THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ VÔ HIỆU TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về hợp đồng dân sự vô hiệu - thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 61)

HIỆU TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP

2.2.1. Hợp đồng dân sự vô hiệu do vi phạm điều kiện năng lực của chủ thể khi tham gia giao kết hợp đồng

Việc xác định quyền, nghĩa vụ của mỗi cá nhân lệ thuộc vào kết quả đánh giá năng lực pháp luật và năng lực hành vi của cá nhân đó. Khả năng được thực hiện quyền hay không và thực hiện quyền đó đến đâu đều do năng lực của cá nhân đó quyết định. Năng lực chủ thể của cá nhân khi tham gia giao kết hợp đồng bao gồm năng lực PLDS của cá nhân, năng lực hành vi dân sự. Mặt khác, hợp đồng "là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay

đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự" [28, Điều 388], cho thấy chủ thể

hợp đồng không chỉ là cá nhân mà còn có sự tham gia của chủ thể khác như pháp nhân, tổ chức. Năng lực pháp luật của pháp nhân có từ thời điểm tư cách pháp nhân phát sinh. Năng lực pháp luật của pháp nhân do luật xác định về nội dung, phù hợp với đặc điểm của từng loại pháp nhân. Mỗi pháp nhân có những mục đích để theo đuổi và do đó quyền và nghĩa vụ cũng giới hạn bởi chính các mục đích đó. Và pháp nhân không có năng lực hành vi thực. Pháp nhân vận hành thông qua vai trò của những cá nhân cụ thể đảm nhiệm chức vụ cụ thể. Năng lực hành vi của pháp nhân thực ra là năng lực hành vi mà pháp nhân "vay mượn" của cá nhân. Có thể thấy năng lực PLDS và năng lực hành vi dân sự tồn tại trong mối quan hệ và có vai trò thiết yếu trong quá trình xác lập, thực hiện HĐDS. Bởi thế pháp luật dự liệu và quy định ra từng trường hợp cụ thể HĐDS vô hiệu liên quan tới năng lực hành vi dân sự: mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự, chưa đủ tuổi thành niên… Các quy định này phù hợp với quy định pháp luật.

2.2.1.1. Bản án

Bản án số 01/2006/DSST ngày 21/02/2006 của TAND huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái xét xử tranh chấp chuyển nhượng quyền sử dụng đất với nội dung như sau: Ông Cường và bà Bính có diện tích đất 288m2 chuyển nhượng cho anh Thăng (con riêng của bà Bính) là một phần trong tổng số diện tích mà mẹ ông Cường để lại sau khi chết không có di chúc. Thời điểm chuyển dịch quyền sử dụng đất trên là ngày 20/01/2004. Tại bản án số 02/DSST ngày 17/5/2005 Tòa án căn cứ vào quy định của pháp luật về thừa kế để chia cho ông Cường được sử dụng 288m2 đất trên và đây được coi là tài sản riêng của ông Cường. Ngày 10/08/2005 anh Hưng là con trai của ông Cường với bà Chế (vợ cũ của ông Cường) mới đăng ký việc giám hộ cho ông Cường tại Ủy ban nhân dân xã. Theo đề nghị của anh Hưng, TAND huyện Văn Chấn đã ra quyết định trưng cầu giám định pháp y tâm thần với ông Cường. Tại Biên bản giám định pháp y tâm thần số 147/GĐPY ngày 15/12/2005 của Tổ chức giám định pháp y tỉnh đã kết luận: Ông Cường bị mắc bệnh "loạn thần do sử dụng rượu". Thời điểm mắc bệnh là trước ngày 01/01/2004 với biểu hiện của căn bệnh là mất hoàn toàn khả năng tư duy, khả năng hiểu biết và khả năng điều khiển hành vi của bản thân mình. Trên cơ sở kết luận giám định như trên, ông Cường được coi là người mất hoàn toàn năng lực hành vi dân sự từ thời điểm trước ngày 01/01/2004 thì bà Bính là vợ ông Cường trong mọi giao dịch dân sự phải tham gia với tư cách là người giám hộ để đại diện cho ông Cường nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ông Cường. Nhưng trên thực tế trong quá trình giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bà Bính đã không tham gia giao kết với tư cách là người giám hộ của ông Cường, không đăng ký việc giám hộ mà tham gia ký kết hợp đồng như một chủ thể sở hữu tài sản với chính con riêng của bà Bính là anh Thăng. Như vậy trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, ông Cường không hề có người giám hộ và không có ai đăng ký việc giám hộ cho ông Cường theo quy định của Điều 58 và 62 BLDS. Tại

Bản án này, TAND huyện Văn Chấn cho rằng anh Thăng đã ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất với ông Cường là người mất năng lực hành vi dân sự. Và bà Bính là người không có quyền định đoạt, xử lý tài sản là đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng mà không có sự tham gia của người đại diện cho ông Cường. Vì vậy đã làm phát sinh một hợp đồng với các giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm quy định tại Điều 133 BLDS. Vì vật cần căn cứ vào quy định tại khoản 2 Điều 137 BLDS để hủy hợp đồng chuyển nhượng nêu trên và xử buộc anh Thăng trả lại 288m2 đất thổ cư cho ông Cường và người đại diện là anh Hưng...

Vì thế tại phần quyết định của bản án TAND huyện Văn Chấn đã quyết định: "Căn cứ vào các Điều 127, 131, 171, 179, 180, 195 Bộ luật Tố tụng dân sự; căn cứ vào các Điều 58, 62, 133, khoản 2 Điều 137, khoản 2 Điều 161, khoản 1 Điều 676 BLDS: Xử hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Cường và bà Bính với anh Thăng. Buộc anh Thăng phải trả lại 288m2 đất thổ cư cho ông Cường và người giám hộ của ông Cường là anh Hưng quản lý, sử dụng; Xử buộc anh Hưng phải thanh toán cho anh Thắng số tiền..." [12].

2.2.1.2. Phân tích

Trên thực tế pháp lý, rất hiếm thấy tranh chấp về giao dịch được thiết lập bởi một người mất năng lực hành vi dân sự. Do đó, bản án của TAND huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái công bố là rất đáng lưu tâm. Theo quy định của pháp luật thì năng lực hành vi dân sự là một trong các điều kiện phải có để làm phát sinh hiệu lực của giao dịch dân sự [28, Điều 122] và "giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 122 của Bộ luật

này thì vô hiệu" [28, Điều 127]. Như vậy đây là cơ sở pháp lý không thể bỏ

qua khi xem xét vấn đề vô hiệu. Giao dịch dân sự nêu tại vụ án này được xác lập ngày 20/1/2004. Tại thời điểm này BLDS năm 2005 chưa có hiệu lực (hiệu lực là từ ngày 01/01/2006). Tuy nhiên bài viết không xem xét về mặt tố tụng mà chỉ xem xét ở những nội dung cơ bản sau:

(1)Thời điểm xác lập giao dịch của người mất năng lực hành vi dân sự và sự kiện pháp lý phát sinh

Theo quy định tại khoản 1 Điều 22 BLDS 2005 thì mất năng lực hành vi dân sự là "khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định", do đó nguyên nhân dẫn tới mất năng lực hành vi dân sự là do bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác không thể nhận thức và làm chủ hành vi của mình được. Việc xác định một người bị mất năng lực hành vi dân sự không chỉ đơn thuần là phán xét khách quan (quan sát biểu hiện bên ngoài) khi người đó có biểu hiện không làm chủ được hành vi, không nhận thức được hành vi mà phải có sự xác định của cơ quan có chuyên môn y sinh học xác định và kết luận. Đây chính là cơ sở đúng đắn và là căn cứ để Tòa án tuyên người đó có mất năng lực hành vi dân sự hay không. Trong trường hợp bản án nêu trên, TAND huyện Văn Chấn thực hiện rất đúng tinh thần của điều luật là căn cứ vào Biên bản giám định pháp y tâm thần số 147/GĐPY ngày 15/12/2005 của tổ chức giám định pháp y tỉnh - cơ quan có thẩm quyền - kết luận "loạn thần do sử dụng rượu", "biểu hiện của căn bệnh là mất hoàn toàn khả năng tư duy, khả năng hiểu biết và khả năng điều khiển hành vi của mình", cho rằng "ông Cường được coi là người mất hoàn toàn năng lực trách nhiệm, năng lực hành vi dân sự…". Cách đánh giá của TAND huyện Văn Chấn nêu trên là rất hợp lý. Thế nhưng có một câu hỏi đặt ra là "thời điểm nào người được coi là mất năng lực hành vi dân sự mới thực sự mất năng lực hành vi dân sự?". Câu hỏi này rất quan trọng vì thời điểm xác định mất năng lực hành vi dân sự có liên quan mật thiết tới sự phát sinh sự kiến pháp lý dân sự trên thực tế. Xét về mặt y sinh học não bộ điều khiển hành vi và kiểm soát hành vi, chi phối hoạt động của con người. Khi não bộ bị tổn thương dẫn tới suy nghĩ, điều khiển hoạt động cơ thể không còn nhận thức được thì có nghĩa là người này đã mất khả năng tư duy, khả năng

hiểu biết, khả năng điều khiển hành vi của bản thân mình. Ngay tại thời điểm trên, người này đã mất năng lực hành vi dân sự. Nhưng đây là cách nhìn nhận đánh giá của mọi người xung quanh về cơ thể sống đang tồn tại. Xét về mặt pháp lý, pháp luật luôn coi trọng yếu tố chứng minh cho vấn đề cần được làm sáng tỏ. Nói là mất năng lực hành vi dân sự thì yếu tố nào thể hiện cho vấn đề này? Và mối quan hệ giữa cá thể mất năng lực hành vi dân sự với quan hệ dân sự khác sẽ ra sao, có bị điều chỉnh bởi quy phạm pháp luật hay không, sao cho phù hợp với quyền và lợi ích của chính chủ thể này cũng như chủ thể khác có quyền và lợi ích liên quan? Rõ ràng yếu tố pháp lý cũng vô cùng quan trọng. Vậy có chăng người được coi là mất năng lực hành vi dân sự khi người đó bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. Xem xét thêm khái niệm sự kiện pháp lý, được hiểu là những điều kiện, hoàn cảnh, tình huống của đời sống thực tế được nêu ra trong phần giả định của quan hệ pháp luật mà sự xuất hiện hay mất đi của chúng được pháp luật gắn với sự phát sinh thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật. Tại khoản 2 Điều 22 BLDS năm 2005 quy định "Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện" và "khi giao dịch do người… mất năng lực hành vi dân sự… xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu…". Như vậy, thời điểm mà người được xác định là mất năng lực hành vi dân sự chính là một sự kiện pháp lý phát sinh quan hệ đại diện, quan hệ vô hiệu nếu người này xác lập, giao dịch.

Trở lại bản án của TAND huyện Văn Chấn, giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất thổ cư của ông Cường và bà Bính với anh Thắng được thiết lập ngày 20/1/2004 nhưng Biên bản giám định pháp y tâm thần số 147/GĐPY của tỉnh Yên Bái ngày 15/12/2005 xác định ông Cường được coi là mất hoàn toàn năng lực trách nhiệm, năng lực hành vi dân sự từ thời điểm trước ngày 01/01/2004. Nghĩa là thời điểm TAND huyện Văn Chấn tuyên bố ông Cường mất năng lực hành vi dân sự có sau khi giao dịch được thiết lập

nhưng trên thực tế ông Cường đã lâm vào tình trạng mấy năng lực hành vi dân sự trước khi giao dịch được thiết lập (Biên bản giám định pháp y tâm thần). Nếu lấy thời điểm trước ngày 01/01/2004 đến trước ngày 15/12/2005 làm mốc ông Cường mất năng lực hành vi dân sự thì mọi giao dịch được giao kết trong thời gian này của ông Cường đều có thể bị tuyên bố vô hiệu; nếu lấy thời điểm ngày 15/12/2005 làm mốc ông Cường mới thực sự mất năng lực hành vi dân sự thì chỉ những giao dịch kể từ ngày này trở đi mà ông Cường xác lập, giao dịch khi không có người đại diện mới có thể bị vô hiệu và những giao dịch trước đó sẽ không bị ảnh hưởng dù được ký kết trước khi ông Cường đã bị mất năng lực hành vi dân sự. PLDS hiện chưa giải thích rõ ràng vấn đề này và khi áp dụng, có thể mỗi Tòa án sẽ có cách hiểu khác nhau. Nhưng nếu xét về bản chất sự việc quy định, vô hiệu chính là yếu tố phái sinh hay nói cách khác là hệ quả pháp lý từ sự mất năng lực hành vi dân sự. Song, mất năng lực hành vi dân sự lại bắt nguồn từ sự kiện pháp lý: bệnh tâm thần hoặc bệnh khác dẫn tới không nhận thức, làm chủ được hành vi… (sự biến). Ngoài ra, theo Điều 133 BLDS 2005 thì "người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự

đó là vô hiệu" [28] và nếu áp dụng quy định này cũng thực sự không phù hợp

vì theo quy định này "chỉ khi người xác lập giao dịch dân sự đã thoát khỏi trạng thái không nhận thức được hành vi của mình yêu cầu Tòa án tuyên bố giao

dịch dân sự đó là vô hiệu thì Tòa án mới xem xét giải quyết" [21, tr. 304].

Cho nên thiết nghĩ việc TAND huyện Văn Chấn đã lấy ngày ông Cường thực sự mất năng lực hành vi dân sự (trước ngày 01/01/2004) làm thời điểm nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông Cường là hợp lý và phù hợp với thực tế.

(2) Thời hiệu khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố HĐDS vô hiệu

So với BLDS năm 1995 thì quy định về thời hiệu tại BLDS năm 2005 đã kéo dài hơn để chủ thể thực hiện tốt hơn quyền của mình. Theo đó đối với

các giao dịch dân sự được xác lập bởi người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; giao dịch dân sự do nhầm lẫn; bị lừa dối, đe dọa; người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình; giao dịch không tuân thủ về hình thức, mà vô hiệu thì thời

hiệu là "hai năm, kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập" [28, Điều 136].

Nếu áp dụng đúng quy định này thì rõ ràng trong trường hợp của ông Cường thì thời hiệu sẽ được tính từ ngày giao dịch xác lập: 20/1/2004. Tuy nhiên, TAND huyện Văn Chấn cho rằng đến ngày 10/8/2005 mới là ngày bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện bởi kể từ ngày này ông Cường mới có người giám hộ hợp pháp. Về bản chất thì không có gì sai so với quy định của pháp luật, nhưng về cách diễn đạt thì lại trái với quy định của pháp luật. Tại Điều 136 khoản 1 BLDS năm 2005 nêu trên thì khoảng thời gian hai năm được tính "kể

từ ngày giao dịch dân sự được xác lập", song tại BLDS năm 2005 quy định về

trường hợp thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự đó là khoảng thời gian "chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân

sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự" [28, Điều 161]. Cho nên thiết

nghĩ trong trường hợp của ông Cường vẫn phải tính từ ngày ông Cường và bà Bính xác lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thổ cư với anh Thăng, ngày 20/1/2004 và khoảng thời gian kể từ trước ngày 01/01/2004 cho đến ngày 10/8/2005 sẽ không được tính vào thời hiệu khởi kiện, nói cách khác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về hợp đồng dân sự vô hiệu - thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 61)