc hình thành các nhu cầu, lợi ích đúng đắn của cá nhân [89, tr. 215].

Sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội là sự nghiệp của toàn dân vì nó liên quan đến lợi ích thiết thân của mỗi ngƣời dân trong xã hội. Để làm tốt điều này, bên cạnh tạo ra bầu không khí không khoan nhƣợng đã nêu, chúng ta cần tạo ra một cuộc vận động toàn dân xây dựng một thế trận an ninh nhân dân vững chắc và kiên cố, phát huy khí thế cách mạng nhân dân, tự mỗi cán bộ, quần chúng nhân dân đứng lên bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội - đó chính là sự uy hiếp đáng sợ nhất đối với mỗi ngƣời phạm tội, vì vậy, mỗi ngƣời dân đòi hỏi cần có sự hiểu biết đúng đắn pháp luật và ngƣợc lại, pháp luật cũng cần đƣợc tuyên truyền, phổ biến rộng rãi và đầy đủ đến mỗi ngƣời dân trong xã hội.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt cảnh cáo theo luật hình sự Việt Nam (Trang 93)