SỬ DỤNG ÁN LỆ KHI GIẢI QUYẾT HỢP ĐỒNG DÂN SỰ VÔ HIỆU Án lệ là nguồn giải thích và áp dụng luật trong lĩnh vực pháp luật hợp đồng

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về hợp đồng dân sự vô hiệu - thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 124)

Án lệ là nguồn giải thích và áp dụng luật trong lĩnh vực pháp luật hợp đồng đối với hệ thống pháp luật của nhiều nước trên thế giới. Án lệ có từ thời La Mã và đến thời kỳ pháp điển hóa ở Châu Âu thì án lệ phát triển mạnh mẽ. Án lệ về HĐDS vô hiệu là các bản án, quyết định của Tòa án (đường lối của Tòa án) về một vấn đề pháp lý được thừa nhận và trở thành khuôn mẫu để theo đó Tòa án vận

dụng giải quyết trong những trường hợp tương tự, vì "án lệ có hai nhiệm vụ: một

là giải thích và áp dụng pháp luật; hai là dự bị các cải cách pháp luật" [1, tr. 64].

Bởi thế mà "cần phải có án lệ vì luật không thể giải thích hết mọi vấn đề của Bộ

luật Dân sự" [19, tr. 87], và cũng vì "pháp luật đứng yên trong khi đời sống xã

hội của con người luôn thay đổi, vì lý do đó mà không ai có thể quy định tất cả

mọi vấn đề có thể phát sinh " [61]. Như tại Cộng hòa Liên bang Đức, Án lệ của

Tòa án tối cao về dân sự luôn được các tòa án cấp dưới tuân theo khi áp dụng trong thực tiễn áp dụng pháp luật. Trường hợp Tòa án cấp dưới không tuân theo cách giải thích và áp dụng pháp luật của các bản án mà Tòa án tối cao đã tuyên

thì Tòa án cấp dưới "có nghĩa vụ giải thích rõ vì sao nó không tuân theo" [59].

Vì vậy trong quá trình thực hiện hợp đồng có phát sinh những tình huống các bên chưa dự kiến trong hợp đồng gây khó khăn cho bên còn lại khi thực hiện hợp đồng thì Tòa án có quyền can thiệt sửa đổi, bổ sung hợp đồng. Chẳng hạn tại "Thuyết về trường hợp không dự tính được", Tòa án Liên bang Đức ngày 28/11/1923, quy định nếu có những thay đổi lớn về bối cảnh của nền kinh tế làm mất đi căn cứ, nền tảng của hợp đồng thì Tòa án có thể sửa đổi hợp đồng cho phù hợp; hay như vận dụng Điều 157 và Điều 242 BLDS Đức thì các thẩm phán trên cơ sở căn cứ vào nguyên tắc ngay tình trong giao kết và thực hiện hợp đồng có thể giải thích các điều khoản của hợp đồng theo hướng buộc các bên ký kết hợp đồng phải thực hiện thêm một số nghĩa vụ khác ngoài nội dung đã thỏa thuận hợp đồng. Qua đó đảm bảo công bằng về lợi ích kinh tế các bên trong giao

kết hợp đồng, chống lại hành vi làm dụng quyền tự do hợp đồng của bên thế mạnh với bên thế yếu trong quan hệ hợp đồng. PLDS Việt Nam chưa ghi nhận việc sử dụng án lệ trong quá trình giải quyết vụ việc cụ thể. Vì thế nên hay không nên chấp nhận án lệ ở Việt Nam đang là vấn đề được tranh luận. Một số nhà nghiên cứu Luật cho rằng "nếu án lệ được chấp nhận trong hệ thống pháp luật, nó sẽ tạo ra một sự tùy tiện trong vai trò quyết định của thẩm phán, điều này sẽ làm ảnh

hưởng đến nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam" [49, tr. 354-355]

hoặc một số cho rằng án lệ là một nguồn luật chỉ tồn tại trong hệ thống pháp luật Common Law mà không có trong hệ thống pháp luật Xã hội chủ nghĩa. Điều này có thể là sai lầm khi đánh giá án lệ không có vai trò gì trong hệ thống PLDS thành văn Civil Law, vì nhà làm luật không thể nào dự liệu hết mọi trường hợp xảy ra trong thực tế. Mặt khác bắt đầu từ năm 2004, TANDTC ở nước ta thường xuyên chọn lọc và công bố các Quyết định Giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán TANDTC để giải quyết những vụ án còn nhiều vướng mắc trong quá trình giải quyết tại các cấp trước đó. Bên cạnh đó theo quan điểm chỉ đạo của Đảng và nhà nước về mục đích xây dựng và hoàn thiện từng bước hoạt động của TAND thì "Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm và tái

thẩm" [15]. Để đưa án lệ vào thực tế, thiết nghĩ nên xem xét tới một số yếu tố sau:

Thứ nhất, tăng cường tổng kết, đánh giá quá trình áp dụng luật và giải

thích luật dân sự; ban hành, công bố nhiều hơn các quyết định Giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng thẩm phán TANDTC trong quá trình xem xét lại vụ việc.

Thứ hai, sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 3 BLDS về áp dụng án lệ

để làm cơ sở cụ thể hóa quy định này trong những quy định chuyên biệt.

Thứ ba, xây dựng chế tài nhằm gia tăng trách nhiệm và tính độc lập

của người có thẩm quyền áp dụng luật, thực thi luật. Bên cạnh đó cũng phải xây dựng một quy trình để đảm bảo trình độ chuyên môn của những người này.

Thứ tư, bổ sung nội dung án lệ là nguồn và cũng là một trong những

KẾT LUẬN

1. Hợp đồng dân sự vô hiệu là một chế định pháp lý khá quan trọng trong hệ thống PLDS ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới, nhằm xác định tính chất giao dịch, mục đích đích thực của chủ thể khi tham gia giao dịch để hướng tới bảo đảm quyền, lợi ích và sự tôn trọng nghĩa vụ của mỗi chủ thể trong quan hệ pháp luật hợp đồng. HĐDS vô hiệu cũng là vấn đề liên quan tới nhiều nội dung quan trọng, nhất là sự hài hòa lợi ích giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với nhóm cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức khác và cũng là nhận thức của cơ quan áp dụng pháp luật trong quá trình thực thi pháp luật đối với cùng nội dung vụ việc. Thông qua phân tích HĐDS vô hiệu cho thấy một cách tổng quan những vấn đề pháp lý đã được quy định và hiểu như thế nào, bên cạnh đó là hạn chế, thiếu sót; nói cách khác đây là vấn đề pháp lý khá phức tạp và có mối quan hệ biện chứng với nhiều vấn đề pháp lý quan trọng khác trong pháp luật về hợp đồng vì đây là nội dung thể hiện những tỳ ố - khiếm khuyết còn tồn tại khi giao kết xác lập hợp đồng. Việc nghiên cứu hoàn thiện quy định liên quan đến HĐDS vô hiệu sẽ giúp cho quá trình lập pháp sửa đổi, bổ sung, thay thế nội dung liên quan đến chế định này sẽ có tính định hướng, phù hợp và hiệu quả hơn trong mối tương quan với các quan hệ PLDS nội tại hoặc sẽ nảy sinh trong tương lai.

2. Luận văn tập trung nghiên cứu một số vấn đề liên quan tới chế định HĐDS vô hiệu dưới góc độ lý thuyết và thực tiễn giải quyết của PLDS Việt Nam và thế giới. Qua đó đề xuất một số giải pháp liên quan đến một số trường hợp cụ thể.

3. Nội dung chương 1 tập trung làm rõ khía cạnh pháp lý lý luận liên quan đến HĐDS vô hiệu nhằm mục đích cung cấp những kiến thức chung nhất cho quá trình nghiên cứu HĐDS vô hiệu. Kết quả chương nghiên cứu của chương này là tác giả đã nêu ra được khái niệm HĐDS vô hiệu.

4. Chương 2 tương đối quan trọng bởi nội dung tại chương 2 là sự phân tích thực tiễn áp dụng một số trường hợp về HĐDS vô hiệu trong thực tiễn những điểm linh hoạt cũng như những mặt hạn chế. Việc đánh giá này dựa trên thực tế xét xử đối với vụ việc cụ thể của cơ quan Tòa án và đây là tiền đề để xây dựng những đề xuất, giải pháp tại Chương 3 của luận văn.

5. Luận văn đã nêu lên những đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả của các quy định pháp luật liên quan đến HĐDS vô hiệu như đưa ra khắc phục hạn chế của những điều luật cụ thể. Mặt khác, trong bối cảnh ngày càng gia tăng xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa giữa các nền kinh tế, sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động kinh tế thương mại giữa các quốc gia đã ít nhiều tác động và làm thay đổi sâu rộng tuy duy quan hệ pháp luật trong đó có tư duy quan hệ pháp luật hợp đồng. Do đó việc hoàn thiện và tìm ra một cơ chế pháp lý điều chỉnh, giải quyết và có tính định hướng là một yêu cầu cụ thể và dài lâu. Sự đề xuất xây dựng nguyên tắc tự do hợp đồng hay như sử dụng án lệ để giải quyết những trường hợp vi phạm nguyên tắc chung hay như những trường hợp đã được giải quyết tương tự nhưng chưa được quy định; và là một yếu tố bổ sung quan trọng trong quá trình giải thích hợp đồng khi mà hợp đồng không có sự rõ ràng và có nhiều cách hiểu khác nhau.

6. Hợp đồng dân sự vô hiệu là chế định có nội dung bao hàm nhiều yếu tố trong đó là những tỳ ố - khiếm khuyết của hợp đồng mà trước đó từ Luật La Mã, cho tới pháp luật qua các giai đoạn xã hội vẫn luôn tồn tại trong các quan hệ PLDS. Bởi thế, trong luận văn này tác giả chỉ dám phân tích một số trường hợp về HĐDS. Tuy nhiên chắc chắn quá trình nghiên cứu chưa thể nào giải quyết triệt để một số vấn đề lạm dụng, án lệ, tự do hợp đồng… trong tương quan với sự vô hiệu của hợp đồng, tác giả coi đó như là hướng nghiên cứu tiếp khi có điều kiện.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về hợp đồng dân sự vô hiệu - thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)