NHẬN XÉT PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ VÔ HIỆU VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về hợp đồng dân sự vô hiệu - thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 91 - 107)

THỰC TIỄN ÁP DỤNG

2.3.1. Những mặt tích cực

2.3.1.1. Quy định về hợp đồng dân sự vô hiệu là thiết yếu, phù hợp với pháp luật dân sự nhiều nước trên thế giới

(1)Quy định về HĐDS vô hiệu là thiết yếu

Tại nhà nước chủ nô, pháp luật thuộc về giai cấp chủ nô, do đó tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội, ghi nhận tuyệt đối sự thống trị của yếu tố gia trưởng;

thì đến nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản PLDS có sự thay đổi nhất định. Nhắc tới pháp luật phong kiến thì đó là pháp luật mang tính đẳng cấp và đặc quyền "một mình tên địa chủ vừa là nhà làm luật, vừa là quan tòa, vừa là người

thi hành bản án, là vị chúa tể có toàn quyền ở trang ấp của mình" [23, tr. 361],

tuy nhiên thực tế xã hội pháp luật phong kiến cũng có những tiến bộ nhất định trong quan hệ PLDS, chẳng hạn BLDS Bắc kỳ 1931 và BLDS Trung kỳ 1936 đã quy định yếu tố nhầm lẫn để bảo vệ lợi ích cho chủ thể tham gia quan hệ dân sự, theo đó chia ra thành:

Nhầm lẫn cản trở (bao gồm nhầm lẫn về bản chất của hợp đồng, nhầm lẫn về đối tượng của hợp đồng, nhầm lẫn về người đối ước và nhầm lẫn về nguyên nhân của hợp đồng), có nghĩa là nhầm lẫn ngăn cản sự thỏa thuận của những người kết ước; và nhầm lẫn hà tì, có nghĩa là nhầm lẫn không ngăn cản sự thỏa thuận nhưng cho

phép người kết ước xin tiêu hủy hợp đồng [Dẫn theo 10].

Trong trường hợp nhầm lẫn này có thể đưa ra xem xét hủy bỏ hợp đồng. Điều này cũng đã được BLDS Bắc kỳ quy định "Nếu nhận lầm về vật mà lầm về tính cốt yếu của vật ấy, người lập ước tưởng rằng có thật và vì tưởng thế mới quyết định hoặc là đoán hay hứa, hoặc là bán hay mua vật đó, thời hiệp ước chỉ có thể bác và xin thủ tiêu được mà thôi…." [2, Điều 658]. Bước sang giai đoạn Nhà nước tư sản, lợi ích chủ thể được ghi nhận nhiều hơn "Không ai có thể mất quyền sở hữu là một quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm trừ trường hợp có sự cần thiết của xã hội mà luật đã quy định với

điều kiện là bồi thường trước và công bằng" [47]. Hợp đồng trong pháp luật

tư sản được xây dựng trên cơ sở tuyên ngôn, trên nền của tự do, bình đẳng. Điều 123 BLDS Đức quy định "Bất kỳ ai đã bị lôi cuốn lập ra một sự biểu lộ ý chí bởi lừa dối hoặc bởi đe dọa bất hợp pháp có thể hủy bỏ sự biểu lộ ý chí đó" [54]. Như vậy dù ở nhà nước nào mối quan hệ giai cấp hay sự bất bình đẳng giữa các chủ thể vẫn tồn tại. Có chăng khác nhau đó là sự biểu lộ đó ra bên ngoài được thừa nhận như thế nào, ra sao. Tuy nhiên tựu chung lại những

quan hệ PLDS mà trái với lợi ích nhà nước, lợi ích giai cấp và đi ngược lại lợi ích mỗi cá nhân bằng cách này hay cách khác thì giá trị của quan hệ đó có thể bị hủy. Bởi thế quy định HĐDS vô hiệu là thiết yếu.

(2)Quy định về HĐDS vô hiệu là phù hợp

Thứ nhất, về yếu tố lịch sử. Sự thừa nhận tính vô hiệu của hợp đồng

đã được ghi nhận dù trực tiếp hay gián tiếp đều có nhắc tới trong các văn bản luật dân sự. Quá trình xây dựng những quy định liên quan tới yếu tố vô hiệu của hợp đồng là quá trình kế thừa, xây dựng và phát huy trên cơ sở những tinh hoa PLDS đã quy định trước đó. Tại BLDS Bắc Kỳ, Trung Kỳ hay Nam Kỳ, nhà làm luật không quên ghi nhận một số yếu tố dẫn tới khế ước các chủ thể giao kết, xác lập có thể bị vô hiệu hay nói cách khác là không có giá trị như vi phạm yếu tố lừa dối, đe dọa, thiếu trung thực … và điều này cũng đã được những nhà pháp luật cận đại và hiện đại không quên khi xây dựng chế định hợp đồng, chế định giao dịch dân sự.

Thứ hai, về yếu tố nội dung. Các nhà làm luật khi xây dựng chế định

HĐDS đều dựa trên nguyên tắc tự do thỏa thuận, tự do ý chí để đưa ra các quy định pháp luật về hợp đồng một cách phù hợp nhất. Sự ưng thuận này không những được thừa nhận từ các văn bản Luật dân sự thời phong kiến hay hiện đại mà được coi là tì tố để xác định tự do ý chí trong hợp đồng. Tính vô hiệu của hợp đồng luôn dựa trên nội dung của hợp đồng để xác định các điều kiện dẫn tới vô hiệu của hợp đồng. Sự thống nhất nội dung là cơ sở xây dựng các chế tài phù hợp, tương đồng giữa các nền PLDS trên thế giới và ngay trong nội tại hệ thống PLDS nước ta.

Thứ ba, về hậu quả pháp lý khi HĐDS vô hiệu. Chính bởi đại đa số

phần lớn PLDS các nước trên thế giới đều thể hiện nguyên tắc quyền, lợi ích của chủ thể khi tham gia giao dịch dân sự được đảm bảo theo đúng ý chí chủ thể khi định đoạt tài sản sở hữu hoặc mong muốn lợi ích nhất định. Cho nên khi HĐDS vô hiệu thì quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia trong quan hệ

HĐDS đó không thay đổi, phát sinh hay chấm dứt. PLDS Việt Nam cũng không ngoài ngoại lệ này.

2.3.1.2. Bảo vệ quyền và lợi ích của chủ thể tham gia trong quan hệ pháp luật hợp đồng dân sự đúng với bản chất và mong muốn thực sự của chủ thể

Vấn đề nêu trên mỗi quốc gia có quy định khác nhau. Điều 420 BLDS Liên bang Nga "1. Hợp đồng phải được nhận ra là một sự thỏa thuận được ký kết giữa hai hoặc nhiều người về việc tạo lập, sửa đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự"; hoặc là "Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên về việc chuyển giao một vật, làm hay không làm một công việc" [25, Điều 1101]; hay như tại Điều 2 Luật hợp đồng Trung Quốc: "Hợp đồng là một thỏa thuận giữa công dân, pháp nhân, tổ chức, đối tượng khác bằng mối quan hệ thay đổi

hoặc chấm dứt với các quyền và nghĩa vụ dân sự" [53]. Tuy khác nhau về

ngôn từ sử dụng, nhưng nếu xét nội hàm giữa các định nghĩa nêu trên thì có thể thấy điều hướng tới cuối cùng của các chủ thể khi xác lập hợp đồng đó là "lợi ích mong muốn". Hợp đồng khi có hiệu lực sẽ ràng buộc quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, nhưng không phải bất kỳ HĐDS nào cũng thỏa mãn điều kiện có hiệu lực của hợp đồng do trình độ hiểu biết, phong tục tập quán, sự tin tưởng… mà bị lợi dụng giao kết, do vậy quy định HĐDS vô hiệu để đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích của chủ thể tham gia giao dịch. Hầu hết PLDS các nước trên thế giới đều ghi nhận hậu quả pháp lý khi HĐDS vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên, tuy nhiên không phải cứ vi phạm điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thì hợp đồng bị vô hiệu ngay. Vì thế PLDS còn tạo điều kiện để các bên thực hiện nghĩa vụ của mỗi bên nhằm hợp đồng tránh rơi vào tình trạng vô hiệu, qua đó bảo đảm thực chất ý chí, ý nguyện của chủ thể. Chẳng hạn như HĐDS vi phạm mặt hình thức, trường hợp này hợp đồng đã được xem là vô hiệu bởi vi phạm về hình thức đã được luật quy định là trường hợp dẫn tới hợp đồng vô hiệu; thế nhưng vì các bên thực chất xác lập hợp đồng, trên thực tế các nghĩa vụ được chuyển

giao và nhận chuyển giao, hoàn thành thì lúc này pháp luật để đảm bảo lợi ích của chủ thể đã thiết lập một khoảng thời gian để cho các bên thực hiện, khắc phục hình thức hợp đồng. Rõ ràng xem xét dưới khía cạnh này, PLDS luôn coi trọng nguyên tắc đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của chủ thể khi tham gia, xác lập hợp đồng.

2.3.1.3. Áp dụng linh hoạt quy định pháp luật về hợp đồng dân sự vô hiệu

Hợp đồng luôn bao gồm: nội dung và hình thức. Nội dung là linh hồn của hợp đồng, là điều mà chủ thể trong quan hệ thỏa thuận để đi tới sự thống nhất ý chí về quyền, lợi ích, nghĩa vụ. Vì thế, xem xét sự việc trước hết phải đánh giá được mối quan hệ của sự việc đó trong nội dung của chính nó. Do đó pháp luật đã dự liệu những trường hợp để làm cơ sở xem xét. Hơn thế trong thực tiễn xét xử một số Thẩm phán khi áp dụng quy định pháp luật về vô hiệu cũng linh hoạt để đảm bảo thực thi pháp luật trên thực tế. Chẳng hạn tại bản án của Tòa Vĩnh Phúc được nêu tại Tham luận của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc tại Hội thảo ngành kiểm sát: Năm 2004, bà Phan Thị Quý nhận chuyển nhượng của bà Phạm Thị Liên một thửa đất có diện tích 180m2 tại thôn Tân Long, xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Hai bên có lập hợp đồng chuyển nhượng và được Ủy ban nhân dân xã chứng thực theo đúng quy định, hai bên giao nhận tiền cho nhau đầy đủ. Ngày 12/8/2004, Ủy ban nhân dân huyện Tam Đảo đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà Phan Thị Quý mang số W 161597. Trong giấy chứng nhận có ghi diện tích đất 180m2 tại thửa số 18, tờ bản đồ số 21 thuộc thôn Tân Long, xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Vào đầu năm 2011 bà Quý có nhu cầu sử dụng đất thì phát hiện ra thửa đất ghi trong giấy chứng nhận do bà Đỗ Thị Duyên đang quản lý. Bà Quý đề nghị Tòa án buộc bà Liên giao đất cho bà theo đúng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà bà được cấp. Sau khi Tòa án xác minh thì thấy thửa đất hai bên đang tranh chấp, trước đó, năm 2003, bà Liên nhận chuyển nhượng từ bà Đỗ Thị Duyên. Khi chuyển nhượng, hai bên

cũng làm đầy đủ các thủ tục của hợp đồng chuyển nhượng và đã thanh toán tiền đầy đủ. Ủy ban nhân dân huyện đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà Liên. Tuy nhiên khi bà Liên và bà Duyên thỏa thuận chuyển nhượng cho nhau, hai bên có chỉ cho nhau vị trí đất cụ thể, nhưng khi cán bộ địa chính làm thủ tục để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lại ở vị trí khác. Khi bà Liên chuyển nhượng cho bà Quý thửa đất đó, nhưng chỉ làm thủ tục trên giấy tờ, chứ không giao đất. Bà Quý được Ủy ban nhân dân huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích đất như đã cấp cho bà Liên trước đó. Bà Liên đề nghị Tòa án buộc bà Duyên phải trả đất cho bà Quý. Ngày 17/4/2012 Tòa án nhân dân huyện Tam Đảo đã xét xử và tuyên cả hai hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đều vô hiệu vì các đương sự cùng bị nhầm lẫn, buộc các bên phải trả lại tài sản cho nhau theo quy định. Chiếu theo quy định tại Điều 131 BLDS năm 2005 thì ở đây nhà làm luật đã mở rộng đối tượng gây nhầm lẫn không chỉ dừng lại ở một bên mà cả hai bên đều nhầm lẫn dẫn tới hợp đồng chuyển nhượng vô hiệu. Bà Liên và bà Duyên chuyển nhượng thửa đất cho nhau, nhưng khi cán bộ địa chính lập hồ sơ thửa đất khác mà các bên không có ý kiến gì. Còn giữa bà Liên và bà Quý có sở suất là tin cán bộ địa chính, không giao nhận đất tại thực địa nên có sự nhầm lẫn mà không phát hiện được

2.3.2. Những mặt hạn chế

2.3.2.1 Quy định chưa phù hợp về hình thức hợp đồng dân sự là điều kiện dẫn tới sự vô hiệu của hợp đồng dân sự

- Sự liên quan giữa các điều luật đã được quy định chưa phù hợp

Dưới góc độ thực tế và tính chất pháp lý, hình thức hợp đồng có mối tương quan với tính vô hiệu của hợp đồng. Tại Điều 134 BLDS năm 2005 ghi nhận:

Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Tòa án, cơ quan nhà

nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu [28].

Về cơ bản, nội dung của điều luật này không khác với nội dung đã được quy định tại Điều 139 BLDS năm 1995. Tuy nhiên quy định nêu trên đã tóm lược và dẫn chiếu được quy định chung về điều kiện có hiệu lực của HĐDS. Nhưng tại khoản 1 Điều 122 BLDS năm 2005 cũng như các quy định về hình thức hợp đồng trong các điều luật của PLDS thì không có bất kỳ quy định cụ thể "hình thức là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự". Điều này dẫn tới có những cách giải thích và áp dụng pháp luật khác nhau. Mặt khác, tại đoạn 2 khoản 2 Điều 401 BLDS năm 2005 có đề cập: "Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác" [28], cho thấy không phải đương nhiên hợp đồng bị vô hiệu do vi phạm về hình thức, mà hình thức của hợp đồng được coi là vô hiệu khi hình thức của hợp đồng được coi là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Bên cạnh đó khoản 2 Điều 122 BLDS 2005 thì "Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định" [28], vậy "trừ trường hợp pháp luật có quy định khác" có phải là nội dung được nhắc tới khoản 2 Điều 122 hay không? Nếu là nội dung được ghi nhận tại khoản 2 Điều 122 thì rõ ràng việc quy định như tại đoạn 2 khoản 2 Điều 401 BLDS năm 2005 là thừa vì nội dung tại khoản 2 Điều 122 và Điều 134 đã có tính bao hàm và đủ để khẳng định, loại trừ vấn đề: không phải bất kỳ lúc nào vi phạm về hình thức đều bị coi là trường hợp dẫn tới vô hiệu hợp đồng. Điều này cũng phù hợp với quan điểm của Thẩm phán Tưởng Duy Lượng - Chánh Tòa dân sự, TANDTC viết:

… Nếu không có quy định nào khác của pháp luật đề cập đến việc vô hiệu về hình thức của hợp đồng thì dù một hợp đồng nào đó có vi phạm điều kiện về hình thức cũng không bị vô hiệu. Ngược lại, nếu trong Bộ luật Dân sự hoặc một văn bản pháp luật

nào đó có quy định nếu giao dịch hay hợp đồng vi phạm điều kiện về hình thức là vô hiệu thì khi hợp đồng vi phạm điều kiện về hình

thức phải tuyên bố hợp đồng đó bị vô hiệu [22].

- Nội tại điều luật chưa phù hợp

Tại Điều 134 BLDS năm 2005, khi HĐDS vô hiệu do vi phạm về hình thức thì Tòa án sẽ cho các bên một thời gian để các bên hoàn thiện hình thức hợp đồng, nếu hết thời hạn này mà các bên không thực hiện thì Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Xét về bản chất hợp đồng là sự thỏa thuận tự, do ý chí giao kết hợp đồng, bởi thế vấn đề ở đây là (nếu các bên thực hiện thì có thể không xem xét) nếu một trong các bên hoặc cả hai bên trong hợp đồng cố ý không thực hiện thời hạn mà Tòa án tuyên bố nhằm mục đích cố tình để hợp đồng vô hiệu thì chế tài áp dụng sẽ như thế nào? Rõ ràng trong điều luật này "chỉ có ý nghĩa trong trường hợp cả hai bên chủ thể của giao dịch đều có thiện

chí mong muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng" [40] và nhà làm luật chưa dự

liệu được. Ý chí xác lập hợp đồng và biểu hiện bằng hình thức nào là do các bên

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về hợp đồng dân sự vô hiệu - thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 91 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)