Bảng 1.1: Những điểm khác nhau giữa hình phạt cảnh cáo và miễn hình phạt Tiêu chí Hình phạt cảnh cáo Miễn hình phạt
1.3.2. Phân biệt hình phạt cảnh cáo với miễn trách nhiệm hình sự
Cũng nhƣ hình phạt cảnh cáo, miễn trách nhiệm hình sự là một trong những chế định quan trọng trong luật hình sự Việt Nam thể hiện chính sách khoan hồng, nhân đạo của Nhà nƣớc ta đối với ngƣời phạm tội và hành vi do họ thực hiện, đồng thời qua đó nhằm khuyến khích ngƣời phạm tội cải tạo, giáo dục, lập công chuộc tội, sửa chữa sai lầm và nhanh chóng tái hòa nhập
với cộng đồng và xã hội [82].Dƣới góc độ khoa học luật hình sự, miễn trách
nhiệm hình sự đƣợc hiểu là hủy bỏ hậu quả pháp lý bất lợi của việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm đối với ngƣời bị coi là có lỗi trong việc thực hiện hành vi đó [12, tr. 753], do các cơ quan tƣ pháp hình sự có thẩm quyền áp dụng khi có đầy đủ những điều kiện do luật định.
Bộ luật hình sự năm 1999 của nƣớc ta quy định chín dạng miễn trách nhiệm hình sự [6]: Năm dạng trong Phần chung của Bộ luật hình sự năm 1999 (một dạng tại Điều 19, ba dạng tại Điều 25, và một dạng tại khoản 2 Điều 69 Bộ luật hình sự năm 1999); và Bốn dạng trong Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự năm 1999 (khoản 3 Điều 80, đoạn 2 khoản 6 Điều 289, khoản 6 Điều 290 và khoản 3 Điều 314).
Nhƣ vậy, qua nghiên cứu hình phạt cảnh cáo và chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam cho thấy giữa chúng có những điểm giống nhau và khác nhau nhƣ sau:
- Những điểm giống nhau: (1) Cả hai đều thể hiện rõ nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự Việt Nam nói riêng; (2) Chỉ có thể áp dụng đối với ngƣời nào bị coi là có lỗi trong việc thực hiện chính tội phạm đó; (3) Chỉ có thể áp dụng khi có đầy đủ những điều kiện cụ thể tƣơng ứng trong từng trƣờng hợp cụ thể do luật định; (4) Và, với việc áp dụng miễn trách nhiệm hình sự hoặc hình phạt cảnh cáo, Nhà nƣớc không buộc cách ly khỏi xã hội những ngƣời đã phạm tội và do đó, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho họ sớm trở lại cuộc sống bình thƣờng trong cộng đồng xã hội, phấn đấu làm ngƣời lƣơng thiện và có ích cho gia đình và xã hội.
- Những điểm khác nhau:
Bảng 1.2: Những điểm khác nhau giữa hình phạt cảnh cáo và miễn trách nhiệm hình sự
Tiêu chí Hình phạt cảnh cáo Miễn trách nhiệm hình sự
Nội dung
Ngƣời bị kết án bị Tòa án quyết định hình phạt - hình phạt cảnh cáo.
Ngƣời đƣợc miễn trách nhiệm hình sự đƣơng nhiên đƣợc miễn hình phạt tức là không bị áp dụng hình phạt.
Về mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm
tội và nhân thân người phạm tội
Hành vi phạm tội và nhân thân ngƣời đƣợc áp dụng hình phạt cảnh cáo nguy hiểm hơn so với hành vi phạm tội và nhân thân của ngƣời đƣợc miễn trách nhiệm hình sự.
Hành vi phạm tội và nhân thân ngƣời đƣợc miễn trách nhiệm hình sự ít nguy hiểm hơn so với hành vi phạm tội và nhân thân của ngƣời đƣợc áp dụng hình phạt cảnh cáo.
Về thẩm quyền áp dụng
Chỉ có thể và phải do một cơ quan duy nhất áp dụng là Tòa án.
Ngoài Tòa án có thẩm quyền áp dụng ra còn có thể do cơ quan Điều tra với sự phê chuẩn của Viện kiểm sát hoặc Viện kiểm sát áp dụng trƣớc khi xét xử tùy thuộc vào giai đoạn tố tụng hình sự cụ thể tƣơng ứng.
Về chế tài áp dụng
Ngƣời đƣợc áp dụng hình phạt cảnh cáo vẫn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung theo quy định tại Điều 28 Bộ luật hình sự năm 1999 [46, tr. 29].
Ngƣời đƣợc miễn trách nhiệm hình sự đƣơng nhiên không phải chịu các hậu quả pháp lý hình sự bất lợi của việc phạm tội do mình thực hiện, nhƣng thực tiễn xét xử cho thấy, ngƣời họ vẫn có thể phải chịu một hoặc nhiều biện pháp tác động về mặt pháp lý thuộc các ngành luật tƣơng ứng khác. Điều này đƣợc ghi nhận trong Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 05/01/1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc Hƣớng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự đã quy định: "Khi đã miễn trách nhiệm hình sự thì Tòa án không đƣợc quyết định bất kỳ loại hình phạt nào nhƣng vẫn có thể quyết định việc bồi thƣờng cho ngƣời bị hại và giải quyết tang vật". Ngoài ra, Công văn số 24/1999/KHXX ngày 17/3/1999 của Tòa án nhân dân tối cao "Về việc giải đáp bổ sung một số vấn đề về áp dụng pháp luật" thì còn ghi nhận bổ sung - "tùy trường hợp cụ thể người được miễn trách nhiệm hình sự có thể bị xử lý hành chính".
Về hậu quả pháp lý
Phải chịu hậu quả pháp lý bất lợi của việc phạm tội hoặc (và) của việc quyết định hình phạt là án tích trong thời hạn một năm (điểm a khoản 2 Điều 64 Bộ luật hình sự năm 1999).
Không phải chịu án tích.