Đổi mới quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp tư nhân

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của Doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 95)

Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho DNTN trong quá trình tiến hành các hoạt động sản xuất và kinh doanh. Để thực hiện được vấn đề này có một số việc cần được nhấn mạnh như sau:

- Đổi mới việc nghiên cứu, ban hành chính sách pháp luật và theo dõi thi hành các chính sách pháp luật đó, khắc phục khuynh hướng các bộ, ngành, ban hành các văn bản các văn bản các thông tư không quán triệt đường lối đổi mới quy định những điều khoản chỉ nhằm bảo vệ cho quyền hành và lợi ích cục bộ cũng như thuận lợi cho công việc của bộ, ngành đó mà không quan tâm đến những khó khăn của doanh nghiệp khi thực hiện.

Thực hiện cơ chế phối hợp các cơ quan hành chính với các tổ chức như phòng thương mại – công nghiệp Việt Nam, các hiệp hội thương mại, cơ quan thông tin đại chúng, để cùng tổ chức các cuộc hội thảo, trao đổi ý kiến, qua đó cơ quan hành chính ban hành chính sách nắm được đối tượng chính sách, từ đó cân nhắc các điều khoản cụ thể của văn bản. Kinh nghiệm chỉ rõ làm được như vậy thì chính sách sẽ có điều kiện thực thi hơn, đó chính là “đưa cuộc sống vào chính sách” để đảm bảo việc thực thi của cơ chế, chính sách của nhà nước.

- Bảo đảm quyền của công dân, của các doanh nghiệp được cung cấp thông tin về các cơ chế, chính sách về văn bản pháp luật, chính phủ phải là người cung cấp thông tin lớn nhất, quan trọng nhất và chính xác nhất. Đó là những thông tin về đường lối, chủ chương chính sách ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển các hạn ngạch xuất nhập khẩu, các quy hoạch liên quan đến địa điểm mặt bằng kinh doanh …khắc phục tình trạng độc quyền về thông tin, năm giữa thông tin hoặc tiết lô thông tin nhằm trục lợi cho đơn vị hoặc cá nhân.

Cơ quan chức năng cần theo dõi sát sao việc thực hiện cơ chế, chính sách kịp thời phát triển và sửa đổi những bất hợp lý, những điều cần bổ xung để chính sách pháp luật ngày càng hoàn chỉnh, đáp ứng những nhu cầu phát triển của doanh nghiệp .

- Đổi mới các dịch vụ hành chính:

Theo quan niệm của nền hành chính phát triển, các dịch vụ hành chính mà cơ quan chức năng thực hiện hành chính là dịch vụ công cộng (public services) mà người dân, các doanh nghiệp đóng thuế để nuôi các cơ quan này thực hiện, hoàn toàn không có nghĩa “xin – cho”. Trước mắt cần tiếp tục thực hiện những đổi mới trong những lĩnh vực sau:

Đơn giản hóa các thủ tục đăng ký kinh doanh, người dân “được làm những gì mà pháp luật không cấm”. Nhà nước công bố những ngành nghề cấm kinh doanh, những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, những ngành nghề cần có vốn pháp định. Ngoài những ngành nghề đó công dân, các nhà doanh nghiệp chủ động đăng ký kinh doanh theo định hướng của Nhà nước. Các nhà doanh nghiệp chủ động tự chịu trách nhiệm về lỗ, lãi và tài sản của mình … doanh nghiệp chỉ cần đăng ký kinh doanh.

Để đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế, Việt nam cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. Phải làm cho mọi công chức nhận thức đầy

đủ rằng họ là phụ vụ dân, phục vụ các doanh nghiệp chứ không phải là cấp trên, có quyền ban ơn cho doanh nghiệp. Họ thi hành công vụ chính là thực hiện những công việc được pháp luật giao cho. Họ chỉ làm những gì pháp luật cho phép, chứ không được bày vẽ ra thêm những thủ tục để sách nhiễu doanh nghiệp. Những hành vi cựa quyền, sách nhiễu của công chức đối với của doanh nghiệp sẽ bị trừng trị nghiêm khắc.

Song song với quá trình cải cáh thủ tục hành chính, chúng ta cần khắc phục tình trạng hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự. Các cơ quan bảo vệ pháp luật, cần phân tích toàn diện, hiểu rõ những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng như những bất cập của hệ thống pháp luật hiện hành mà xử lý đúng người, đúng tội, không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự. Khắc phục việc hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự là một việc rất khó khăn nhưng không thể lẩn tránh, để góp phần lấy lại niềm tin của các doanh nhân đối với nền hành chính và công cụ Nhà nước

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của Doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 95)