ĐIỀU KIỆN DẪN TỚI HỢP ĐỒNG DÂN SỰ VÔ HIỆU DO BỊ ĐE DỌA 1 Điều kiện về hành vi cố ý buộc bên kia thực hiện giao dịch

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về hợp đồng dân sự vô hiệu - thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 113 - 115)

3.3.1. Điều kiện về hành vi cố ý buộc bên kia thực hiện giao dịch Đe dọa được hiểu là những những hành vi, lời nói tác động vào ý chí của một người làm cho người đó bị lệ thuộc về mặt ý chí, trái với nguyên tắc tự do ý chí trong xác lập, giao kết và thực hiện hợp đồng. Nhưng theo quy định tại Điều 132 BLDS năm 2005 thì yếu tố cấu thành hành vi cố ý đe dọa hay nói cách khác là hệ quả của hành vi cố ý đe dọa là bên bị đe dọa buộc

phải "thực hiện giao dịch". Có một vấn đề nảy sinh ở đây, đó là việc đe dọa

dẫn tới một nỗi sợ lớn cho người bị đe dọa và nỗi sợ lớn này hiện hữu ngay

vào thời điểm xác lập hợp đồng. Do đó "thực hiện giao dịch" phải chăng là

giai đoạn tiếp theo của quá trình xác lập hợp đồng. Giả sử điều này là đúng, nghĩa là sau khi các bên chủ thể thỏa thuận đầy đủ quyền, nghĩa vụ, lợi ích của mỗi bên thì một trong các bên mới nảy sinh ý định ép buộc, đe dọa bên còn lại phải thực hiện những thỏa thuận đấy; và như vậy hợp đồng vô hiệu. Điều này có vẻ như trái với định nghĩa "hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa

các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự" và

nguyên tắc giao kết HĐDS: tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung

thực và ngay thẳng". Như vậy, thiết nghĩ nếu việc đe dọa là khiến cho bên kia

buộc phải "thực hiện giao dịch" thì rõ ràng ngay tại thời điểm giao kết, xác lập hợp đồng các bên đã thống nhất về mặt ý chí quyền, nghĩa vụ và lợi ích; việc buộc phải "thực hiện giao dịch" phải chăng là sự ép buộc khi một bên không thực hiện những thỏa thuận đã cam kết và được ghi nhận trong hợp đồng. Do vậy, nội dung này nên được thay đổi cho phù hợp với sự ghi nhận của các điều khoản liên quan trong BLDS và để có cách hiểu chung, thống

nhất. Nên chăng "buộc phải thực hiện giao dịch" sửa thành "buộc phải xác

3.3.2. Điều kiện ràng buộc để hợp đồng có thể bị tuyên vô hiệu do bị đe dọa

Điều kiện ràng buộc là điều kiện đủ để hợp đồng có thể bị tuyên vô hiệu do bị đe dọa bên cạnh những điều kiện như: có hành vi cố ý đe dọa; buộc bên kia phải thực hiện giao dịch. Theo như ghi nhận tại đoạn 3 Điều 132 BLDS năm 2005 thì người bị đe dọa "buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng, con của mình", cho thấy có hai đối tượng bị tác động đến để nhằm tránh thiệt hại liên quan khi bị đe dọa đó là: bản thân người bị đe dọa và người thứ ba. Tại BLDS 1995 người thứ ba được hiểu là "người thân thích", còn tại BLDS năm 2005 thì người thứ ba là "cha, mẹ, vợ, chồng, con". Theo cách hiểu này BLDS năm 1995 có phạm vi và ngoại diên rộng hơn phương pháp liệt kê được xác định tại BLDS năm 2005. Điều này cũng có những mặt thuận lợi và khó khăn nhất định:

Thứ nhất, bằng các thức liệt kê, BLDS năm 2005 đã chỉ ra cụ thể và rõ

ràng khi có sự tác động đến những người cụ thể đe dọa về tinh thần, vật chất gây áp lực tới người bị đe dọa. Điều này đưa tới cách hiểu nhất quán cho nhà áp dụng luật, nhưng lại bó hẹp khi thực hiện bảo vệ quyền và lợi ích của bên bị đe dọa.

Thứ hai, khái niệm "người thân thích" là khái niệm chung, mang tính

mở rộng áp dụng HĐDS vô hiệu do bị đe dọa. Qua đó bất kỳ người nào có mối quan hệ thân thích với người bị đe dọa đều được coi là một trong những điều kiện dẫn tới Hợp đồng vô hiệu. Như thế cách hiểu "người thân thích" sẽ do ý chí chủ quan của người áp dụng luật hiểu. Điều này có thể dẫn tới những cách hiểu khác nhau liên quan đến khái niệm này.

Bởi vậy, thiết nghĩ phải dung hòa hai khái niệm này nhằm đảm bảo tốt nhất quyền, lợi ích của bên bị đe dọa. Bởi có những vụ việc bên đe dọa hướng tới đe dọa xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người mà đối với người bị đe dọa thực sự là rất quan trọng và có ý nghĩa, làm tê liệt ý chí của người bị đe

dọa song không thuộc trường hợp "cha, mẹ, vợ, chồng, con" chẳng hạn như người có "quan hệ huyết thống", "quan hệ nuôi dưỡng".

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về hợp đồng dân sự vô hiệu - thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 113 - 115)