CÁCH TÍNH THỜI HIỆU YÊU CẦU TUYÊN BỐ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ VÔ HIỆU THEO QUY ĐỊNH TẠI KHOẢN 1 ĐIỀU 136 BỘ LUẬT DÂN SỰ

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về hợp đồng dân sự vô hiệu - thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 120 - 124)

SỰ VÔ HIỆU THEO QUY ĐỊNH TẠI KHOẢN 1 ĐIỀU 136 BỘ LUẬT DÂN SỰ

Thời hiệu yêu cầu tuyên bố HĐDS vô hiệu là khoảng thời gian pháp luật quy định dành quyền cho người yêu cầu thực hiện quyền của mình liên quan đến vụ việc cụ thể. Khi hết thời hạn này thì người có quyền yêu cầu sẽ mất quyền yêu cầu. Bởi thế thời hiệu là một trong những nội dung vô cùng quan trọng trong quá trình bảo vệ quyền và lợi ích của chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật hợp đồng. Tại Khoản 1 Điều 136 BLDS quy định "Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu được quy định tại các điều từ Điều 130 đến Điều 134 của Bộ luật này là hai năm, kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập" [28]. Tuy rất rõ ràng nhưng thời điểm bắt đầu để tính thời hạn quyền yêu cầu lại có nhiều điểm cần phải khắc phục trên thực tế:

Thứ nhất, ngày giao dịch dân sự được xác lập là ngày nào? Đây là một câu

hỏi rất quan trọng bởi việc xác định được thời điểm chính xác sẽ đem lại cách

việc quy định kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập đã hợp lý hay chưa khi mà những giao dịch dân sự xác lập do bị lừa dối, đe dọa, nhầm lẫn đều là những tác động trực tiếp vào ý chí của bên tham gia giao dịch làm tê liệt ý chí của họ khi quyết định nội dung vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích của chính bản thân. Có thể nói rằng, ngay từ thời điểm thỏa thuận trong những trường hợp này bản thân các chủ thể đó không thể biết hợp đồng mà họ xác lập không có bất cứ một khiếm khuyết nào hoặc biết nhưng không thể khắc phục được do sự tinh vi của hành vi gian dối hoặc là do yếu tố đe dọa kéo dài vượt quá cả thời hạn luật quy định cho phép được hưởng quyền yêu cầu. Trong

trường hợp này rõ ràng việc quy định "kể từ ngày giao dịch dân sự được xác

lập" sẽ không thể nào bảo đảm và bảo vệ quyền, lợi ích của họ một cách tốt

nhất. Ở đây dường như pháp luật lại có sự dung túng cho hành vi cố tình vi

phạm pháp luật [35]. Bên cạnh đó, pháp luật nhiều nước trên thế giới đều không coi cách tính "kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập" là phương

pháp tính chủ đạo, chẳng hạn như: Tại pháp luật Đức thời hạn là một năm đối với lừa dối, đe dọa và được tính từ thời điểm những hành vi này chấm dứt; Pháp luật Tây Ban Nha thời hiệu là bốn năm kể từ ngày ký hợp đồng đối với trường hợp lừa dối, nhầm lẫn. Còn đối với trường hợp đe dọa thì thời điểm để tính thời hiệu là kể từ ngày chấm dứt việc đe dọa; Hay tại pháp luật Pháp thời hiệu trên là năm năm kể từ ngày chấm dứt đe dọa, từ ngày phát hiện nhầm lẫn hay lừa dối. Như vậy cho thấy các tính "kể từ thời điểm xác lập giao dịch" là chưa hợp lý, chưa phù hợp với tình hình thực tế cũng như hệ thống PLDS thế giới vì bên có quyền lợi bị vi phạm có nhiều nguy cơ mất quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Bởi thế cần xem xét sửa đổi cách tính thời hiệu quyền yêu cầu có thể theo hướng: (1) tách "từ Điều 130 đến Điều 134" thành hai phần quy định cụ thể, riêng biệt: Điều 130 và Điều 134; Điều 131, Điều 132 và Điều 133; (2) tương ứng với mỗi phần được tách ra quy định về thời hạn cụ thể và cách tính thời hạn này. Trường hợp này cũng đã được ghi nhận trong hệ thống pháp luật nước ta như tại quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm: "Trong trường hợp bên mua bảo hiểm chứng minh được rằng bên mua bảo

hiểm không biết thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm thì thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này được tính từ ngày bên mua bảo hiểm biết việc xảy ra sự kiện bảo hiểm đó" [27, Điều 28]. Vì thế, nên chăng có thể xem xét sửa đổi khoản 1

Điều 136 theo hướng như sau: "1. Thời hiệu yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch

dân sự vô hiệu quy định tại Điều 130, Điều 133 và Điều 134 là hai năm kể từ ngày giao dịch có hiệu lực; Điều 131 và Điều 132 là hai năm kể từ ngày phát hiện nhầm lẫn, lừa dối hoặc từ ngày chấm dứt việc đe dọa". Điều này khá phù

hợp với một vài quan điểm của các cơ quan đang thực thi pháp luật tại Việt Nam. 3.7. XÂY DỰNG NGUYÊN TẮC "TỰ DO HỢP ĐỒNG" ĐỂ DUY TRÌ HIỆU LỰC HỢP ĐỒNG DÂN SỰ KHI VÔ HIỆU

Tự do hợp đồng được hiểu là khi tham gia quan hệ hợp đồng, các bên được tự do quyết định việc giao kết hợp đồng, nói cách khác tự do hợp đồng là tự bản thân chủ thể quyết định những điều mà chủ thể làm được hoặc có thể làm được. Vậy tự do hợp đồng có đồng nghĩa với việc hạn chế bảo vệ quyền tự do của người khác và lợi ích của cộng đồng không. Điều này không xảy ra mà ngược lại, tự do hợp đồng là điều kiện thúc đẩy quan hệ xã hội mới phát sinh. Đòi hỏi ở đây là tự do hợp đồng không được vượt quá quan điểm của Nhà nước về sự hình thành, phát triển nền kinh tế của quốc gia. Do đó phải tăng cường quy phạm, pháp luật hóa tự do hợp đồng trong các trường hợp HĐDS vô hiệu và hạn chế sự can thiệp không cần thiết vào quan hệ hợp đồng. Khi đã chứng minh được có sự tự do thỏa thuận và thỏa thuận đó được các bên chấp nhận và thực hiện theo thì cần phải tôn trọng từ phía các cơ quan có thẩm quyền. Tại Khoản 1 Điều 389 BLDS năm 2005 ghi nhận nguyên tắc tự do hợp đồng (tự do giao kết hợp đồng) một cách quá chung chung và chỉ là sự lặp lại nội dung đã được thể hiện tại phần nguyên tắc chung của BLDS 2005, theo đó Khoản 1 Điều 389 quy định "tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội" và tại Điều 4 BLDS năm 2005: "quyền tự do cam kết, thỏa thuận trong việc xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự được pháp luật bảo đảm, nếu cam kết, thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp

luật, không trái với đạo đức pháp luật" [28]. Nội dung Điều 4 có sự chi tiết, cụ thể hơn khoản 1 Điều 389 khi "pháp luật bảo đảm" cho yếu tố tự do hợp đồng

này, nhưng tại Khoản 1 Điều 389 khi xây dựng các nhà làm luật lại không chi tiết hóa nội dung đã được ghi nhận tại Điều 4 để làm cơ sở giải quyết một số trường hợp vi phạm sự tự do hợp đồng. Cũng nói về quyền tự do hợp đồng, Giáo sư Kanayama "cho rằng quyền tự do giao kết hợp đồng không có nghĩa là một bên (bên mạnh thế) có quyền bóc lột bên kia (bên yếu thế) trong giao

dịch. Mọi giao dịch mang tính chất bóc lột đều bị vô hiệu" [24]. Đây là một

quan điểm khá thú vị và mang tính định hướng rất cao. Quan điểm này không chỉ dừng lại việc đơn thuần các chủ thể thỏa thuận, đàm phán với nhau về một việc cụ thể trên tinh thần khỏa lấp quyền, nghĩa vụ và lợi ích còn thiếu của mỗi bên mà nó dường như là điều kiện ràng buộc nhằm tạo ra sự công bằng và hợp lý trong giao dịch xác lập hợp đồng. Tuy nhiên PACL lại chưa đưa ra cách hiểu thế nào là "bóc lột" mà hiểu khái niệm "bóc lột" lại thuộc về Thẩm phán, do đó có thể có sự duy ý chí và áp đặt quan điểm xuất hiện tại đây. Bởi thế để tránh vấn đề này Điều 1 PACL quy định "Quyền tự do giao kết hợp đồng

cần xem xét đến công lý cho các bên khi giao kết hợp đồng". Nhưng "công

lý" ở đây là gì, hiểu ra sao thì cũng không được đề cập đến. Theo TS. Lê Nết, "dẫu sao đây cũng là một bước tiến lớn để các nhà soạn thảo tiếp tục thực hiện

và cụ thể hóa nguyên tắc này trong những lần soạn thảo tiếp theo". Rõ ràng các

nhà nghiên cứu đã đánh giá rất cao nguyên tắc này. Mặc dù các trường hợp quy định tại BLDS về vấn đề vô hiệu của HĐDS là khá đầy đủ và phù hợp với PLDS nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, PLDS là chưa có "phương án dự phòng" để điều chỉnh quan hệ PLDS mới (quan hệ hợp đồng mới) liên quan đến sự vi phạm tự do hợp đồng như yếu tố "lạm dụng", "cưỡng ép" hay như là trường hợp HĐDS vô hiệu do nhầm lẫn nhưng các bên có thỏa thuận công nhận. Điều này sẽ được giải quyết khi có căn cứ từ việc xây dựng nguyên tắc tự do hợp đồng giống như việc áp dụng pháp luật: nếu pháp luật chuyên ngành không quy định mà pháp luật chung quy định thì áp dụng quy định của pháp luật chung. Từ những phân tích trên thiết nghĩ nên xây dựng cụ

thể hóa nguyên tắc tự do hợp đồng, xem xét mối tương thích giữa các điều luật liên quan khi xây dựng nguyên tắc này để có sự điều chỉnh thích hợp nhất.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về hợp đồng dân sự vô hiệu - thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 120 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)