Bảng 1.1: Những điểm khác nhau giữa hình phạt cảnh cáo và miễn hình phạt Tiêu chí Hình phạt cảnh cáo Miễn hình phạt
2.1.1. Trong Phần chung Bộ luật hình sự
Hình phạt cảnh cáo là một trong những loại hình phạt đƣợc quy định tƣơng đối sớm trong luật hình sự Việt Nam. Sau Cách mạng tháng Tám (1945), hình phạt cảnh cáo đã đƣợc ghi nhận là hình phạt chính tại Sắc lệnh 154/SL ngày 17/11/1950 của Chủ tịch nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa về việc ổn định hình phạt trừng trị việc tiết lộ bí mật cơ quan hoặc công tác của Chính phủ. Cho đến khi Bộ luật hình sự năm 1985 ra đời, hình phạt cảnh cáo đã đƣợc quy định tại một điều luật riêng rẽ (Điều 22) với tính cách là hình phạt chính trong hệ thống hình phạt nƣớc ta.
Hình phạt cảnh cáo mặc dù là hình phạt nhẹ nhất trong các hình phạt chính đƣợc quy định trong luật hình sự nhƣng đó là biện pháp cƣỡng chế nghiêm khắc của Nhà nƣớc do Tòa án áp dụng trong bản án kết tội đối với ngƣời bị kết án. Mục đích của hình phạt cảnh cáo là tác động về mặt tinh thần đối với ngƣời bị kết án, do đó, hình phạt cảnh cáo có tác dụng giáo dục và phòng ngừa sâu sắc, thể hiện rõ tính nhân đạo của pháp luật hình sự xã hội chủ nghĩa.
Đến khi Bộ luật hình sự năm 1999 ra đời, hình phạt cảnh cáo đƣợc quy định trong Phần chung Bộ luật hình sự năm 1999 tại các điều luật: 28, 29, 64, 71. Theo đó, Điều 28 quy định về hệ thống hình phạt trong luật hình sự Việt Nam hiện hành, hệ thống hình phạt bao gồm các hình phạt chính và hình
phạt bổ sung. hình phạt cảnh cáo đƣợc quy định tại Điều 28 với tính cách là một hình phạt chính, cụ thể: Hình phạt bao gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung. 1. Hình phạt chính bao gồm: a) Cảnh cáo; b) Phạt tiền;
c) Cải tạo không giam giữ; d) Trục xuất;
đ) Tù có thời hạn; e) Tù chung thân; g) Tử hình [46].
Với tính cách là hình phạt chính, hình phạt cảnh cáo đƣợc tuyên một cách độc lập, với mỗi tội phạm Tòa án chỉ có thể tuyên một hình phạt chính và kèm theo một hoặc nhiều hình phạt bổ sung.
Điều 29: quy định về phạm vi và điều kiện áp dụng hình phạt cảnh cáo quy định: "Cảnh cáo đƣợc áp dụng đối với ngƣời phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhƣng chƣa đến mức miễn hình phạt".
Quy định này của Bộ luật hình sự năm 1999 không thay đổi so với Điều 22 Bộ luật hình sự năm 1985, theo đó, để đƣợc áp dụng hình phạt cảnh cáo, ngƣời bị kết án phải thỏa mãn các điều kiện sau:
Thứ nhất, tội phạm mà ngƣời đó thực hiện phải là tội ít nghiêm trọng. Khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: "Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù".
Thứ hai, tội phạm mà ngƣời đó thực hiện phải có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Hình phạt cảnh cáo đƣợc áp dụng đối với ngƣời thực hiện hành vi phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, điều này có nghĩa là ngƣời đó phải có từ hai tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên.
Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đƣợc quy định cụ thể trong Bộ luật hình sự năm 1999 (bao gồm 18 tình tiết đƣợc quy định tại Khoản 1 Điều 46). Ngoài ra, nó còn đƣợc ghi nhận trong Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP ngày 4/8/2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hƣớng dẫn áp dụng một số quy định về Phần chung của Bộ luật hình sự năm 1999). Thậm chí, trong quá trình xét xử, Tòa án có thể tự mình xem xét, cân nhắc coi những tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và ghi rõ lý do trong bản án.
Đặc điểm này có hai vấn đề cần chú ý: trƣớc hết, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nào đƣợc Bộ luật hình sự quy định với tính cách là yếu tố định tội hoặc là yếu tố định khung hình phạt đối với một tội phạm đƣợc nêu tại phần các tội phạm cụ thể thì trong quá trình xét xử, Tòa án không đƣợc xem xét nó nhƣ là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự chung đƣợc quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999. Nghĩa là một tình tiết giảm nhẹ cho dù biểu hiện dƣới hình thức nào thì cũng không thể đƣợc áp dụng hai lần cho một trƣờng hợp phạm tội cụ thể. Tiếp đó, việc cho phép Tòa án có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong từng vụ án đối với từng bị cáo cụ thể nhằm mở rộng tính linh hoạt, sáng tạo trong hoạt động xét xử của tòa án, bảo đảm cho hoạt động xét xử đƣợc công bằng, chính xác, khách quan. Nó giúp Tòa án tính toán đƣợc sự tƣơng xứng giữa mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội với chế tài hình sự. Quy định "phải ghi rõ trong bản án" là nhằm tránh sự tùy tiện trong hoạt động xét xử. Pháp luật dù hoàn thiện đến đâu cũng không thể tiên liệu hết mọi tình huống của cuộc sống nên việc cho phép Tòa án xem xét các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ trong hoạt động xét xử là hợp lý và cần thiết [54, tr. 50-53].
Thứ ba, tội phạm mà ngƣời đó thực hiện chƣa đến mức đƣợc miễn hình phạt.
Quy định này có nghĩa là, ngƣời phạm tội thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng, có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nhƣng xét thấy cần phải có biện pháp cƣỡng chế nhất định để tác động (cảnh cáo) tới ngƣời phạm tội thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật để phòng ngừa, răn đe và giáo dục ngƣời phạm tội.
Theo Điều 54 Bộ luật hình sự năm 1999: "Ngƣời phạm tội có thể đƣợc miễn hình phạt trong trƣờng hợp phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, đáng đƣợc khoan hồng đặc biệt, nhƣng chƣa đến mức đƣợc miễn trách nhiệm hình sự". Ngƣời bị phạt cảnh cáo sẽ mang án tích một năm nếu từ khi bản án có hiệu lực pháp luật ngƣời bị kết án không phạm tội mới (khoản 2 Điều 64 Bộ luật hình sự năm 1999).
Nhƣ đã phân tích tại mục 1.3.2 trên đây, trƣờng hợp miễn hình phạt ngƣời phạm tội cũng có từ hai tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, nhƣng chỉ khác, họ đáng đƣợc khoan hồng đặc biệt, còn ngƣời bị áp dụng hình phạt cảnh cáo, không đƣợc khoan hồng đặc biệt cho nên không đƣợc miễn hình phạt.
Thứ tư, khi đối với tội mà bị cáo thực hiện có quy định hình phạt cảnh cáo hoặc Tòa án căn cứ vào Điều 47 Bộ luật hình sự năm 1999 quyết định áp dụng hình phạt cảnh cáo đối với các tội mà chế tài không quy định hình phạt này.
Trong Bộ luật hình sự nƣớc ta, hình phạt cảnh cáo đƣợc quy định ở nhiều điều luật với tính cách là hình phạt tùy nghi (lựa chọn) cùng với các hình phạt khác nhƣ cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn.
Trong số 165 cấu thành tội phạm ít nghiêm trọng, Bộ luật hình sự hiện
hành chỉ quy định hình phạt cảnh cáo tại 37 cấu thành, cụ thể là: Chương XII:
06 cấu thành; Chương XVI: 03 cấu thành; Chương XIX: 01 cấu thành; Chương XX:
06 cấu thành; Chương XXI: 01 cấu thành; Chương XXII: 03 cấu thành;
Chương XXIII: 01 cấu thành.
Nhƣ vậy, Tòa án đƣợc quyền áp dụng hình phạt cảnh cáo với 37 cấu thành có quy định hình phạt cảnh cáo. Ngoài ra, căn cứ vào Điều 47 Bộ luật
hình sự năm 1999 về "Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật",
Tòa án có thể áp dụng hình phạt cảnh cáo với ngƣời phạm tội mà trong cấu thành của tội ấy không quy định về hình phạt cảnh cáo nếu thỏa mãn các điều kiện theo quy định tại Điều 47 Bộ luật hình sự năm 1999:
Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, Tòa án có thể quyết định một hình phạt dƣới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhƣng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trƣờng hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Tòa án có thể quyết định một hình phạt dƣới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải đƣợc ghi rõ trong bản án [46].
Nhƣ vậy, khả năng "có thể quyết định một hình phạt dƣới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định" chỉ có thể thực hiện "khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại Khoản 1 Điều 46". Logic này cho phép suy đoán rằng, theo quan điểm của nhà làm luật, các tình tiết đƣợc quy định tại khoản 1 Điều 46 có vị trí cao hơn, ảnh hƣởng nhiều hơn đến mức độ ít nguy hiểm của hành vi phạm tội so với các tình tiết đƣợc hƣớng dẫn trong điểm c mục 5 Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP và các tình tiết khác mà Tòa án xem xét, cân nhắc quyết định cho bị cáo đƣợc hƣởng trong quá trình xét xử.
Ngoài ra, Điều 64: Quy định về thời hạn thử thách của ngƣời bị kết án, theo đó, ngƣời bị kết án đƣơng nhiên đƣợc xóa án tích nếu ngƣời đó không phạm tội mới trong thời hạn một năm kể từ ngày bản án của Tòa án tuyên có hiệu lực pháp luật. Quy định này của Bộ luật hình sự năm 1999 khác với quy định tại khoản 3 Điều 53 Bộ luật hình sự năm 1985 (ngƣời bị kết án đƣơng nhiên đƣợc xóa án tích nếu ngƣời đó không phạm tội mới trong thời hạn ba năm kể từ ngày bản án của Tòa án tuyên có hiệu lực pháp luật).
Tƣơng tự, Điều 71: Quy định về việc áp dụng hình phạt cảnh cáo đối với ngƣời chƣa thành niên phạm tội. Theo đó, hình phạt cảnh cáo, bên cạnh các hình phạt khác nhƣ: Phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, là một trong các hình phạt đƣợc áp dụng đối với ngƣời chƣa thành niên phạm tội.
Tóm lại, quy định của Phần chung Bộ luật hình sự năm 1999 về hình
phạt cảnh cáo còn thiếu định nghĩa pháp lý của khái niệm hình phạt cảnh cáo.
Điều 29 Bộ luật hình sự năm 1999 chỉ quy định các điều kiện áp dụng hình phạt cảnh cáo, không hề có sự xác định nội dung hình phạt cảnh cáo là gì. Việc xác định nội dung của hình phạt thông qua quy định của pháp luật có ý nghĩa rất quan trọng, nó làm cho mọi ngƣời thấy đƣợc các dấu hiệu bắt buộc của hình phạt [52, tr. 68], cụ thể:
- Đối với ngƣời áp dụng pháp luật (Tòa án): các nội dung pháp lý của hình phạt cho phép các Thẩm phán khi áp dụng hiểu đƣợc khả năng răn đe, giáo dục của hình phạt, hiệu lực và hiệu quả của nó.
- Đối với ngƣời bị kết án: họ có thể thấy đƣợc họ phải chịu những hạn chế gì, phải làm những gì khi thụ án. Đây chính là tác động của hình phạt ngay từ đầu vào ý thức của ngƣời bị kết án.
- Đối với cơ quan thi hành án: việc xác định những nội dung của hình phạt chắc chắn là có ý nghĩa quyết định đến việc tổ chức thi hành các biện pháp thực tiễn sao cho phù hợp với những đòi hỏi của hình phạt. Đó cũng chính là tiêu chí để kiểm tra, đánh giá mức độ cải tạo của ngƣời bị kết án.
- Đối với mọi công dân: việc pháp luật xác định rõ trong một điều luật các nội dung chính thức của hình phạt sẽ giúp họ hiểu đƣợc nội dung trừng trị của hình phạt góp phần nâng cao ý thức pháp luật của công dân và có tác dụng giáo dục, phòng ngừa chung rất lớn.
Đối chiếu với quy định về điều kiện áp dụng hình phạt cảnh cáo tại Điều 29 Bộ luật hình sự năm 1999, dù rằng có thể ngầm hiểu về nội dung của hình phạt cảnh cáo là sự khiển trách công khai của Tòa án đối với ngƣời bị kết án, tuy nhiên, cũng có ngƣời hiểu rằng "cảnh cáo là tha bổng" và có thể còn rất nhiều cách hiểu khác nữa. Đặc biệt, cảnh cáo còn là biện pháp đƣợc áp dụng phổ biến với tính cách là biện pháp xử lý hành chính. Nhƣ vậy, việc thiếu vắng quy định về nội dung hình phạt cảnh cáo sẽ là yếu tố bất lợi cho việc áp dụng hình phạt này, do đó cần đƣợc khắc phục trong quá trình sửa đổi Bộ luật hình sự trong tƣơng lai.
Ngoài ra, xuất phát từ việc đánh giá khả năng tác động của hình phạt cảnh cáo đối với ngƣời phạm tội, chúng tôi đồng ý với quan điểm cho rằng: cần tăng cƣờng tính nghiêm khắc của hình phạt này bằng cách bổ sung quy định của Bộ luật hình sự theo hƣớng bắt buộc các Tòa án sau khi tuyên án phải thông báo cho cơ quan nhà nƣớc, tổ chức xã hội nơi ngƣời bị kết án làm việc hoặc cƣ trú biết. Bởi vì, một mặt điều này nâng cao trách nhiệm cá nhân ngƣời bị kết án; mặt khác để các cơ quan, tổ chức đó biết và có trách nhiệm theo dõi, giám sát và giáo dục ngƣời bị kết án. Có nhƣ vậy mới "làm cho hình phạt đạt đƣợc mức độ cần và đủ để phát huy khả năng đặc thù của nó trong tổng thể các biện pháp khác của xã hội nhằm đấu tranh chống tội phạm một cách có hiệu quả" [52, tr. 68].