Doanh nghiệp tư nhân với tư cách là một loại hình doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của Doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 40)

nghiệp của thành phần kinh tế tư nhân:

Năm 1975, sau khi giành được độc lập, chúng ta đã quá coi trọng việc xây dựng và phát triển thành phần kinh tế quốc doanh và cho rằng đó là một trong những công cụ hữu hiệu nhất để thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, bảo đảm độc lập kinh tế và chính trị. Vì thế, trong một thời gian dài kinh tế quốc doanh được coi là hình thức quản lý tiên tiến nhất và hình thức sở hữu đặc trưng chỉ riêng CNXH mới có.

Trên thực tế, kinh tế quốc doanh, kinh tế Nhà nước mặc dù đã được ưu tiên thâu tóm nhiều ngành, nghề, lĩnh vực chủ đạo và quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, với sự hỗ trợ tối đa của nhà nước, nhưng đến nay vẫn chưa đạt được hiệu quả kinh tế mong muốn. Việc thừa nhận sự tồn tại một loại hình doanh nghiệp mới là DNTN chính là một trong những biện pháp nhằm giải phóng sức sản xuất, phát huy mọi nguồn lực để xây dựng phát triển đất nước, tạo ra động lực cho người lao động.

Hơn nữa, trong điều kiện nền kinh tế nước ta là sản xuất nhỏ, tự cung - tự cấp, nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, lao động xã hội phần lớn là lao động chân tay nên phát triển DNTN là cách tốt nhất để nâng cao sức sản xuất xã

hội, góp phần tích lũy và tăng trưởng kinh tế. DNTN với những đặc điểm riêng của nó sẽ góp phần giữ gìn và phát huy các ngành nghề truyền thống, những vốn cổ tinh hoa của dân tộc. Đồng thời, DNTN phát triển sẽ góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Trong điều kiện dân số nước ta hơn 90 triệu người, số người trong độ tuổi lao động chiếm hơn 60% thì việc làm là một trong những vấn đề hàng đầu cần giải quyết [13].

Để khuyến khích các chủ thể kinh doanh tham gia đầu tư, thành lập doanh nghiệp tư nhân, Nhà nước đã thừa nhận sự bình đẳng trước pháp luật của DNTN với các doanh nghiệp khác và thừa nhận tính sinh lợi hợp pháp của DNTN. Từ đó, người kinh doanh yên tâm bỏ vốn ra đầu tư phát triển vào hoạt động sản xuất - kinh doanh sẽ góp phần tăng sản phẩm xã hội, tăng trưởng kinh tế.

LDN 2005 kế thừa và phát huy những quy định mang tính chất đường lối, khẳng định lập trường của Đảng và Nhà nước ta là công nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của các loại hình Doanh nghiệp (DN) trong đó có DNTN. Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của doanh nghiệp và chủ sở hữu DNTN, không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính [9].

Để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư khi tiến hành hoạt động kinh doanh dưới mô hình doanh nghiệp tư nhân, LDN 2005 được Quốc hội ban hành đã có những qui định cụ thể về mô hình doanh nghiệp này. Theo đó, Điều 141 – LDN thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 định rõ: “DNTN là

doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp”. Như vậy, định nghĩa

không có tư cách pháp nhân. Nhà đầu tư chính là chủ sở hữu về tư liệu sản xuất và cũng chính là chủ sở hữu doanh nghiệp.

Do vậy, chủ DNTN có toàn quyền định đoạt, quản lý điều hành doanh nghiệp và để đảm bảo an toàn pháp lý cũng như tạo niềm tin cho công chúng, họ phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ và nghĩa vụ của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản của mình, bao gồm cả những tài sản đưa vào kinh doanh và cả những tài sản không đưa vào kinh doanh. Chính yếu tố này đã chi phối nội dung hệ thống quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp và cũng là điểm khác nhau giữa DNTN và các chủ thể khác.

Sự tồn tại của DNTN trong nền kinh tế là hiện tượng mang tính tất yếu khách quan bởi khi kinh tế Nhà nước (quốc doanh) không mang lại hiệu quả kinh tế thì phát triển kinh tế tư nhân là yếu tố cần thiết. Ở Mỹ, John

Naisbitt và Patricia Aburdencehai học giả nổi tiếng của Mỹ trong các tác

phẩm của mình đã khẳng định vai trò của thành phần kinh tế tư nhân: “Các doanh nghiệp cá thể càng ngày càng giữ vai trò quan trọng hơn trong nền kinh tế thế giới” [3].

Tuy vậy, trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế hiện nay đã đặt ra nhiều vấn đề cho sự điều chỉnh pháp luật liên quan đến vấn đề sở hữu

nói chung và sở hữu của DNTN nói riêng như: DNTN là loại hình doanh

nghiệp một chủ sở hữu, do một cá nhân duy nhất bỏ vốn ra đầu tư và thành lập cho nên mọi hoạt động tổ chức và quản lý của DNTN thuộc quyền định đoạt của chủ DNTN. Vì thế vai trò tự chủ của DNTN là một vấn đề cần được Nhà nước đảm bảo.

Trên thực tế, không phải tất cả vốn và tài sản đầu tư cho hoạt động kinh doanh đều nhất thiết là vốn thuộc sở hữu doanh nghiệp, mà trong chừng mực nhất định còn bao gồm cả vốn vay. Đối với DNTN vốn và tài sản đầu tư để thành lập doanh nghiệp và tiến hành sản xuất kinh doanh chủ

yếu và thường là vốn chủ sở hữu, nhưng cũng có thể có trường hợp để thành lập và tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiều DNTN cũng phải huy động thêm vốn vay và sử dụng các biện pháp như: thế chấp nhà cửa, đất đai để vay vốn, huy động vốn bằng nhiều cách khác nhau để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hiện nay, Nhà nước đã thừa nhận sự tồn tại của sở hữu tư nhân về vốn, tài sản, tư liệu sản xuất. Thông qua việc xác định rõ các loại hình sở hữu đã được quy định trong các điều từ Điều 15, 22, 23, 25 của Hiến Pháp 1992, Điều 205 đến Điều 234 Bộ luật Dân sự. Riêng đối với sở hữu tư nhân được quy định trong điều 58 Hiến pháp 1992, Điều 220 đến Điều 222 Bộ luật Dân sự, trong các Điều 4, 16, 17, 23, 24, 25 LDN Tư nhân năm 1990…

Quyền tự chủ của DNTN là một khái niệm tổng hợp giữa quyền định đoạt và trách nhiệm của doanh nghiệp đối với tài sản. Trong hoạt động của mình, chủ doanh nghiệp có quyền tiến hành các hoạt động sản xuất - kinh doanh trong phạm vi thẩm quyền và tự do giao kết hợp đồng. Như vậy, chúng ta cũng có thể thấy sở hữu tư nhân cũng là một yếu tố quan trọng chi phối địa vị pháp lý của doanh nghiệp tư nhân.

Vậy nên, để xác định địa vị pháp lý của DNTN cụ thể thì cũng cần làm rõ quyền và nghĩa vụ tương ứng xét về phương diện sở hữu của DNTN đối với toàn bộ số vốn và tài sản của chủ DNTN đưa vào kinh doanh. Trên cơ sở đó pháp luật xác định cho chủ DNTN và DNTN các quyền năng tương ứng về sở hữu để đảm bảo an toàn pháp lý cho các chủ thể tham gia giao dịch trong các hợp đồng kinh doanh - thương mại.

Tác động tích cực của LDN 2005 đối với việc phát triển kinh tế tư nhân nói riêng trong những năm qua đã được thừa nhận. DNTN đóng góp và huy động ngày càng nhiều các nguồn vốn trong xã hội đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Vốn đầu tư của kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng số

vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. Theo đó, năm 2007, tổng số vốn sử dụng là 173.862 tỷ đồng, tăng 38.46% so với năm 2006. Trong đó hộ kinh doanh chiếm 36.62%; DNTN chiếm 63.38%; còn lại là thuộc các chủ thể kinh doanh khác [14]. Số lượng DNTN tăng lên rất nhanh, đặc biệt tăng vượt bậc từ khi thực hiện LDN; tập trung cao nhất trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, xây dựng rồi tiếp đến là công nghiệp. Tính đến 30/9/2010, cả nước có 166.780 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh. Trong đó, DNTN chiếm tỷ trọng lớn nhất 58.76%, công ty TNHH chiếm 38.68%, công ty cổ phần chiếm 2.55%, công ty hợp danh chiếm 0.01% [26].

Khu vực kinh tế tư nhân cũng là nơi tạo ra nhiều việc làm trong nền kinh tế Việt Nam. Những năm gần đây, số lao động trong khu vực kinh tế tư nhân tăng, chiếm tỷ trọng cao trong lực lượng lao động toàn xã hội. Theo thống kê, năm 2000, số lượng lao động làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân là 4.643.844 lao động, tăng 20.12% so với năm 1996, bình quân mỗi năm tăng được 194.670 lao động, tăng 4.75% / năm. Tỷ trọng lao động của khu vực kinh tế tư nhân trong tổng lao động xã hội từ 11.2% năm 1996 tăng lên 12% năm 2007 [27]. Tuy nhiên, trên thực tế con số này có thể cao hơn. Việc phát triển kinh tế tư nhân đã góp phần làm cho nền kinh tế trở nên sôi động và linh hoạt hơn

Đặt trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, khi lựa chọn loại hình DNTN, các nhà đầu tư có thể có được những ưu thế sau đây từ loại hình doanh nghiệp này:

+ DNTN chỉ cần có lượng vốn đầu tư ít nhưng hiệu quả thu hồi vốn nhanh. + Quan hệ giữa người lao động và chủ doanh nghiệp trong DNTN khá chặt chẽ.

+ Quy mô của DNTN nhỏ nên có tính linh hoạt năng động, tự do sáng tạo trong kinh doanh.

+ Hệ thống tổ chức sản xuất và quản lý ở DNTN gọn nhẹ, linh hoạt và công tác điều hành mang tính trực tiếp.

+ DNTN nhanh chóng và dễ dàng đổi mới thiết bị, công nghệ thích ứng với cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại.

+ Sự phá sản, thua lỗ của các DNTN ít ảnh hưởng hoặc không gây nên khủng hoảng kinh tế - xã hội, đồng thời chịu ảnh hưởng bởi các cuộc khủng hoảng kinh tế mang tính dây chuyền. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực tiễn phát triển của nền kinh tế thị trường non trẻ nước ta trong thời gian qua cũng đã chứng tỏ DNTN có vị trí, vai trò quan trọng trong nền kinh tế, và những tác động nhất định của chủ thể này tới đời sống kinh tế - xã hội của Việt nam như: các DNTN thu hút được khá nhiều nguồn vốn nhàn rỗi trong dân nhưng do quy mô nhỏ nên các DNTN có vai trò và tác dụng rất lớn trong việc thu hút các cá nhân đầu tư vào sản xuất kinh doanh; DNTN cũng góp phần đáng kể vào việc thực hiện đô thị hóa phi tập trung; các DNTN có vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng của nền kinh tế. Theo đánh giá của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, hiện nay ở Việt Nam, khu vực kinh tế các DNTN vừa và nhỏ của cả nước chiếm tới 24% GDP [24]; các DNTN góp phần làm cho nền kinh tế trở nên sôi động. Đó là nhờ DNTN có lợi thế về quy mô sản xuất kinh doanh, tính năng động, linh hoạt, sáng tạo trong kinh doanh, cùng với hình thức tổ chức kinh doanh có sự kết hợp giữa chuyên môn hóa, đa dạng hóa mềm dẻo, hòa nhịp với sự đòi hỏi của nền kinh tế thị trường.

Vị trí quan trọng của DNTN xuất phát từ thực tế chúng chiếm đa số về số lượng trong các cơ sở sản xuất kinh doanh và ngày càng gia tăng mạnh. Nước ta hiện nay chưa có con số thống kê về DNTN một cách chính xác, nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng, các DNTN vừa và nhỏ ở Việt Nam chiếm khoảng 80-90% tổng số các doanh nghiệp.

Một trong những tác động kinh tế xã hội to lớn nhất của các DNTN là giải quyết việc làm cho người lao động và làm tăng thu nhập cho họ; đồng thời cũng là nơi đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo. Theo đánh giá của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương 2009 về thị trường lao động, số lao động của các DNTN trong lĩnh vực phi nông nghiệp chiếm khoảng 72.9% tổng số lao động phi nông nghiệp và chiếm khoảng 22.5% lực lượng lao động trong cả nước.

Đồng thời, DNTN cũng có vai trò to lớn đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt đối với khu vực nông thôn. Sự phát triển của DNTN ở khu vực thành thị cũng góp phần làm tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp thương nghiệp và dịch vụ. Điều này đã thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm cho công nghiệp và thủ công nghiệp phát triển mạnh, đồng thời thúc đẩy các ngành thương mại, dịch vụ phát triển. Mặt khác, DNTN còn đóng góp vai trò quan trọng trong việc làm thay đổi và đa dạng cơ cấu công nghiệp.

Tiếp cận địa vị pháp lý của DNTN là yếu tố quan trọng để làm rõ hơn vai trò của DNTN trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt nam hiện nay. Khẳng định rõ tư cách chủ thể kinh doanh của DNTN trong nền kinh tế, Đảng và Nhà nước đang thiết lập môi trường kinh tế thuận lợi để thành phần kinh tế tư nhân có thể nắm bắt được các cơ hội kinh doanh. Trên thực tế, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đã được ban hành, sửa đổi, hoàn thiện nhằm phù hợp với tình hình thực tiễn nền kinh tế và đi vào cuộc sống đã cải thiện đáng kể môi trường pháp lý cho mọi loại hình doanh nghiệp tham gia thị trường, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng và phát triển vượt bậc của khối doanh nghiệp kinh tế tư nhân.

Như vậy, khung pháp lý cho hoạt động của DNTN đã từng bước hoàn thiện theo hướng phù hợp với nền kinh tế thị trường, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội và nâng cao vai trò của DNTN trong nền kinh tế; đồng thời phát huy các nguồn nội lực, khơi dậy ý thức lập nghiệp cho người dân, tạo thêm nhiều cơ hội cho doanh nghiệp, doanh nhân lựa chọn hình thức kinh doanh, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, làm phong phú thêm sản phẩm hàng hóa, dịch vụ phục vụ nhu cầu xã hội, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động.

CHƢƠNG 2: ĐỊA VỊ PHÁP LÝ VÀ VAI TRÒ THỰC TẾ

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của Doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 40)