1.3.1. Nguyên tắc khi xử lý hợp đồng dân sự vô hiệu
1.3.1.1. Áp dụng trách nhiệm dân sự cá nhân đối với chủ thể trong quan hệ hợp đồng
Áp dụng trách nhiệm dân sự cá nhân đối với chủ thể trong quan hệ HĐDS vô hiệu nghĩa là cá nhân tự gánh chịu hậu quả bất lợi ngoài ý muốn của các chủ thể khi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình với quy định pháp luật liên quan. Các chủ thể không những mất đi quyền và nghĩa vụ nếu có khi hợp đồng có hiệu lực mà còn không thể nào đạt được lợi ích, mong muốn đích thực mà bản thân chủ thể hướng tới khi xác lập hợp đồng. Bên cạnh đó rủi ro còn xuất hiện phái sinh từ hành vi vô hiệu hợp đồng như: nghĩa vụ hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, bồi thường thiệt hại…
1.3.1.2. Tôn trọng và bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của chủ thể
Nguyên tắc này thường được đặt ra khi giao dịch mà các bên giao kết không đúng với ý chí của mỗi chủ thể hoặc vi phạm ý chí của Nhà nước nhưng
hành vi vi phạm có thể khắc phục được. Trường hợp không thể khắc phục được thì không coi áp dụng nguyên tắc này. Qua nguyên tắc này, PLDS cho thấy sự linh hoạt không thụ động của các nhà áp dụng luật; bảo vệ được lợi ích cá nhân, tập thể, Nhà nước góp phần xây dựng và bảo đảm lợi ích cá nhân, tổ chức tồn tại trên thực tế. Đây cũng là cơ sở ghi nhận một trong những khía cạnh quyền con người.
1.3.2. Nội dung hậu quả pháp lý của Hợp đồng dân sự vô hiệu
1.3.2.1. Hợp đồng dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên kể từ thời điểm xác lập
Quan điểm này được lần đầu tiên được quy định tại BLDS 1995. Tuy nhiên BLDS 1995 chỉ ghi nhận việc HĐDS "…vô hiệu không làm phát sinh
quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên từ thời điểm xác lập" và thiếu hẳn hai nội dung "thay đổi, chấm dứt". Do vậy, tại khoản 1 Điều 137 BLDS năm 2005
nhà làm luật đã sửa đổi, bổ sung thêm nội dung trên để phù hợp và hoàn thiện với thực tế quan hệ dân sự "Giao dịch dân sự không làm phát sinh, thay đổi,
chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập". Khi
HĐDS vô hiệu thì nội dung liên quan đến hợp đồng vô hiệu không còn có giá
trị pháp lý. Chủ thể trong hợp đồng không còn ràng buộc về quyền và nghĩ vụ.
1.3.2.2. Chấm dứt việc thực hiện hợp đồng
Khi các bên xác lập hợp đồng nhưng lại thuộc trường hợp thỏa mãn dấu hiệu vô hiệu của hợp đồng thì những nội dung các bên đã thỏa thuận và thống nhất ghi thành điều khoản cụ thể trong hợp đồng sẽ không còn giá trị vì nó vi phạm điều kiện làm phát sinh hiệu lực của hợp đồng. Trường hợp các bên đã xác lập hợp đồng nhưng chưa thực hiện hợp đồng trên thực tế thì không được thực hiện nữa. Trường hợp các bên đã thực hiện được một phần hợp đồng, nếu phần hợp đồng này vô hiệu mặc dù các bên đã tìm cách khắc phục nhưng không có kết quả chung, thì các bên dừng lại không thực hiện phần vô hiệu này nữa.
1.3.2.3. Nghĩa vụ hoàn trả cho nhau những gì đã nhận - Đối tượng và nội dung của nghĩa vụ hoàn trả
Việc hoàn trả trước tiên được áp dụng theo sự thỏa thuận của các bên, nếu các bên không thỏa thuận được thì tiến hành hoàn trả bằng hiện vật hoặc bằng tiền khi không hoàn trả được bằng hiện vật. Như vậy trong một số trường hợp thì các bên không nhất thiết phải hoàn trả lại cho nhau những gì các bên đã nhận từ bên còn lại. Pháp luật một số nước: Anh, Xcốtlen và Ailen, khi không thể hoàn trả được bằng hiện vật, quyền yêu cầu tuyên bố vô hiệu hợp đồng không còn nữa. Tuy nhiên theo pháp luật của các nước châu Âu lục địa, trong trường hợp như vậy, hợp đồng vẫn có thể bị tuyên bố vô hiệu và việc hoàn trả được thanh toán bằng giá trị tương đương. Pháp luật Việt Nam quy định: "…nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn
trả bằng tiền" [28, khoản 2 Điều 137], khoản tiền này phải có giá trị tương
đương tại thời điểm các bên giao vật nhưng có tính đến sự trượt giá giá trị tài sản tại thời điểm hoàn trả. Giải pháp này cũng được thừa nhận trong một số Bộ quy tắc về hợp đồng của Bộ nguyên tắc Châu Âu về hợp đồng "Nếu việc hoàn trả bằng hiện vật không thể thực hiện được thì hoàn trả bằng một khoản tiền hợp lý" [50, Điều 4:115; 3:17] và "những gì không thể hoàn trả được bằng vật chất thì phải được hoàn lại bằng giá trị" [50]. Đối với hợp đồng mua bán tài sản, giá trị của vật được tính vào ngày ký hợp đồng, có tính đến tình trạng của vật vào thời điểm đó. Khi hoàn trả vật nếu vật bao gồm cả vật chính và vật phụ thì phải hoàn trả cả vật chính và vật phụ. Tuy nhiên khi hoàn trả người hoàn trả có quyền giữ lại những hoa lợi, lợi tức thu được từ vật với điều kiện việc đó là ngay tình, trừ trường hợp bị tịch thu theo quy định của pháp luật, nhưng vào thời điểm nào? Có chăng tính từ thời điểm người có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu hay trước thời điểm người có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu hoặc là từ thời điểm các bên xác lập hợp đồng. Xét trên phương diện khoa học pháp lý thì luận văn cho rằng trường hợp này nên tính thời điểm là trước ngày có đơn yêu
cầu Tòa án tuyên vô hiệu bởi một số lý do sau: (1) Tại thời điểm yêu cầu các bên đã phải tạm ngừng việc thực hiện hợp đồng nghĩa là quyền và nghĩa vụ của chủ thể đã bị hạn chế; (2) HĐDS vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự;
- Hậu quả của nghĩa vụ hoàn trả
Không phải lúc nào nghĩa vụ hoàn trả cũng có thể thực hiện được.
Thứ nhất, bên nhận đối tượng chấm dứt quyền sở hữu với đối tượng
của hợp đồng và khôi phục quyền sở hữu với chủ thể chuyển giao đối tượng hợp đồng ban đầu. Theo như hợp đồng, khi xác lập các bên chuyển giao đối tượng nhất định để được hưởng quyền, lợi ích, nhưng đôi khi hợp đồng các bên đã giao kết lại bị vô hiệu, dẫn tới quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể không phát sinh và đối tượng của hợp đồng được chuyển giao trở lại cho bên giao từ bên nhận đối tượng được giao lúc ban đầu ký kết hợp đồng.
Thứ hai, việc hoàn trả sẽ tác động tới lợi ích của chủ thể nhận đối
tượng được chuyển giao trong hợp đồng. Rõ ràng lợi ích là điều mà các bên chủ thể hướng tới, tuy lợi ích của mỗi người là khác nhau, nhưng lợi ích này xuất phát từ việc chuyển giao đối tượng của hợp đồng. Khi hoàn trả cho nhau những gì đã nhận tức là mỗi bên phải từ bỏ lợi ích mà mình đã hướng tới hoặc mong muốn có khi thỏa thuận xác lập hợp đồng.
1.3.2.4. Khôi phục lại tình trạng ban đầu
Khôi phục lại tình trạng ban đầu và hoàn trả cho nhau những gì đã nhận dường như là hai khái niệm có mối quan hệ khá mật thiết với nhau. Việc hoàn trả cho nhau những gì đã nhận với nội dung bao hàm cả việc hoàn trả tình trạng của vật, đối tượng của hợp đồng. Khôi phục lại tình trạng ban đầu trong khoa học pháp lý là việc bên chủ thể giao kết hợp đồng trước khi chuyển giao những gì đã nhận thì phải tìm cách trả lại nguyên trạng ban đầu cho đối tượng được chuyển giao. Theo một cách khác, có thể cho rằng khôi
phục lại tình trạng ban đầu nghĩa là các bên hoàn trả lại các quyền và lợi ích ban đầu trước khi các bên giao kết thực hiện hợp đồng.
- Đối tượng và nội dung khôi phục lại tình trạng ban đầu
Không phải bất kỳ đối tượng nào cũng có thể khôi phục lại tình trạng ban đầu. Nếu đối tượng hợp đồng là một công việc phải làm thì việc khôi phục lại tình trạng ban đầu ở đây là việc chấm dứt, tạm dừng thực hiện công việc đó và hoàn trả lại trạng thái ban đầu. Tình trạng của vật hay công việc thường được các bên chủ thể xác định và ghi nhận rõ trong hợp đồng theo sự thỏa thuận của các bên theo tính chất của đối tượng được chuyển giao. Trường hợp vật là vật không chia được hay vật tiêu hao … thì thật khó có thể nhắc tới khái niệm khôi phục lại tình trạng ban đầu vì đối với "vật không chia được là vật khi bị chia thì không giữ nguyên được tính chất và tính năng sử dụng ban đầu" [28, Điều 177] hoặc "vật tiêu hao là vật khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban
đầu" [28, Điều 178]. Như vậy đối tượng của khôi phục lại tình trạng ban đầu,
thứ nhất phải được xác định và thỏa thuận quy định cụ thể trong hợp đồng, thứ hai phải là những vật không có tính chất tiêu hao hoặc không chia được tức phải là vật qua sử dụng vẫn giữ nguyên được hình dáng ban đầu, chưa mất đi tính năng, tính chất của vật.
- Ý nghĩa khi khôi phục lại tình trạng ban đầu
Thứ nhất, khôi phục lại tình trạng ban đầu tức là trả nguyên giá trị của
đối tượng cho chủ thể sở hữu đối tượng trước khi chuyển giao.
Thứ hai, trả lại lợi ích vốn có cho chủ sở hữu. Xuất phát từ các bên khi
giao kết hợp đồng là thực hiện lợi ích cho riêng mình. Nếu hợp đồng không vô hiệu, rõ ràng mục đích các bên đạt được là như mong muốn. Tuy nhiên khi vô hiệu, hợp đồng không phát sinh hiệu lực trên thực tế và tránh trường hợp chủ thể lợi dụng việc xác lập hợp để tư lợi riêng cho nên trả lại lợi ích vốn có
ban đầu của chủ sở hữu nhằm tạo ra ngang bằng quyền, nghĩa vụ, lợi ích giữa các chủ thể
Thứ ba, khôi phục lại tình trạng ban đầu là căn cứ xác định giá trị bồi
hoàn tương ứng khi không khôi phục, hoàn trả lại được trạng thái ban đầu. Như phân tích khi không khôi phục lại tình trạng ban đầu được thì phải bồi hoàn. Bồi hoàn có thể là cách thức phái sinh từ khôi phục tình trạng ban đầu hoặc đứng độc lập. Do vậy việc đặt ra khôi phục lại tình trạng ban đầu - bồi hoàn nhằm đảm bảo giá trị lợi ích tốt nhất cho mỗi chủ thể. Xác định được giá trị tiêu hao, thay đổi thì mới định lượng được giá trị bồi hoàn phân chia.
1.3.2.5. Bồi thường thiệt hại nếu có
Có hai loại bồi thường thiệt hại: bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và bồi thường thiệt hại theo hợp đồng. Sự tồn tại của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã được ghi nhận tại chương 21 BLDS năm 2005 với tiêu đề "trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng". Tuy nhiên sự tồn tại của trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng dường như là sự suy luận của các nhà làm luật. Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là trách nhiệm dân sự phát sinh do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo hợp đồng đã giao kết của các bên. Điều này hoàn toàn khác với bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm dân sự phát sinh từ hành vi của chủ thể gây thiệt hại cho chủ thể khác không được ghi nhận bằng hợp đồng. Loại trách nhiệm này tồn tại phụ thuộc vào sự tác động hành vi của chủ thể này gây thiệt hại cho chủ thể khác mà không phụ thuộc vào hợp đồng. Trong trường hợp các bên có quan hệ hợp đồng nhưng thiệt hải xảy ra không liên quan đến thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng thì trách nhiệm này là trách nhiệm ngoài hợp đồng [48]. Khi hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu, theo khoản 2 Điều 137 BLDS năm 2005 thì "bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường" [28]. Đây là sự kéo theo của các biện pháp xử lý trước đó khi HĐDS vô hiệu, như "khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho
nhau những gì đã nhận". Bởi thế thiệt hại trong trường hợp này phải được xác định là thiệt hại phát sinh ngoài hợp đồng mặc dù thực tế các bên chủ thể trong hợp đồng có tồn tại với nhau một quan hệ hợp đồng nhưng hợp đồng không phát sinh quyền, nghĩa vụ khi hợp đồng vô hiệu. Vấn đề xác định thiệt hại của HĐDS vô hiệu nói chung chưa được hướng dẫn cụ thể. Tuy nhiên căn cứ quy định tại điểm c tiểu mục 2.3 mục 2 phần II NQ số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/04/2004 của Hội đồng thẩm phán TANDTC về xác định thiệt hại của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu và điểm c tiểu mục 2.4 mục 2 phần I NQ số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/04/2003 của Hội đồng thẩm phán TANDTC về xác định thiệt hại của hợp đồng mua bán nhà ở vô hiệu, NQ số 03/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, thì thiệt hại trong HĐDS vô hiệu nói chung bao gồm: (1) Khoản tiền mà các bên bỏ ra để khôi phục lại tình trạng ban đầu khi tài sản là đối tượng của HĐDS bị vô hiệu bị hư hỏng; (2) Khoản tiền mà các bên bỏ ra để làm tăng giá trị của tài sản là đối tượng của HĐDS bị vô hiệu; (3) Khoản tiền chênh lệch giá do các bên thỏa thuận với giá trị tài sản tại thời điểm xét xử sơ thẩm; (4) Các thiệt hại khác (nếu có). Chẳng hạn tại bản án số 01/2006/DSST của TAND huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái đã xác định thiệt hại khi HĐDS vô hiệu do người mất năng lực hành vi dân sự thực hiện đó là:
Chi phí của việc tháo dỡ, dựng lại và toóc xi lại vách, theo thẩm định tổng chi phí là 5.850.000 đồng một lượt. Đây là số tiền thiệt hại thực tế do anh Thăng phải chi phí để di dời nhà đến, và sẽ di dời nhà đi nơi khác để trả đất cho ông Cường (cả hai lượt sẽ là 5.850.000 x 02 = 11.700.000 đ). Số tiền này là thiệt hại phát sinh do bị hủy hợp đồng, không làm tăng giá trị sử dụng đất. Nên bà Bính và ông Cường phải thanh toán cho anh Thăng [14, tr. 120].
Vì vậy xem xét bồi thường khi HĐDS vô hiệu phải đánh giá đúng thiệt hại xảy ra và mức độ lỗi gây ra thiệt hại của các bên. HĐDS vô hiệu có
thể chỉ do lỗi của một bên mà cũng có thể do lỗi của hai bên, do đó Tòa án phải xác định mức độ lỗi của từng bên trong việc làm cho hợp đồng vô hiệu để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại: nếu mỗi bên đều có lỗi tương đương nhau thì mỗi bên phải chịu 1/2 giá trị thiệt hại; nếu mức độ lỗi của họ không tương đương nhau thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xác định theo mức độ lỗi của mỗi bên. Chẳng hạn tại Hội nghị tổng kết ngành TAND năm 2006 ghi nhận: có trường hợp các bên giao kết hợp đồng có vi phạm về nội dung (như bán nhà, đất là tài sản chung hoặc là di sản thừa kế chưa chia, nhà chưa được công nhận quyền sở hữu…) mà việc vi phạm này cả hai bên đều biết nhưng vẫn giao kết hợp đồng, từ đó làm cho hợp đồng vô hiệu; nhưng khi giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu, Tòa án lại xác định bên bán (hoặc bên mua) có lỗi 100% là không đúng.
Như vậy để yêu cầu bồi thường có cơ sở áp dụng thì Tòa án cần phải