NHẦM LẪN TRONG GIAO KẾT HỢP ĐỒNG DÂN SỰ

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về hợp đồng dân sự vô hiệu - thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 107)

Nhầm lẫn chỉ là trường hợp chủ thể đánh giá sai về thực tế khách quan, vì thế không nên coi cứ nhầm lẫn là có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố HĐDS vô hiệu.

3.1.1. Ghi nhận thêm trường hợp dẫn tới nhầm lẫn

Bộ luật Dân sự năm 2005 xây dựng nguyên nhân dẫn tới sự nhầm lẫn bằng cách đưa yếu tố "lỗi" làm cơ sở xác định trường hợp nhầm lẫn, nhưng lại chưa đề cập đến khả năng lỗi của các bên tức là các bên cùng có lỗi dẫn tới sự nhầm lẫn khi giao kết hợp đồng. Điều này hoàn toàn có khả năng xảy ra trên thực tế trong các quan hệ HĐDS. Quay trở lại quy định của BLDS năm 1995 hoặc Pháp lệnh HĐDS năm 1991, tại hai văn bản này chỉ ghi nhận tuyên bố hợp đồng vô hiệu mà không phân biệt ra trường hợp vô hiệu giống như tại BLDS năm 2005 và nội dung mà điều luật bao trùm cả yếu tố "lỗi vô ý" và "lỗi cố ý", điều mà có thể gây hiểu nhầm trong quá trình áp dụng pháp luật khi cho rằng hành vi cố ý gây nhầm lẫn cũng là nguyên nhân dẫn tới HĐDS vô hiệu do nhầm lẫn. Như vậy kéo theo sự không đồng nhất giữa hành vi "lừa dối" và hành vi cố ý gây nhầm lẫn, là yếu tố khiến cho HĐDS vô hiệu. Bởi "sự nhầm lẫn và lừa dối trong giao dịch dân sự đều có một điểm chung là bên bị nhầm lẫn và bên bị lừa dối do hiểu sai lệch (nhầm lẫn) về chủ thể, về tính chất của đối tượng … nên đã xác lập giao dịch". Quan sát một số quy định liên quan đến yếu tố "nhầm lẫn" của pháp luật một số nước trên thế giới thì thấy xu hướng thừa nhận thêm "nhầm lẫn" xuất phát từ hai phía chủ thể trong hợp đồng, chứ không chỉ riêng một bên bị nhầm lẫn như hiện tại BLDS Việt Nam đang ghi nhận. Theo BLDS Pháp thì "sự nhầm lẫn chỉ trở thành nguyên

nhân làm cho hợp đồng vô hiệu khi đó là nhầm lẫn về nội dung cơ bản của vật là đối tượng hợp đồng" [25, Điều 1110] hoặc như tại Bộ nguyên tắc Châu Âu về hợp đồng đã cho phép một bên yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu "(iii)

Hoặc bên kia cùng có nhầm lẫn" [50, Điều 4:103] hoặc như Bộ nguyên tắc

Unidroit về Hợp đồng thương mại quốc tế thể hiện một bên có quyền yêu cầu

tuyên bố hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn "khi bên kia cũng có cùng nhầm lẫn"

[50, Điều 3.5]. Đây cũng là xu hướng chung được thừa nhận ở một số nước

trên thế giới. Và do đó nên chăng thay đổi cụm từ "Khi một bên có lỗi vô ý

làm cho bên kia nhầm lẫn…" thành "Khi một hoặc hai bên nhầm lẫn về…".

Điều này phù hợp và có tính bao quát cả vấn đề lỗi vô ý hoặc lỗi từ hai phía chủ thể. Hoặc là bổ sung lỗi từ cả hai phía vào điều luật và đoạn 1 Điều 131

BLDS năm 2005 sửa thành "Khi một bên có lỗi vô ý hoặc cả hai bên cùng có

lỗi làm cho bên kia nhầm lẫn thì…" sẽ cho thấy rõ ràng khi áp dụng pháp luật

trên thực tế.

3.1.2. Bổ sung yếu tố nhầm lẫn về chủ thể cũng dẫn tới hợp đồng vô hiệu

Ba văn bản về hợp đồng có quy định về nhầm lẫn là Pháp lệnh HĐDS năm 1991, BLDS năm 1995 và BLDS năm 2005 chỉ đề cập tới nhầm lẫn về nội dung của hợp đồng, không đề cập đến nhầm lẫn về chủ thể của hợp đồng. Điều này dẫn tới khi phát sinh nhầm lẫn chủ thể trong HĐDS khó mà có chế tài thỏa đáng để giải quyết. Xin mượn một ví dụ của TS. Đỗ Văn Đại về vụ việc cụ thể: Bà Lê Thị Hòa và ông Hoàng Hiếu Dân đã ly hôn ngày 11/05/2001, nhưng tại giấy vay ngày 18/01/2003 do ông Hoàng Hiếu Dân lập, xác định ông có vay bà Oanh 30 lượng vàng; phía dưới dòng chữ "người vay" ông Dân ký tên và ghi rõ họ tên, phía bên phải giấy này có chữ ký của bà Lê Thị Hòa. Theo Tòa án, không đủ cơ sở xác định bà Lê Thị Hòa là người vay (...). Tuy nhiên, bà Oanh nêu bà chỉ đồng ý cho hai vợ chồng vay chứ không cho ông Dân vay, vì ông Hoàng Hiếu Dân và bà Lê Thị Hòa muốn giấu tình trạng hôn nhân giữa hai người nên bà Hòa dù không vay nợ nhưng vẫn ký thì

bà cũng có một phần lỗi làm bà Oanh nhầm tưởng mà cho vay, nên đây là giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn và phải tuyên bố giao dịch này vô hiệu, bà Lê Thị Hòa phải có một phần trách nhiệm, cụ thể là bà Lê Thị Hòa phải trả 1/2 số nợ là phù hợp. Ở đây, Tòa án áp dụng Điều 131; Điều 137

BLDS" 2005, tức các quy định về nhầm lẫn trong BLDS [13]. Rõ ràng bà

Oanh đã nhầm lẫn tưởng rằng ông Dân và bà Hòa là hai vợ chồng, chứ nội dung của hợp đồng đó là sự chuyển dịch tiền theo phương thức cho vay thì không hề bị nhầm lẫn. Nhưng Tòa án căn cứ vào Điều 131; 137 BLDS 2005 để tuyên hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn thì thực sự là chưa thuyết phục. Do đó khi sửa đổi BLDS nên xem xét đến việc sửa đổi về quy định nhầm lẫn làm cho HĐDS vô hiệu liên quan đến chủ thể, có thể theo hai hướng sau:

Thứ nhất, thừa nhận yếu tố chủ thể dẫn tới việc hợp đồng giao kết vô

hiệu nhưng không phải bất kỳ trường hợp nào khi nhầm lẫn về chủ thể cũng dẫn tới sự vô hiệu. Tại phần quy định chung của BLDS 2005 cũng như một số quốc gia trên thế giới thì nguyên tắc tự do ý chí luôn được coi trọng. Việc xác lập và thực hiện nội dung trong thỏa thuận là điều PLDSu bảo vệ rất chặt chẽ. Vì thế ngay tại Điều 1110 BLDS Pháp có quy định "Sự nhầm lẫn về nhân thân của chủ thể không phải là nguyên nhân làm hợp đồng vô hiệu, trừ trường hợp nhân thân của chủ thể là yếu tố quyết định dẫn đến việc giao kết hợp đồng" [25]. Hay như tại Bỉ, Luxembourg nhầm lẫn về chủ thể tham gia giao kết hợp đồng cũng là một lý do làm cho hợp đồng vô hiệu khi nhân thân của

chủ thể có ảnh hưởng tới quyết định giao kết hợp đồng.

Thứ hai, khi nhầm lẫn về chủ thể thì hợp đồng sẽ vô hiệu. Bản chất

hướng tới trong giao dịch là lợi ích chủ thể sẽ được thỏa mãn như thế nào, ra sao, và đây là điều quan trọng, được quan tâm chủ đạo của mỗi bên giao dịch. Hơn nữa yếu tố thỏa thuận và tự nguyện là hai yếu tố cơ bản cấu thành nên nội dung của hợp đồng mà nhầm lẫn cũng là một tỳ tố của ưng thuận mà thôi. Chấp thuận hay không chấp thuận giao kết hợp đồng đều do chủ thể giao kết quyết định. Cho nên có thể nói chủ thể hợp đồng là vấn đề tiên quyết quyết

định nội dung hợp đồng, bản chất hợp đồng và lợi ích mỗi chủ thể trong hợp đồng, do đó khi nhầm lẫn về chủ thể hợp đồng sẽ dẫn tới hợp đồng vô hiệu. Xét trên thực tiễn PLDS Việt Nam thiết nghĩ việc bổ sung quy định về nhầm lẫn chủ thể dẫn tới hợp đồng vô hiệu là khá cần thiết vì: (1) Chế định về nhầm lẫn dẫn tới HĐDS vô hiệu sẽ hoàn thiện hơn và khắc phục những thiếu sót đang tồn tại khi áp dụng quy định này trên thực tế; (2) Thuận lợi cho người áp dụng Luật trong các quan hệ PLDS, giải quyết quan hệ phát sinh khi giao dịch

dân sự; (3) Phù hợp với điều kiện chung của PLDS các nước trên thế giới.

3.1.3. Điều kiện "không chấp nhận" và mối tương quan để "Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu"

Điều 131 BLDS năm 2005 quy định Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu khi có điều kiện yêu cầu của bên bị nhầm lẫn yêu cầu bên kia thực hiện việc thay đổi sự nhầm nhẫn nhưng không được chấp nhận. Đây là nội dung tương đối hợp lý vì: (1) Xét trên nguyên tắc BLDS, yếu tố thỏa thuận giữa các chủ thể luôn được giữ ở vị trí hàng đầu. Mọi thỏa thuận không trái với quy định pháp luật; không đi ngược lại đạo đức, truyền thống văn hóa địa phương, dân tộc thì được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Do đó PLDS dành cho chủ thể trong giao dịch dân sự có cơ hội khắc phục những sai sót khi xác lập hợp đồng nhằm đảm bảo quyền, lợi ích của mỗi bên khi tham gia giao dịch; (2) Việc nhầm lẫn trong giao dịch trong nhiều trường hợp không phải là yếu tố các bên mong muốn. Đôi khi việc nhầm lẫn các bên không dự liệu được. Nhưng ý chí, mong muốn, nguyện vọng các bên đã xác lập là thực. Do vậy, pháp luật dành cho bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu khắc phục hạn chế này của giao dịch nhằm đảm bảo cho giao dịch phù hợp với những trường hợp đã được quy định trong những điều khoản khác liên quan. Qua đó bảo vệ tính toàn vẹn của quy định pháp luật. Tuy nhiên, cũng cần phải đặt ra tình huống bên kia (bên đối lập với bên bị nhầm lần trong giao dịch) chấp nhận thay đổi nội dung của giao dịch, nhưng nội dung của giao dịch không thể nào thay đổi được theo như mong muốn của một bên hoặc của của cả hai bên. Chẳng hạn, hai bên giao kết mua

bán chiếc xe máy. Xe này là xe bị cướp nhưng bên bán không biết và bên mua cũng không biết. Bên mua đinh ninh rằng đây là tài sản hợp pháp của bên bán. Các bên không thể nào biến chiếc xe bị cướp đó thành chiếc xe hợp pháp được. Trong trường hợp này nội dung của giao dịch là không thể nào thay đổi được.

Vì thế nên chăng bổ sung yếu tố bên bị yêu cầu thay đổi nhưng không thể thay

đổi được vào trong quy định để đảm bảo chặt chẽ, có tính dự phòng, hoàn thiện

quy định pháp luật và đảm bảo tốt hơn quyền, lợi ích của bên bị nhầm lẫn. 3.1.4. Khái niệm "nhầm lẫn"

PLDS không hề nhắc tới khái niệm "nhầm lẫn" hoặc hiểu như thế nào về "nhầm lẫn" và cũng chưa có quy định hướng dẫn về vấn đề này. Các nhà thực thi luật hiện nay khi áp dụng quy định điều 134 BLDS 2005 đều hiểu theo ý chí chủ quan của cá nhân, do đó đôi khi có thể dẫn tới sai sót khi thực hiện. Hiểu theo nghĩa chung "Nhầm lẫn đó là sự khác nhau giữa nhận thức của một bên về một vấn đề và thực tế của vấn đề này". Nhận thức này nảy sinh tại thời điểm biết được đối tượng của giao dịch, nhưng pháp luật không bắt buộc phải biết được là có sự nhầm lẫn khi giao kết tại thời điểm giao kết mà phải khai thác những thông tin phát hiện sau để biết có nhầm lẫn hay không để đảm bảo lợi ích chi chính người giao kết và phù hợp với quy định của pháp luật. Nhận thức có sự thay đổi theo thời gian nghĩa là nhận thức sẽ có sự khác nhau ở những thời điểm nhất định. Nhận thức phù hợp tại thời điểm này nhưng ở thời điểm khác thì không còn phù hợp nữa, cho nên việc xác định thời điểm được coi là nhầm lẫn về nhận thức là vô cùng quan trọng trong quá trình xác định tính chất, bản chất của vấn đề. Theo như PLDS Việt Nam thì nhận nhầm lẫn nảy sinh ngay tại "thời điểm giao dịch dân sự được xác lập".

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về hợp đồng dân sự vô hiệu - thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)