VẤN ĐỀ VI PHẠM HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG VÀ TƯƠNG QUAN SỰ VÔ HIỆU HỢP ĐỒNG

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về hợp đồng dân sự vô hiệu - thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 116)

VÔ HIỆU HỢP ĐỒNG

3.5.1. "Trường hợp pháp luật có quy định khác" tại đoạn 2 khoản 2 Điều 401 Bộ luật Dân sự năm 2005

Đoạn 2 khoản 2 Điều 401 BLDS năm 2005 ghi nhận: "Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật

có quy định khác" [28], là một quy định phù hợp với bản chất các quan hệ PLDS của chủ thể khi xác lập hợp đồng. Tuy nhiên, như đã phân tích nêu trên tại mục 2.3.2.1 của luận văn thì việc quy định hình thức HĐDS là yếu tố dẫn tới HĐDS vô hiệu còn có những mặt hạn chế nhất định. Theo đó nhiều nhà nghiên cứu luật đưa ra những quan điểm khác nhau xung quanh vấn đề này, nhất là khái niệm "trừ tường hợp pháp luật có quy định khác", chẳng hạn: Quan điểm thứ nhất, cho rằng quy định tại điều 122, khoản 2 Điều 124, Điều 127 BLDS năm 2005 là những quy định chung, mang tính nguyên tắc, không nhất thiết hợp đồng vi phạm điều kiện về hình thức là vô hiệu; Quan điểm thứ hai, phủ nhận quan điểm thứ nhất vì khi pháp luật đã quy định hình thức của giao dịch là một điều kiện bắt buộc thì khi các bên vi phạm điều kiện về hình thức thì giao dịch sẽ vô hiệu. Quan điểm thứ ba, ghi nhận cả hai quan điểm trên nghĩa là trong một số trường hợp nhất định hợp đồng có thể bị tuyên vô hiệu do vi phạm về hình thức hoặc không bị coi vô hiệu do vi phạm hình thức. Nghiên cứu một số quy định PLDS nhiều nước trên thế giới nhận thấy: Tại Pháp chức năng chứng cứ của hình thức văn bản được coi trọng hơn là căn cứ để xác định hiệu lực của hợp đồng. Không tuân thủ hình thức văn bản do luật quy định không dẫn tới sự vô hiệu của hợp đồng; Tại Đức quy định hình thức hợp đồng khắt khe hơn, coi việc tuân thủ hình thức văn bản do luật định là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, không tuân thủ hình thức văn bản có thể dẫn tới sự vô hiệu của hợp đồng nhưng khi tuyên hợp đồng vô hiệu lại dựa trên xem xét hành vi của các bên có phù hợp với nguyên tắc thiện chí hay không hoặc dựa trên điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Tại Mỹ nguyên tắc công bằng quyền lợi và đảm bảo quyền lợi hài hòa đúng bản chất giao dịch được pháp luật Mỹ tôn trọng và bảo vệ, như hợp đồng về chuyển quyền sở hữu đối với đất đai vi phạm yêu cầu về hình thức có thể không bị vô hiệu, nếu nguyên đơn có đầy đủ cơ sở tin rằng hợp đồng đã được ký kết và đã làm phát sinh hiệu lực, và trong trường hợp này, để đảm bảo sự công bằng, việc yêu cầu thực hiện hợp đồng phải được chấp thuận. Còn pháp luật nước Nga thì dung hòa cả hai yếu tố vô hiệu và không vô hiệu nhưng tùy thuộc vào từng trường

hợp cụ thể như tại khoản 2 Điều 165 BLDS Liên bang Nga quy định hợp đồng không tuân thủ hình thức văn bản có chứng thực và yêu cầu đăng ký nếu pháp luật có quy định thì vô hiệu; tuy nhiên nếu một trong các bên đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ giao dịch mà theo quy định của pháp luật phải công chứng, chứng thực và bên kia từ chối chứng thực, tòa án có quyền theo yêu cầu của bên đã thực hiện, công nhận hợp đồng có hiệu lực. Trong trường hợp này hợp đồng không cần phải công chứng. Qua đó cho thấy, việc quy định tại khoản 2 Điều 401 BLDS năm 2005 có thể nói là hợp lý nếu làm rõ hơn vấn đề nội dung "trừ trường hợp pháp luật có quy định khác" được hiểu như thế nào. Xem xét toàn bộ nội dung của BLDS cũng không thấy có trường hợp nào ghi nhận nếu không tuân thủ hình thức bắt buộc thì hợp đồng vô hiệu. Đây cũng là cách hiểu theo quan điểm của Thẩm phán Tưởng Duy Lượng - Chánh tòa Dân sự, TANDTC khi viết về "Điều kiện hình thức giao dịch theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005" cho rằng: "nếu không có quy định nào của pháp luật đề cập đến việc vô hiệu về hình thức của hợp đồng thì dù có một hợp đồng nào đó có vi phạm điều kiện về hình thức cũng không bị vô hiệu" [22]. Bởi thế nếu dẫn chiếu tới Điều 134 BLDS năm 2005 để lý giải cho nội dung gọi là "trừ trường hợp pháp luật có quy định khác" thì chưa thực sự thuyết phục vì Điều 134 chỉ cho rằng trong trường hợp hình thức giao dịch là điều kiện có hiệu lực của giao dịch được pháp luật ghi nhận thì khi vi phạm giao dịch đó có thể vô hiệu. Vậy trường hợp vi phạm vấn đề hình thức giao dịch là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà giao dịch đó vẫn có giá trị, các bên liên quan vẫn được bảo vệ quyền, lợi ích, nghĩa vụ thì giải thích như thế nào. Xin minh chứng bằng vụ việc cụ thể theo Quyết định số 15/2006/DS-GĐT ngày 15/02/2006 của Tòa Dân sự - TANDTC như sau: Thời điểm năm 1994 vợ chồng ông Nguyên có lập "giấy nhượng đất cho em" là vợ chồng ông Duyệt với diện tích 2 sào trong tổng số 7.677 m2, phần còn lại vợ chồng ông Duyệt có toàn quyền sử dụng khi vợ chồng ông Nguyên chết. Khi các bên có tranh chấp thì giấy chuyển nhượng nêu trên không có công chứng hoặc chứng thực. Trong quá trình giải quyết tranh chấp, bà Thế - vợ ông Nguyên lúc này

đã chết chấp nhận cho vợ chồng ông Duyệt 2.000 m2 đất, văn bản tặng cho cũng không có công chứng hoặc chứng thực. Theo TANDTC thì Tòa án cấp sơ thẩm công nhận sự tự nguyện của bà Thế cho vợ chồng ông Duyệt 2.000 m2 đất trong tổng số 7.677 m2 đất là có căn cứ. Như vậy có thể thấy hình thức của hợp đồng không hề ảnh hưởng tới giá trị hợp đồng khi mà hình thức của hợp đồng đã vi phạm điều kiện hình thức hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 463 BLDS năm 1995.

Ngoài ra, trong báo cáo tổng kết ngành TAND năm 1980 cũng đã nêu lên hướng giải quyết hình thức hợp đồng (hợp đồng mua bán nhà) đã nêu tại Nghị định số 2/CP ngày 04/01/1979, đó là nếu các bên mua bán mà "không chứng nhận hoặc trước bạ sang tên, qua điều tra nếu có đủ chứng minh là hai

bên thực tế có sự mua bán là hợp pháp" [43]. Do đó, để đảm bảo sự phù hợp

của quy định tại đoạn 2 khoản 2 Điều 401 với quy định khác của BLDS 2005 như quy định tại Điều 122, Điều 124, Điều 134 thì thiết nghĩ các nhà làm luật nêu điều chỉnh theo hướng dựa trên nguyên tắc tôn trọng tự do ý chí để ghi

nhận vấn đề này. Có thể là "hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi

phạm về hình thức trừ trường hợp quy định tại Điều 134 Bộ luật này".

3.5.2. Điều kiện không thực hiện khắc phục hình thức và vấn đề hợp đồng vô hiệu do vi phạm hình thức

Khi có sự vi phạm hình thức hợp đồng mỗi bên tự khắc phục được hoặc cả hai cùng khắc phục. Do đó Điều 134 BLDS năm 2005 thể hiện "… tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà

không thực hiện thì giao dịch vô hiệu" [28]. Về nguyên tắc việc quy định nêu

trên hoàn toàn hợp lý và rất rõ ràng, tuy nhiên thực tế có thể xảy ra trường hợp một hoặc các bên thực hiện nhưng không thể thực hiện được do có những điều kiện nhất định khác đã thay đổi khiến cho một hoặc các bên muốn làm song không làm được. Lúc này mỗi bên hoặc các bên có vi phạm điều kiện "không thực hiện" hay không. Không thực hiện nghĩa là không làm bất kỳ

một điều gì theo yêu cầu nhất định của bên có quyền. Chẳng hạn như A bảo B đưa quyển vở màu xanh trên mặt bàn cho A nhưng B đưa cho A; hành động không đưa cho A của B là không thực hiện. Điều này khác hoàn toàn so với việc không thể thực hiện hoặc thực hiện không được. Vì không thể thực hiện nghĩa là người muốn thực hiện sự việc đó nhưng do những yếu tố khác nhau dẫn tới họ không thể thực hiện được, như sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khi họ thực hiện theo yêu cầu của bên còn lại. Trong trường hợp này ý chí của họ là mong muốn thực hiện chứ không phải là không muốn thực hiện. Cho nên thiết nghĩ các nhà làm luật cũng cân nhắc đưa trường hợp này

trong lần sửa đổi BLDS "…quá thời hạn đó mà không thực hiện hoặc thực

hiện không được thì…". Và bổ sung thêm cách xác định thời hạn yêu cầu khắc

phục, thực hiện quy định về hình thức để phù hợp với thông lệ pháp luật

"Khoảng thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan sẽ không được tính vào khoảng thời hạn nêu trên".

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về hợp đồng dân sự vô hiệu - thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)