KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM VỀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ VÔ HIỆU

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về hợp đồng dân sự vô hiệu - thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 50)

VIỆT NAM VỀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ VÔ HIỆU

1.4.1. Giai đoạn 1945 đến năm 1991

Giai đoạn 1945 đến năm 1989 là một giai đoạn đánh dấu nhiều biến chuyển, thay đổi trong đời sống xã hội nước ta từ phong kiến trở thành một

nước độc tập và có quyền tự quyết. Tuy nhiên trong những năm đầu giành được độc lập, tình hình trật tự xã hội chưa thực sự ổn định, những quy định pháp luật chưa ban hành kịp thời và thích ứng. Bởi vậy trước mắt Chính phủ quyết định tạm giữ các văn bản luật có từ thời kỳ phong kiến để áp dụng. Ngay sau khi khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Chính phủ lâm thời ban hành Sắc lệnh số 47 ngày 10/10/1945 quy định "Cho đến khi ban hành những bộ luật pháp duy nhất cho toàn cõi nước Việt Nam, các luật lệ hiện hành ở Bắc, Trung, Nam bộ vẫn tạm thời giữ nguyên như cũ, nếu những luật

lệ ấy không trái với những điều thay đổi ấn định trong sắc lệnh này…" [6].

Như vậy, quay trở lại văn bản dùng cho thời kỳ phong kiến thì hợp đồng được biết tới với tên gọi "khế ước" là chủ yếu, thể hiện rất nhiều trong Quốc triều hình luật - triều Lê và Luật Gia Long - triều Nguyễn, chẳng hạn như: (1) Khế ước vô hiệu do xâm phạm thuần phong mỹ tục, trật tự công cộng hay như HĐDS xác lập mà không có sự đồng ý của người có quyền gia trưởng trong gia đình sẽ bị coi là vô hiệu "Cha mẹ còn sống mà bán trộm điền sản, con trai phải phạt 60 trượng, biếm 2 tư, con gái phạt 50 roi, biếm 1 tư, phải trả nguyên

tiền cho người mua, điền sản trả lại cha mẹ…" [34, Điều 378]; (2) Khế ước vô

hiệu do vi phạm điều kiện về sự tự nguyện của người tham gia giao dịch. Sự tự nguyện và ngang bằng thời kỳ này cũng đã được pháp luật ghi nhận nhằm bảo vệ quyền, lợi ích của mỗi chủ thể trong quan hệ giao dịch tương ứng với nhau. Hợp đồng xác lập mà không có sự đồng nhất về ý chí thì bị coi là vô hiệu "Khi lập ước mà có sự tổn thiệt do sự bóc lột của một bên vì điều kiện

kinh tế của hai bên chênh lệch thì khế ước có thể coi là vô hiệu" [7]. Đến năm

1954 khi miền Bắc hoàn toàn độc lập và tiến lên xây dựng Xã hội chủ nghĩa thì pháp luật có những thay đổi quan trọng. Thông tư số 19/VHH-HS ngày 30/06/1955 của Bộ tư pháp đã yêu cầu các Tòa án không nên áp dụng luật lệ của đế quốc và phong kiến nữa. Khoảng thời kỳ từ 1954 đến 1975 là giai đoạn hai hệ thống pháp luật song song tồn tại, hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc, hệ thống pháp luật tư sản ở Miền Nam. Tại Công văn 1477/DS

ngày 11/12/1965 của Tòa án tối cao lần đầu tiên nhắc tới HĐDS vô hiệu là hợp đồng không có hiệu lực vì nó trái với pháp luật, không phù hợp với yêu cầu của chính sách và pháp luật của Nhà nước. Sau năm 1975 cả nước tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa, nhiều quy định mới được ban hành thay thế cho những văn bản pháp luật trước kia. Đến năm 1991 Pháp lệnh HĐDS ra đời thống nhất chung các quy định pháp luật về HĐDS vô hiệu từ nhiều thế kỷ trước. Tại quy định Điều 15 của Pháp lệnh này đã ghi nhận trường hợp hợp đồng vô hiệu: Hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái với đạo đức xã hội; Một hoặc các bên không có quyền giao kết hợp đồng; Hợp đồng do người dưới mười tám tuổi giao kết mà không có sự đồng ý có cha, mẹ hoặc người đỡ đầu thì có thể vô hiệu; Hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối hoặc bị đe dọa; Hợp đồng bị nhầm lẫn về nội dung chủ yếu của hợp đồng. Bên cạnh đó, tại Điều 16 Pháp lệnh HĐDScòn đưa ra việc xử lý HĐDS vô hiệu. Đây là sự tiến bộ và rõ ràng so với những văn bản pháp luật trước kia.

1.4.2. Giai đoạn từ 1991 đến 2005

Trước sự phát triển nhanh các mối quan hệ dân sự mà một số quy định HĐDS vô hiệu trong pháp lệnh đã không còn thích ứng được với thực tế, đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung. BLDS năm 1995 được ban hành ngày 28/10/1995 và có hiệu lực từ ngày 01/07/1996, thay thế cho Pháp lệnh HĐDS ngày 29/4/1991. Tại BLDS năm 1995 các nhà xây dựng luật đã mở rộng "hợp đồng dân sự vô hiệu" thành "giao dịch dân sự vô hiệu" nhưng vẫn kế thừa một số trường hợp dẫn tới hợp đồng vô hiệu như: vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội; vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa; vô hiệu do nhầm lẫn; vô hiệu do người chưa đủ mười tám tuổi xác lập mà không có đại diện của người này đồng ý; và có bổ sung những trường hợp mới phát sinh như: vô hiệu do giả tạo; vô hiệu do người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập; vô hiệu do người xác lập không nhận thức được hành vi; vô

thời hạn để các chủ thể trong quan hệ hợp đồng (quan hệ giao dịch) dân sự yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự là vô hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của mình. Hết thời hạn này chủ thể không có quyền, trừ trường hợp vi phạm vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội; vô hiệu do giả tạo; vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức thì thời hạn yêu cầu là không bị hạn chế. Bên cạnh đó, BLDS năm 1995 cho thấy sự tiến bộ khi đưa vào vấn đề bảo về quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu.

1.4.3. Giai đoạn từ 2005 đến nay

Mặc dù BLDS năm 1995 có rất nhiều ưu điểm trong chế định giao dịch dân sự vô hiệu, thế nhưng sau 10 năm thực tế lại có nhiều điểm bất cập liên quan đến thực thi và giải quyết hợp đồng vô hiệu (giao dịch xác lập thông qua phương tiện điện tử có vô hiệu không? Sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ đối với người thứ ba thì như thế nào? Người thứ ba trong giao dịch thể hiện ra sao?…), thì ngày 14/06/2005 BLDS năm 2005 được ban hành, có hiệu lực ngày 01/01/2006 có sự kế thừa, sửa đổi, thêm mới một số nội dung về HĐDS vô hiệu, như ghi nhận "sự vô hiệu hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ" và "sự vô hiệu hợp đồng phụ không làm vô hiệu hợp đồng chính", hoặc HĐDS vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về hợp đồng dân sự vô hiệu - thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)