Nâng cao vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của Doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 103)

Trong quá trình hội nhập quốc tế, các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam chưa thể hiện đầy đủ vai trò của mình trong việc cung cấp thông tin về pháp luật, thị trường, cung cấp dịch vụ kinh doanh, hỗ trợ xúc tiến thương mại, giải quyết tranh chấp… Vòng luẩn quẩn giữa việc thiếu nguồn lực, hành lang pháp lý dẫn tới các dịch vụ cung cấp vừa thiếu, vừa yếu đang như sợi dây trói chặt các hiệp hội trong các không gian hình thức, giao lưu mà thiếu các hoạt động thực chất, hiệu quả.

Theo thống kê, cả nước hiện có khoảng 400 hiệp hội doanh nghiệp đã và đang hoạt động. Kết quả khảo sát đánh giá thực trạng, năng lực do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện trên 28 hiệp hội ngành hàng quốc gia và 50 hiệp hội doanh nghiệp đa ngành cấp tỉnh mới đây cho thấy, đa phần các hiệp hội đều đã có các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhưng nhìn chung chưa mang tính chuyên nghiệp, thường xuyên, hiệu quả. Mối quan hệ giữa các hiệp hội và doanh nghiệp chưa có được sự gắn kết và tương tác cần thiết.

Nguồn nhân lực của các hiệp hội hiện cũng còn nhiều vấn đề phải bàn. Theo khảo sát của VCCI, 83% nhân sự các hiệp hội là những người từng là cán bộ cơ quan nhà nước, trong đó 34% số chủ tịch là quan chức đã nghỉ hưu được mời sang làm việc cho hiệp hội. Bên cạnh các thuận lợi về mối quan hệ với các cơ quan nhà nước, yếu tố này thường kéo theo cách điều hành công việc theo thói quen hành chính mệnh lệnh, xa rời thực tiễn, không đáp ứng được đòi hỏi cụ thể, thiếu sự năng động trong các hoạt động kinh doanh. Đáng băn khoăn hơn, hiện chỉ có 35% tổng số hiệp hội có bộ phận chuyên trách về pháp luật. Khi gặp các vấn đề về pháp lý hoặc yêu cầu hỗ trợ pháp lý từ phía hội viên, điều tra cho thấy 45% các hiệu hội tự “mày mò” tìm hiểu và giải quyết, 25% tham vấn ý kiến của luật sư và số còn lại xin hỗ trợ của cơ quan nhà nước [6].

Với sự thiếu khuyết này, năng lực tư vấn pháp luật, chính sách cho hội viên ít được thực hiện cũng là điều dễ hiểu. Nhìn rộng hơn, trong bối cảnh hội nhập, việc các hiệp hội thiếu bộ phận chuyên trách về pháp luật đã khiến các hiệp hội chỉ biết đứng ngoài nhìn các doanh nghiệp Việt Nam đơn thương độc mã trong các cuộc tranh chấp thương mại quốc tế, các vụ kiện chống bán phá giá. Trong khi, ở các nước phát triển, dịch vụ tư vấn pháp luật, bảo vệ quyền

lợi của hội viên là một trong những hoạt động nổi bật của các hiệp hội, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ doanh nghiệp khi xảy ra các tranh chấp, khởi kiện.

Về công tác xúc tiến thương mại, theo Phó trưởng Ban phụ trách Ban Pháp chế, VCCI Đậu Anh Tuấn, chỉ có 58% số hiệp hội được điều tra có bộ phận chuyên môn về xúc tiến thương mại; 61% trong số đó là đã thực hiện xúc tiến thương mại trong thực tế. Cũng theo khảo sát này, 84% doanh nghiệp mong muốn hiệp hội của mình tăng cường số lượng các hoạt động xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin thị trường. 39% số hiệp hội được khảo sát thực hiện đào tạo, huấn luyện cho hội viên về kinh doanh quốc tế hoặc cách thức cạnh tranh với đối thủ nước ngoài trên thị trường nội địa. Cùng với đó, tỷ lệ cung cấp thông tin cho hội viên về kinh doanh quốc tế hoặc cạnh tranh với đối thủ nước ngoài cũng còn khiêm tốn [20].

Trong vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích cho các doanh nghiệp trong nước, mỗi hiệp hội cần phải xây dựng cho mình chiến lược phát triển có tầm nhìn dài hạn, phù hợp bối cảnh. Tuy vậy, kết quả khảo sát cho thấy, chỉ có 23 hiệp hội (tương đương 29%) đã ban hành chiến lược phát triển. Ít nhất, ¼ trong số 23 hiệp hội này ban hành chiến lược phát triển cho có để phục vụ mục đích báo cáo. Trong các chiến lược này, chỉ có 14/23 hiệp hội đưa yếu tố hội nhập kinh tế vào chiến lược, trong đó có 6 hiệp hội ngành hàng quốc gia. Điều này cho thấy, khả năng thích ứng và dự báo của các hiệp hội doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế còn quá chậm chạp.

Đặc biệt, với tính chất đặc thù của nền kinh tế mở, các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam còn có trách nhiệm trong việc liên kết, lôi kéo sự lan tỏa về vốn, công nghệ, quản trị doanh nghiệp từ khu vực kinh tế FDI sang khu vực kinh tế trong nước. Cùng với đó, các hiệp hội cùng với Nhà nước và doanh

nghiệp cần có các hoạt động cụ thể, xây dựng mối liên kết chặt chẽ theo chuỗi giá trị toàn cầu và nâng giá trị gia tăng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam. Những công việc này thực tế chưa thực hiện được bao nhiêu [31].

Điểm sáng hiếm hoi trong hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp là việc việc tích cực vận động chính sách. Thông qua hoạt động đối thoại chính quyền- doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp đã trao đổi, kiến nghị với chính quyền các cấp về chính sách, pháp luật, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Qua đó, chính sách ngày càng được cải thiện theo hướng phù hợp và được thực thi hiệu quả. Trong quá trình xây dựng pháp luật, các hiệp hội cũng đã tích cực tổ chức lấy ý kiến hội viên và tham gia đóng góp ý kiến xây dựng các đạo luật liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với cơ quan lập pháp.

Hiện tại, những yếu kém về cơ sở vật chất, sự thiếu chuyên nghiệp của nguồn nhân lực, năng lực quản trị, điều hành chưa tốt của cán bộ hiệp hội cũng như am hiểu thực tiễn đặc thù của nền kinh tế quốc gia hạn chế đang là những rào cản lớn khiến cho hoạt động của các hiệp hội vẫn còn ở giai đoạn khởi phát, chưa thực sự “sáng sủa”. Đây là những vấn đề cần phải xem xét, giải quyết trong thời gian tới. Ngoài ra, để hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp đi vào chuyên nghiệp và hiệu quả, thiết nghĩ Nhà nước cũng cần ban hành một khung khổ pháp lý, có thể dưới hình thức một Nghị định điều chỉnh hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp, làm cơ sở để các hiệp hội điều chỉnh chiến lược, hoàn thiện quản trị và thực hiện đầy đủ hơn vai trò của mình trong quá trình phát triển của đất nước.

Như vậy, đối với DNTN cùng với quá trình hoàn thiện pháp luật, việc ban hành các chính sách khuyến khích phát triển và hoạt động mới là vấn đề cần thiết. Chủ đầu tư khi tham gia thực hiện hoạt động kinh tế còn gặp nhiều

khó khăn về huy động vốn và tiếp cận vốn vay tín dụng từ các ngân hàng, đặc biệt DNTN lại do một cá nhân duy nhất làm chủ sở hữu, bỏ vốn ra thành lập cho nên quy mô về vốn thường có sự hạn chế nhất định. Hơn nữa, các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp cũng bị hạn chế do không được phát hành chứng khoán ra công chúng để huy động vốn, không được tiếp nhận thành viên mới do tính chất một chủ sở hữu. Do vậy, Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ phù hợp và có tính khả thi cao, hỗ trợ DNTN trong việc tham gia hoạt động kinh tế.

KẾT LUẬN

Cùng với tiến trình hội nhập ngày càng sâu và rộng vào nền kinh tế thế giới, Việt nam đã và đang hình thành khung pháp lý đồng bộ hơn nữa để huy động và thúc đẩy sự tham gia của các thành phần kinh tế vào các hoạt động sản xuất và kinh doanh. Trên cớ sở đó, xuất phát từ vai trò, vị trí, từ sự tồn tại mang tính tất yếu khách quan của DNTN trong nền kinh tế có thể nhận thấy việc nghiên cứu và đánh giá vai trò và địa vị pháp lý của DNTN trong thực tiền đời sống kinh tế là cần thiết.

Địa vị pháp lý của DNTN được quan niệm là tổng hợp những quyền, nghĩa vụ được pháp luật xác định phù hợp với vị trí, vai trò, chức năng kinh tế và xã hội của các loại hình DNTN trong quá trình sản xuất kinh doanh và những quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm DNTN và chủ DNTN lựa chọn và đảm nhận trên cơ sở những khả năng pháp luật cho phép hoặc không cấm khi tham gia vào các quan hệ pháp luật trong quá trình hoạt động của mình.

LDN 2005 do Quốc hội ban hành đã thể chế hóa đường lối chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam trong lĩnh vực thu hút các nguồn lực của xã hội. Nhà đầu tư tuỳ vào khả năng và mục đích kinh doanh có thể lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp để tiến hành các hoạt động sản xuất và kinh doanh. Nhà nước bảo đảm sự đối xử bình đẳng giữa DNTN và các loại hình doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, bên cạnh quyền và nghĩa vụ pháp lý chung của doanh nghiệp, Chủ DNTN còn có những quyền và nghĩa vụ pháp lý đặc thù được xác định dựa trên đặc điểm pháp lý của loại hình doanh nghiệp này.

Chế định địa vị pháp lý của DNTN là một chế định pháp lý trong hệ thống pháp luật kinh tế và hệ thống pháp luật thống nhất. Vì vậy, hiệu quả chế độ pháp lý này phụ thuộc vào sự đổi mới đồng bộ của cả hệ thống pháp luật, đặc biệt là hệ thống pháp luật kinh tế và nhất là sự đổi mới những quy định về địa vị pháp lý của hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế. Do vậy,

tác giả cho rằng hệ thống pháp luật Việt Nam cần được đổi mới. Việc áp dụng và thực hiện pháp luật cần được thực hiện trong cuộc sống, pháp chế tuân thủ nghiêm minh. Nói cách khác, việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam thực sự là cơ sở pháp lý và chính trị quan trọng của sự xác lập và thực hiện có hiệu quả chế dịnh địa vị pháp lý của DNTN trong điều kiện nền kinh tế thị ở nước ta.

Quá trình nghiên cứu tác giả cũng ghi nhận được những tồn tại, vướng mắc để từ đó đưa ra các đề xuất nhằm củng cố và tăng cường địa vị pháp lý của DNTN, đồng thời hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật kinh tế và chấn chỉnh việc thi hành một cách đồng bộ thống nhất.

Để hoàn thiện và nâng cao địa vị pháp lý cho DNTN cần tiến hành đồng thời các biện pháp: Hoàn thiện pháp luật về DNTN; đổi mới vai trò quản lý nhà nước đối với DNTN; đồng thời đưa ra một số giải pháp cụ thể khuyến khích trợ giúp các DNTN như giải pháp về mặt bằng sản xuất kinh doanh; giải pháp về vốn – tài chính; giải pháp về thuế; giải pháp về thị trường; giải pháp về chính sách lao động; giải pháp về hỗ trợ xuất khẩu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Thị Ngọc Ánh (2010), Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tư

nhân, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.

2. TS. Ngô Huy Cương (2010), Vài bình luận pháp luật về doanh nghiệp tư nhân, tr.26, Luật học 26, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà nội.

3. John Naisbitt và Patricia Aburdence, Tác phẩm “Các xu thế lớn năm

2000”(Megatrends 2000).

4. TS. Cao Sỹ Khiêm (2013) , Doanh nghiệp nhỏ và vừa- Thực trạng và giải

pháp hỗ trợ, Báo Tapchitaichinh.vn.

5. PGS.TS Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên khảo Luật kinh tế, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

6. Phòng công nghiệp và thương mại Việt nam (2011), Báo cáo tình hình hoạt

động doanh nghiệp vừa và nhỏ, Hà Nội..

7. Quốc Hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội 8. Quốc Hội (2005), LDN, Hà Nội.

9. Quốc Hội (2005), LDN (sửa đổi năm 2009), Hà Nội.

10. Quốc hội (1986), Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986, Hà Nội.

11. TS. Dương Văn Sao, Trường Đại học Công Đoàn (2013), Vai trò của công

đoàn trong các doanh nghiệp, Báo Công Đoàn Công Thương Việt Nam

ngày 27/08/2013.

12. Tổng cục thống kê (2011), Báo cáo điều tra doanh nghiệp Quý III,

Nội.

13. Tổng cục thống kê năm (2012), Báo cáo Điều tra lao động, Hà Nội. 14. Tổng cục thống kê (2007), Điều tra toàn bộ doanh nghiệp, Hà Nội. .

15. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2010), Giáo trình Luật kinh tế, tr.46, NXB Phương Đông, Thành phố Hồ Chí Minh.

16. Trường Đại học Luật Hà nội (tái bản 2012), Giáo trình Luật Thương mại

tập 1, tr.80, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội.

17. Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình Luật Thương mại tập 1- tr.79, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội.

19. Trường Đại học Luật thành phố HCM, Tập bài giảng chủ thể kinh doanh, tr.41, Hà Nội.

20. Đậu Anh Tuấn, Phó trưởng Ban phụ trách Ban Pháp chế, VCCI (2012),

Báo cáo về công tác xúc tiến thương mại .

21. Uỷ ban thường vụ Quốc hội (1999), Điều 20 – Pháp lệnh về chất lượng

hàng hóa, Hà Nội.

22. Luật sư Võ Thành Vị (2007), Quyền và nghĩa vụ của DNTN và hộ kinh

doanh cá thể, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, tr 38.

23. Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, Dự án VIE/97/016, NXB

Giao thông vận tải, Hà Nội, 2002.

24. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2012), Điều tra toàn bộ doanh nghiệp.

25. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2011), Điều tra toàn bộ doanh

nghiệp quý IV.

26. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2011), Tạp chí quản lý kinh tế.

27. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2008), Thị trường lao động

Việt Nam.

28. http://www.hiephoidoanhnghiep.vn/ho-tro-doanh-nghiep/g-kho-cho-doanh- nghiep-can-nhieu-giai-phap-quyet-liet.

29. http://old.voer.edu.vn/module/kinh-te/von-kinh-doanh-va-nguon-hinh- thanh-von-kinh-doanh-cua-doanh-nghiep.

30. http://thuonghieuviet.com.vn/news-news/c32n3040, Doanh nghiệp tư nhân- vì sao không lớn được.

31. http://tuyentruyen.dongthap.gov.vn/index.php/Dien-dan-Doanh-nghiep, Vai trò của hiệp hội doanh nghiệp.

32.http://www.thutuchanhchinh.vn/index.php/tin-hoat-dong/item/1682-doanh- nghiep-nho-va-vua-thuc-trang-va-giai-phap-ho-tro-nam-2013.

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của Doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)