NGƯỜI THỨ BA TRONG TRƯỜNG HỢP HỢP ĐỒNG DÂN SỰ VÔ HIỆU DO BỊ LỪA DỐI, BỊ ĐE DỌA

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về hợp đồng dân sự vô hiệu - thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 111)

HIỆU DO BỊ LỪA DỐI, BỊ ĐE DỌA

Hợp đồng dân sự là sự tương tác quyền, nghĩa vụ trực tiếp của các chủ thể. Khi một bên tham gia HĐDS do bị lừa dối, đe dọa thì có quyền yêu cầu

Tòa án tuyên bố hợp đồng đó vô hiệu, và cũng giải thích rằng lừa dối hoặc đe

dọa "trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc bên thứ ba làm cho

bên kia…". Như vậy sự lừa dối, đe dọa của bên thứ ba cũng là một trong

những điều kiện để Tòa án tuyên bố HĐDS vô hiệu. Đây cũng là một nội dung mới có ý nghĩa trong quá trình xem xét HĐDS vô hiệu bởi: (1) Lần đầu tiên ghi nhận sự lừa dối của bên thứ ba trong giao dịch cũng là nguyên nhân dẫn tới HĐDS vô hiệu; (2) Mở rộng trường hợp lừa dối dẫn tới HĐDS vô hiệu (điều mà Pháp lệnh HĐDS hay BLDS năm 1995 chưa thấy thể hiện). Tuy nhiên, xuyên suốt toàn bộ nội dung Điều 132 BLDS năm 2005 và quy định khác của BLDS thì "người thứ ba" trong giao dịch như đã đề cập tại Điều luật chưa được giải thích đầy đủ và thường được hiểu rằng hễ có sự lừa dối của bên thứ ba là hợp đồng có thể vô hiệu. Do đó, dẫn tới một số trường hợp có thể phát sinh khiến các nhà áp dụng luật không thể hiểu một cách thống nhất, như:

Thứ nhất, người thứ ba không có mối quan hệ với một bên tham gia

giao dịch để lừa dối bên kia. Trường hợp này hai bên chủ thể trong hợp đồng rõ ràng đã tin tưởng sự đảm bảo của bên thứ ba về tính chất đối tượng hoặc nội dung giao dịch, qua đó xác lập hợp đồng trên nguyên tắc đồng thuận về mặt ý chí. Như vậy người thứ ba lúc này không thể trở thành căn cứ làm cho hợp đồng vô hiệu. Thông thường hai bên chủ thể xác lập hợp đồng trong trường hợp này được coi là bên bị lừa dối, bị đe dọa bởi bên thứ ba (bên lừa dối, đe dọa)

Thứ hai, người thứ ba có mối liên hệ với một bên trong hợp đồng và

sự lừa dối, đe dọa phát sinh từ một chủ thể trong mối quan hệ này. Điều này có nghĩa là bên lừa dối, đe dọa và bên thứ ba đã có sự thông đồng, thống nhất về mặt lý trí để lừa dối, đe dọa bên kia nhằm đưa bên kia tới mục đích cuối cùng là xác lập hợp đồng. Trường hợp này, xét về bản chất vẫn là mối quan hệ giữa hai bên, bên lừa dối và bên bị lừa dối mà thôi.

Như vậy, để đảm bảo cho việc áp dụng pháp luật và hiểu thống nhất về bên thứ ba được nhắc tới trong khái niệm lừa dối, đe dọa thiết nghĩ phải quy định cụ thể, chi tiết hơn về người thứ ba, cụ thể bổ sung thêm quy định tại

Điều 132 BLDS năm 2005 về "Người thứ ba phải là người có mối quan hệ

với bên lừa dối, đe dọa".

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về hợp đồng dân sự vô hiệu - thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 111)