Vai trò thực tế của Doanh nghiệp tƣ nhân trong nền kinh tế Việt

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của Doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 81)

Việt Nam hiện nay

Vai trò của khu vực kinh tế tư nhân đã và đang được khẳng định trong nền kinh tế thị trường ở Việt nam hiện nay. Trong những năm vừa qua dù chịu ảnh hưởng lớn của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn

cầu nhưng khu vực kinh tế tư nhân nói chung, DNTN nói riêng vẫn đạt được bước tiến nhất định.

Sự phát triển nhanh của kinh tế tư nhân được thể hiện cả về số lượng và chất lượng: số lượng doanh nghiệp tăng bình quân 22%/năm giai đoạn 2002- 2009. Tỷ trọng thu ngân sách nhà nước từ khu vực kinh tế tư nhân đã tăng từ 6% (năm 2002) lên trên 11 % (năm 2008). Năm 2008, khu vực kinh tế ngoài nhà nước đóng góp vào GDP gần 47%, trong đó có phần đóng góp quan trọng của kinh tế tư nhân; một số địa phương tỷ lệ này còn cao hơn như thành phố Hồ Chí Minh là 51,4%, Cần Thơ là gần 73%, giải quyết trên 5 triệu việc làm mới, bình quân 800 ngàn lao động/năm, chiếm 50% lao động tăng thêm của cả nước [12].

Số lượng DNTN đã gia tăng mạnh mẽ, ước tính đến năm 2009 là 460.000 doanh nghiệp, tăng 15 lần trong vòng 5 năm. Tuy vậy, phần lớn các doanh nghiệp vẫn ở quy mô vừa và nhỏ, số DNTN lớn còn quá khiêm tốn, trong các doanh nghiệp quy mô vừa cũng rất thưa thớt. Một điều tra gần đây cho biết, có đến 80% số DNTN ở Việt nam có quy mô nhỏ (80 % có vốn kinh doanh dưới 50 tỉ đồng và 87 % sử dụng dưới 50 lao động). Vấn đề không chỉ dừng lại ở việc đưa ra con số về quy mô doanh nghiệp tư nhân, quan trọng hơn khi khu vực DNTN chưa thực sự đủ lớn, việc trở thành động lực thực sự cho sự phát triển kinh tế Việt nam sẽ vẫn là kế hoạch.

Từ thực tế về quy mô nhỏ hẹp của DNTN, câu hỏi đặt ra là tại sao đã nhiều năm qua kể từ khi đổi mới, phần lớn DNTN vẫn hoạt động kinh doanh ở quy mô nhỏ, đã có nhiều ý kiến đưa ra về vấn đề này song việc “chậm lớn” của DNTN có thể xuất phát từ một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất, nền kinh tế thị trường của đất nước ta còn non trẻ, thời gian

chưa phải là thời gian chín muồi để chúng ta có được những tập đoàn kinh tế tư nhân hùng mạnh như các nước khác trên thế giới.

Thứ hai, đội ngũ doanh nhân làm chủ DNTN chưa có đủ năng lực vượt

trội. Một điều tra mới đây của Phòng công nghiệp và thương mại Việt nam cho biết: “ tầng lớp doanh nhân mới được hình thành trong những năm gần đây, xuất thân từ nhiều tầng lớp lao động xã hội khác nhau, nhiều người chưa được đào tạo bài bản, các doanh nghiệp của doanh nhân Việt nam chưa có tích lũy lớn về vốn nên sức vươn hạn chế; tinh thần học hỏi của một số doanh nhân chưa cao, dễ thỏa mãn, chưa chú trọng đầu tư thu thập thông tin, nâng cao kiến thức quản lý, kinh doanh; tâm lý ỷ lại của một số doanh nhân vòa sự hỗ trợ của nhà nước vẫn còn tồn tại; một số doanh nhân chưa tuân thủ đúng pháp luật và hưởng thụ quá sớm…” [30].

Nhưng điểm yếu nêu trên của đội ngũ doanh nhân vẫn đang tồn tại, dẫn đến tình trạng “gia đình trị” trong quản trị doanh nghiệp, chưa coi trọng chữ tín trong kinh doanh, tính liên kết rất kém…Vì vậy, chưa thể có những DNTN có quy mô lớn.

Ngoài ra, sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế chưa hình thành. Trong hệ thống các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay đang tồn tại ba khu vực là: doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn chi phối Nhà nước; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; doanh nghiệp khu vực tư nhân (ngoài quốc doanh). Dù vậy, hoạt động của các doanh nghiệp thuộc ba khu vực đang độc lập với nhau ở mức độ khá lớn, mỗi khu vực gần như khép kín với toàn bộ hoạt động của mình. Điều đó không chỉ làm hạn chế sự phát triển của các DNTN mà còn làm suy yếu toàn bộ hệ thống doanh nghiệp của nền kinh tế quốc dân.

Hơn nữa, về môi trường kinh doanh, do trình độ phát triển kinh tế còn thấp và thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn chưa hoàn thiện, nhận thức về vai trò của doanh nhân trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội vẫn còn một số điểm chưa rõ ràng, chưa tạo được sự đồng thuận của

toàn xã hội về vai trò, vị thế của doanh nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, còn tâm lý e ngại, chưa thật sự tin tưởng vào tinh thần dân tộc, trách nhiệm xã hội, trí tuệ và năng lực của tầng lớp doanh nhân; kinh doanh chưa được coi là một nghề cao quý trong xã hội; sự thất bại của một số doanh nhân trong kinh doanh thường được coi là hiện tượng xấu, môi trường pháp lý chưa hoàn thiện, chưa tạo điều kiện thật thuận lợi cho các doanh nhân khởi sự doanh nghiệp và yên tâm phát triển sản xuất-kinh doanh; nhiều chính sách được thiết kế thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thiếu minh bạch; bộ máy hành chính và đội ngũ công chức còn nhiều yếu kém, cải cách hành chính chưa đạt được kết quả mong muốn; tính tùy tiện trong cách ứng xử cũng như trong ban hành chính sách của một bộ phận cán bộ chính quyền không những làm mất cơ hội kinh doanh của doanh nhân mà còn gây ức chế, làm thui chột ý chí kinh doanh.

Trên thực tế, DNTN cũng có những hạn chế, khó khăn trong việc huy động vốn. Vay vốn là phương cách mà DNTN có thể sử dụng để huy động thêm vốn cho đầu tư, phát triển hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, việc vay vốn của DNTN cũng không phải là việc dễ dàng, mặc dù chủ DNTN chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản của họ, nhưng việc cung cấp các bảo đảm cho các chủ nợ đối với các khoản nợ của DNTN cũng chỉ giới hạn ở tổng tài sản cá nhân của chủ DNTN.

Bên cạnh đó, so với các loại hình doanh nghiệp Nhà nước hay với các công ty lớn, DNTN cũng còn có những hạn chế như:

+ Nguồn tài chính hạn chế. Do đặc thù tính chất một chủ nên khả năng huy động vốn trong DNTN bị hạn chế, vốn doanh nghiệp chỉ do một cá nhân đầu tư vốn và thành lập nên quy mô về vốn, khả năng tài chính của doanh nghiệp trong tương quan so sánh với doanh nghiệp nhiều chủ sở hữu như

công ty cổ phần, công ty TNHH 2 thành viên bị hạn hẹp hơn bởi DNTN không có sự liên kết, góp vốn. Bên cạnh đó, do tính chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của chủ DN về các khoản nợ phát sinh trong quá trình tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp cho nên DNTN không được phát hình cố phiếu hay trái phiếu ra công chúng để huy động vốn. Như vậy, trong trường hợp cần vốn, doanh nghiệp chỉ có thể huy động từ hoạt động tín dụng của ngân hàng hoặc vay từ các cá nhân, tổ chức khác.

+ Cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ thiết bị công nghệ thường yếu kém hơn. + Ở các DNTN thường có số lượng lao động ít, năng suất lao động và sức cạnh tranh kinh tế thấp hơn so với công ty TNHH, các Công ty và xí nghiệp liên doanh với nước ngoài.

+ Khả năng tiếp cận thông tin và tiếp thị của DNTN cũng bị hạn chế hơn rất nhiều.

Nhưng DNTN cũng là một trong những loại hình doanh nghiệp để các nhà đầu tư trong nước lựa chọn. Vì kinh doanh quy mô nhỏ sẽ là nơi đào tạo và rèn luyện cho các nhà doanh nghiệp làm quen với mô trường kinh doanh. Bắt đầu từ kinh doanh mô hình nhỏ và thông qua điều hành quản lý kinh doanh quy mô vừa và nhỏ, một số nhà doanh nghiệp nhỏ sẽ trưởng thành lên thành những nhà doanh nghiệp lớn, tài ba, biết tạo đà cho doanh nghiệp mình phát triển một cách nhanh chóng.

Bên cạnh đó, DNTN cũng là loại hình doanh nghiệp mang lại cho nhà đầu tư những lợi ích nhất định khi thành lập và hoạt động dưới mô hình doanh nghiệp này. Liên quan tới vấn đề chủ sở hữu, DNTN chỉ có duy nhất một cá nhân làm chủ sở hữu cho nên, cá nhân là chủ sở hữu doanh nghiệp có toàn quyền quyết định và định đoạt mọi vấn đề của doanh nghiệp. Trong xu thế hiện nay, đặc điểm này tạo ra sự năng động, linh hoạt cho chủ doanh nghiệp khi điều hành, do không phụ thuộc vào quyết định của các cá nhân, tổ chức

nên khi đứng trước những thời cơ, thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt trong quá trình thực hiện các hoạt động kinh tế, nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định một cách nhanh chóng và kịp thời.

Tính chất chịu trách nhiệm vô hạn của chủ DN còn góp phần hỗ trợ nâng cao uy tín của doanh nghiệp đối với các ngân hàng thương mại, các cá nhân và tổ chức khi huy động vốn. Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản về mọi hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm cả tài sản đem vào kinh doanh và tài sản không đem vào kinh doanh đã đảm bảo khả năng trả nợ cho doanh nghiệp đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính. Điều này đồng nghĩa là khi một DNTN không có khả năng thanh toán nợ đến hạn và lâm vào tình trạng phá sản thì tất cả những tài sản thuộc sở hữu của chủ DNTN đều nằm diện tài sản phá sản của doanh nghiệp [16].

Trong quá trình quản lý, điều hành doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp có quyền lựa chọn hai phương thức quản lý, chủ doanh nghiệp tự đứng ra thực hiện điều hành doanh nghiệp, trong trường hợp này chủ sở hữu và giám đốc là một, còn phương thức quản lý thứ hai là chủ doanh nghiệp thuê người khác điều hành doanh nghiệp, ở đây chủ doanh nghiệp và giám đốc là hai chủ thể khác nhau. Sự đa dạng hóa trong mô hình quản lý đã giúp nhà đầu tư yên tâm lựa chọn đầu tư dưới mô hình pháp lý DNTN.

Trên thực tế, một số lượng lớn các nhà đầu tư không muốn kinh doanh công khai ở quy mô lớn hoặc kinh doanh một cách thuận lợi dưới hình thức DNTN. Giới kinh doanh chưa thực sự tin tưởng vào chính sách pháp luật của Nhà nước hoặc môi trường kinh doanh hiện nay không những chưa tạo điều kiện mà trái lại đang cản trở việc đầu tư mở rộng kinh doanh của doanh nhân.

Vấn đề đặt ra ở đây là không phải họ không đủ điều kiện để thành lập doanh nghiệp, cũng không phải họ không biết sự hiện diện của loại hình

DNTN mà chính là họ còn gặp những khó khăn từ nhiều góc độ khi muốn trở thành một chủ DNTN. Do vậy, họ chưa lựa chọn hình thức kinh doanh này.

Những nhà kinh doanh một chủ có bản chất giống như DNTN có số lượng rất lớn. Họ thực ra là những doanh nghiệp một chủ, nhưng không đăng ký trở thành DNTN theo LDN. Qua khảo sát cho thấy có ba lý do cơ bản để người khởi sự kinh doanh ưa chuộng hình thức cá nhân và nhóm kinh doanh ưa chuộng hình thức cá nhân và nhóm kinh doanh hơn hình thức DNTN do thủ tục hành chính cho việc khởi sự kinh doanh, tổ chức kinh doanh cũng như chấm dứt kinh doanh theo hình thức cá nhân và nhóm kinh doanh đơn giản, nhanh chóng, thuận lợi và ít tốn kém.

Đồng thời, cách thức ghi chép sổ sách kế toán đơn giản hơn, từ đó dễ thực hiện hơn; cách thức và hình thức nộp thuế cũng linh hoạt hơn. Do đó khả năng bị áp đặt mức thuế và số thuế phải nộp cũng ít hơn. Sự kiểm tra bằng biện pháp hành chính của cơ quan Nhà nước cũng ít hơn.

Từ những vấn đề trên để phát huy được vị trí, vai trò của DNTN, đòi hỏi chúng ta phải thay đổi những quy định pháp luật về DNTN, thay đổi cách nhìn nhận về loại hình doanh nghiệp này. Trước hết, trong những văn bản pháp luật về DNTN phải xóa bỏ những quy định hạn chế tính độc lập, tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DNTN và sau đó là tạo được môi trường pháp lý mà trong đó DNTN có quyền bình đẳng, tự do hoạt động và cạnh tranh lành mạnh như các doanh nghiệp khác. Làm được như vậy sẽ tạo điều kiện và khuyến khích sự phát triển của các DNTN trong nền kinh tế thị trường.

Bên cạnh đảm bảo địa vị pháp lý bình đẳng giữa DNTN với các loại hình doanh nghiệp khác, cần có chính sách hỗ trợ DNTN trong quá trình tham gia vào các hành vi thương mại trong quan hệ kinh tế như hỗ trợ vay vốn và mở rộng thị trường. Bởi đây là doanh nghiệp một chủ sở hữu nên quy mô về

vồn thường không lớn, thêm vào đó, đoanh nghiệp tư nhân không được phát hành chứng khoán cho nên khả năng huy động vốn cũng bị hạn chế. Điểm tạo ra uy tín cho DNTN trong vay vốn là ưu điểm xuất phát từ giới hạn trách nhiệm của chủ sở hữu, nhưng ưu điểm này hiện nay chưa tạo ưu thế cho DNTN trong thực tế hoạt động vì chính sách trong xác định tài sản cá nhân ở Việt nam còn bất cập.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển tự do và đúng hướng của DNTN vấn đề cấp thiết hiện nay là thiết lập những cơ sở pháp lý đồng bộ và vững chắc một mặt khẳng định vai trò, vị trí, mặt khác thể chế hóa địa vị pháp lý của DNTN.

Với ý nghĩa như vậy việc ban hành LDN năm 2005 và các văn bản pháp luật khác phần nào đã đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của việc quản lý và phát triển các tiềm năng của DNTN. Yêu cầu đặt ra là trên cơ sở các đạo luật hiện hành, chúng ta phải quy định đầy đủ, cụ thể về địa vị pháp lý, cũng những mối quan hệ dọc – ngang đa dạng và phức tạp của các DNTN trong các khâu thành lập, hoạt động, giải thể hoặc phá sản, vừa đảm bảo vị thế của DNTN trên thị trường vừa đảm bảo trật tự, kỷ cương trong quản lý kinh tế và quản lý hành chính.

Với tư duy kinh tế mới, Nhà nước ta đã thừa nhận, bảo đảm sự tồn tại và phát triển sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất, cũng như các quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp khu vực kinh tế ngoài quốc doanh nói chung, các DNTN nói riêng.

Nghị quyết Ban chấp hành trung ương Đảng đã thống nhất quan điểm chỉ đạo phát triển kinh tế tư nhân là:

+ Kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát

triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao nội lực của đất nước trong hội nhập kinh tế.

+ Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền tự do kinh doanh theo pháp luật, bảo hộ quyền sở hữu, tài sản hợp pháp của công dân; khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi và định hướng, quản lý sự phát triển kinh tế tư nhân theo pháp luật, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.

Thực tế hơn 15 cải cách đã chứng tỏ rằng, chỉ khi có chính sách kinh tế, các quy định của pháp luật được soạn thảo, ban hành và thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng các quyền tự do kinh doanh và các lợi ích khác của các công dân, các nhà doanh nghiệp, tạo cơ sở pháp lý và điều kiện để mọi người phát huy sáng kiện, có cơ hội làm giàu hợp pháp, thì những chính sách mới được

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của Doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)