PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI QUY ĐỊNH VỀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ VÔ HIỆU

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về hợp đồng dân sự vô hiệu - thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 53 - 60)

ĐỒNG DÂN SỰ VÔ HIỆU

1.5.1. Năng lực hành vi

Năng lực hành vi là khả năng của một người bằng chính hành vi của mình tham gia xác lập hợp đồng. Chủ thể với năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền giao kết những quan hệ PLDS khác nhau và được pháp luật bảo đảm.Nếu chủ thể trong hợp đồng chưa đủ năng lực hành vi nghĩa là họ không thể tự mình giao kết hợp đồng để hưởng quyền, lợi ích từ hợp đồng,

và khi họ tự ý thực hiện, đồng nghĩa với việc hợp đồng mà họ thiết lập sẽ bị vô hiệu. Tùy theo mỗi quốc gia mà có quy định khác nhau về năng lực hành vi, chẳng hạn, tại Nhật Bản, Thái Lan quy định người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ là từ 20 tuổi trở lên; Việt Nam là 18 tuổi. Trường hợp người chưa thành niên, bị mất năng lực hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, thì hầu hết các nước đều quy định phải có người đại diện trong quá trình xác lập hợp đồng, nếu không có thì vô hiệu. Tại Nhật Bản, khi người giám hộ cho phép người chưa thành niên tham gia một số hoạt động thương mại thì họ không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật đối với từng giao dịch cụ thể [58, tr. 43]; hoặc tại Pháp "người vị thành niên, dù không kết hôn, có thể có quyền tự lập khi đã đủ mười sáu tuổi tròn. Nếu có lý do chính đáng và theo yêu cầu của cha, mẹ, hoặc của một trong hai người,

quyền tự lập sẽ do thẩm phán về giám hộ quyết định" [25, Điều 477]; hay tại

BLDS Đức quy định năng lực để ký kết hợp đồng khi phải đủ 17 tuổi hoặc "không ở trong một trạng thái bệnh lý của rối loạn tâm thần, trong đó ngăn chặn việc tự do ý chí, trừ khi theo quy định của pháp luật bản chất của điều

đó là tạm thời" [54, Điều 104].

1.5.2. Giả tạo

PLDS các nước đều ghi nhận hợp đồng được xác lập do giả tạo thì vô hiệu, vì bản chất hợp đồng thiết lập do giả tạo chỉ là yếu tố hình thức để che giấu một nội dung đích thực khác mà các bên chủ thể hướng tới. Như BLDS và thương mại Thái Lan quy định: "Một tuyên bố ý định không thực, được

làm với sự đồng tình của phía bên kia, thì vô hiệu…" [5, Điều 109] hoặc

BLDS Nhật Bản thể hiện "việc tuyên bố ý chí giả tạo được tiến hành với sự

câu kết của bên kia là không có ý nghĩa và bị vô hiệu" [16, Điều 108] hay

khoản 2 Điều 117 BLDS Đức gián tiếp thừa nhận hợp đồng, giao dịch giả tạo sẽ bị vô hiệu "Nếu một giao dịch giả tạo che giấu một giao dịch hợp pháp

1.5.3. Trái đạo đức và trái pháp luật

Pháp luật phản ánh quan hệ xã hội, phong tục tập quán, truyền thống văn hóa, cho nên phần nào PLDS phải tuân theo và phù hợp tương ứng với những đặc trưng trên. BLDS Nhật Bản quy định: "Các hành vi pháp lý nhằm thực hiện những việc trái với trật tự công cộng và trái với đạo đức bị coi là vô

giá trị và không có hiệu lực" [16, Điều 90]; Luật Hợp đồng Trung Quốc:

"Trong ký kết và thực hiện hợp đồng, các bên phải tuân theo pháp luật và các quy định hành chính, thực hiện đạo đức xã hội. Không bên nào có thể phá vỡ

trật tự kinh tế - xã hội hoặc thiệt hại lợi ích công cộng" [53, Điều 7]. Pháp luật

sinh ra là để bảo vệ và duy trì trật tự xã hội, bảo vệ quyền, lợi ích, ràng buộc nghĩa vụ đối với mỗi bên tham gia trong HĐDS. Bởi thế "một hành vi pháp lý bị vô hiệu nếu mục tiêu của nó rõ ràng là bị pháp luật ngăn cấm hoặc không thể thực hiện được, hoặc trái với trật tự công cộng hoặc trái với đạo đức xã

hội" [5, Điều 113]. Nhìn chung trong hệ thống PLDS các nước nêu rất rõ

những ràng buộc khi giao kết hợp đồng mà vi phạm điều pháp luật cấm hoặc đi ngược lại đạo đức xã hội hay trật tự công cộng đều bị vô hiệu.

1.5.4. Hình thức

Hợp đồng vô hiệu do vi phạm hình thức có sự khác nhau ở mỗi nước.

Thứ nhất, quan điểm một số quốc gia cho rằng khi vi phạm quy định

về hình thức thì hợp đồng sẽ vô hiệu. Chẳng hạn pháp luật Thái Lan quy định "Một hành vi pháp lý không theo đúng hình thức quy định của pháp luật thì

vô hiệu" [5, Điều 115]. Việc quy định hình thức trong những quốc gia này

nhằm đảm bảo chứng cứ khi có tranh chấp và sự an toàn trong giao lưu dân sự.

Thứ hai, một số quốc gia không coi hình thức là điều kiện chủ yếu dẫn

tới hợp đồng vô hiệu. Tại BLDS Pháp không có một điều khoản nào quy định khi hợp đồng không tuân thủ các quy định hình thức thì sẽ vô hiệu, hoặc Luật hợp đồng Trung Quốc, mặc dù không quy định chính thức thành điều khoản cụ thể về hình thức hợp đồng không ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng,

nhưng qua Điều 36, 37 có thể thấy trường hợp các bên đã thực hiện nghĩa vụ chủ yếu của hợp đồng mà được bên kia chấp thuận thì có nghĩa hợp đồng đã được xác lập và có giá trị ràng buộc với các bên. Hoặc là "mặc dù Nhà nước yêu cầu tuân thủ hình thức đặc biệt, thì giao dịch pháp lý vẫn hoàn toàn có đặc điểm không theo một hình thức bắt buộc nào" [11]. Việc quy định hình thức chỉ nhằm hướng chủ thể tham gia giao kết cẩn trọng hơn và đảm bảo sự tồn tại rõ ràng của hợp đồng.

Thứ ba, đó là sự trộn lẫn khi cho rằng trong một số trường hợp vi phạm

quy định về hình thức thì hợp đồng vô hiệu, ngoài trường hợp này thì không vô hiệu. Điển hình cho quan điểm này là PLDS Việt Nam, "Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật

có quy định khác" [28, Điều 401].

1.5.5. Nhầm lẫn

Một số nước thì cho rằng chỉ nhầm lẫn do cả hai phía thì mới vô hiệu, còn nhầm lẫn đơn phương không thể coi là yếu tố dẫn tới vô hiệu hợp đồng và việc nhầm lẫn phải có những điều kiện ràng buộc nhất định. Theo PLDS Pháp, việc xác định sự nhầm lẫn được quy định rất cụ thể, đó là phải nhầm lẫn về nội dung, phải không do người tham gia giao dịch gây ra, nhầm lẫn phải có tính quyết định; vì khi tham gia giao dịch thì họ phải có trách nhiệm tìm hiểu trước. Pháp luật của Pháp cũng không chấp nhận nhầm lẫn về giá trị, mặc dù thực tế có thể xảy ra [39]. Tại Mỹ thì nhầm lẫn phải do cả hai phía và chỉ dẫn tới vô hiệu khi có ba yếu tố sau, đó là: nhầm lẫn liên quan đến đối tượng mà các bên giao kết, có sự tác động cơ bản đến sự cam kết của các bên, rủi ro và thiệt hại của nhầm lẫn. Dân luật Nhật Bản ghi nhận sự nhầm lẫn do sự cẩu thả của một bên tham gia giao dịch thì trong mọi trường hợp, họ không có quyền yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu mà nhầm lẫn là yếu tố vô hiệu khi nhầm lẫn phải là đặc điểm chủ yếu của giao dịch, hợp đồng và bản thân người tham gia giao dịch không biết [58, tr. 235]. Tại Việt Nam, PLDS công nhận chỉ cần

một bên trong quan hệ xác lập thỏa thuận mà có sự nhầm lẫn về nội dung thì hợp đồng sẽ bị tuyên vô hiệu. Quy định này tương đối lỏng và không chặt chẽ, khác hẳn với sự linh hoạt của hệ thống luật Common Law và Civil Law quy định.

1.5.6. Lừa dối

Lừa dối chính là một trong những tỳ tố của ưng thuận - yếu tố bản chất của hợp đồng. Bởi thế dù trực tiếp hay gián tiếp, lừa dối vẫn được coi là yếu tố làm cho hợp đồng vô hiệu. Về cơ bản dân luật Việt Nam và PLDS Cộng hòa Pháp đều thừa nhận lừa dối phải do một bên thực hiện, nếu không có sự lừa dối này thì bên kia không xác lập hợp đồng: Nếu sự man trá chỉ là vô tình, nghĩa là chỉ khiến cho một bên phải chấp nhận những điều khoản nặng nề hơn so với những điều khoản mà lẽ ra các bên đó được hưởng, thì bên đó chỉ có

thể bị khiếu nại đòi bồi thường chứ không thể đòi hủy hành vi đó. Điều này

cho thấy lừa dối phải là sự cố ý và phải tác động trực tiếp, mang tính quyết định đến nội dung cơ bản của giao dịch. Điểm khác cơ bản với pháp luật Việt Nam khi pháp luật một số nước quy định lừa dối do người thứ ba gây ra nhưng các bên tham gia giao dịch không biết hoặc biết song vẫn xác lập thì không thể coi là vô hiệu được, như BLDS Nhật Bản quy định:

Việc tuyên bố ý chí do bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép có thể bị vô hiệu. Nếu một người tuyên bố ý chí trước người khác do người thứ ba có lỗi gian lận thì sự tuyên bố này có thể bị vô hiệu, nếu người này biết có sự gian lận. Việc hủy bỏ tuyên bố ý chí có yếu tố gian lận không thể được dùng để chống lại người thứ ba ngay

tình [16, Điều 96]

Hay như là "khi một bên ra tuyên bố ý định dựa vào sự man trá của một người thứ ba, thì hành vi đó chỉ có thể vô hiệu nếu như phía bên kia biết rõ hoặc phải biết rõ sự man trá đó" [5, Điều 121].

1.5.7. Đe dọa

Đe dọa là một khái niệm đã được hình thành từ Luật La Mã và được biểu hiện dưới góc độ khác nhau như: hành động hoặc không hành động gây tác động đến người khác; tuy nhiên cách tiếp cận đe dọa lại có sự không đồng nhất giữa các quốc gia. Theo Bộ nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế quy định:

Một bên có thể hủy bỏ hợp đồng khi đã bị dẫn dắt tới giao kết hợp đồng bởi sự đe dọa bất chính đáng của bên kia mà, đã xem xét tới hoàn cảnh, sự đe dọa đó là tức thời và nghiêm trọng để mặc bên bị đe dọa không có sự lựa chọn hợp lý. Cụ thể, đe dọa là bất chính đáng nếu hành động hoặc không hành động mà với nó một bên đã bị đe dọa tự nó đã là bất hợp pháp, hoặc việc đe dọa được sử dụng như một phương thức để đạt được việc giao kết hợp đồng là

bất hợp pháp [50, Điều 3.9].

Khảo sát BLDS Đức và Nhật Bản thì khá ít quy định về bạo lực (đe dọa) trong giao kết hợp đồng. Tại Điều 123 BLDS Đức, Điều 96 BLDS Nhật Bản biểu lộ ý chí khi bị đe dọa được quy định cùng với các quy định về sự vô hiệu của biểu lộ ý chí khi bị lừa dối. Nhiều luật gia Nhật Bản cho rằng trong trường hợp bị bạo lực, người biểu lộ ý chí có thể hủy bỏ vô điều kiện sự biểu lộ ý chí đó

mà không cần quan tâm tới người đối ước hay người thứ ba đe dọa [58, tr. 139].

Hoặc BLDS và Thương mại Thái Lan không dùng thuật ngữ đe dọa mà dùng thuật ngữ cưỡng bức mang tính chất tương đồng nhất định:

Để có thể khiến một hành vi bị vô hiệu, sự cưỡng bức phải đến mức mà nó gây ra cho người bị tác động, bởi sự cưỡng bức đó, nỗi lo sợ có cơ sở về thiệt hại xảy ra cho bản thân và gia đình hoặc tài sản của người đó, rằng nó sắp xảy ra đến nơi và tương đương, ít nhất, với sự thiệt hại mà người đó lo sợ từ hành vi bị ép

Hơn thế theo truyền thống Civil Law, các nhà làm luật cũng đã đưa ra dự liệu trường hợp gây áp lực về tinh thần trong giao kết hợp đồng và cũng xác định phạm vi của nó bằng các quy định loại bỏ một số trường hợp, tức là không phải lúc nào sự đe dọa cũng là yếu tố làm cho hợp đồng vô hiệu, "chỉ riêng sự sợ hãi khép nép đối với cha, mẹ, hoặc tôn thuộc khác mà không hề có

bạo lực thì chưa đủ để hủy hợp đồng" [25, Điều 1114]. PLDS Việt Nam

Chương 2

THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT

MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP HỢP ĐỒNG DÂN SỰ VÔ HIỆU

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về hợp đồng dân sự vô hiệu - thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 53 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)