Các chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế thị trường

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của Doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 36)

Từ giữa những năm 80 của thế kỷ XX, Đảng và Nhà nước ta có chủ trương chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Trong giai đoạn chuyển đổi này, sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân trong nền kinh tế nước ta là một tất yếu khách quan. Định hướng phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần của Đảng và Nhà nước là chủ trương, chính sách hoàn toàn đúng đắn nhằm giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy khả năng của mọi thành phần kinh tế, khuyến khích người dân đưa vốn vào sản xuất, kinh doanh.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 đã xác định phương hướng chủ trương, chính sách và các biện pháp nhằm thúc đẩy các thành phần kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, trong đó, “ Muốn phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, đi đôi với việc bố trí lại cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư theo ngành và theo vùng, phải xác định đúng cơ cấu thành phần kinh tế… chúng ta chủ trương: đi đôi với việc phát triển kinh tế quốc doanh, kinh tế cá thể, tăng cường nguồn tích lũy, tập trung của Nhà nước và tranh thủ nguồn vốn của nước ngoài, cần có chính sách sử dụng và cải tạo đúng các thành phần kinh tế khác”, “việc thực

hiện các chủ trương, chính sách và giải pháp này, chúng ta cần xuất phát từ thực tế của nước ta và là sự vận dụng quan điểm của Lê nin coi nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ” [10].

Quan điểm kinh tế mới của Đảng đã được nhân dân đồng tình và hưởng ứng rộng rãi nên đã nhanh chóng đi vào cuộc sống. Nhất quán quan điểm này. Đại hội VII, VIII và các nghị quyết gần đây đã đề ra chủ trương như chú trọng phát triển kinh tế ngoài quốc doanh, trong đó bao gồm các DNTN (DNTN); “cải thiện đời sống của nhân dân làm mục tiêu đầu tiên, hàng đầu trong việc khuyến khích phát triển các ngành kinh tế và hình thức tổ chức kinh doanh …. Tạo điều kiện kinh tế và pháp lý thuận lợi để các nhà kinh doanh tư nhân yên tâm làm ăn lâu dài”; “Mở rộng các hình thức kinh doanh, liên kết giữa kinh tế Nhà nước với kinh tế tư nhân trong và ngoài nước”.

Thực tiễn đổi mới kinh tế ở nước ta những năm qua cho thấy việc chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế nhằm phát huy mọi tiềm lực trong dân cư để phát triển kinh tế, xã hội là đúng đắn nhưng đây là những vấn đề mới và cực kỳ phức tạp.

Nhằm đáp ứng được những yêu cầu đặt ra của nền kinh tế và việc tạo lập các hình thức pháp lý về các loại hình chủ thể kinh doanh, để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có thể lựa chọn và đảm bảo an toàn pháp lý cho việc đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh một cách ổn định, lâu dài, lần đầu tiên LDN tư nhân, Luật Công ty được Quốc hộị thông qua năm 1989 và có hiệu lực năm 1990.

Thông qua LDN tư nhân 1990 và Luật Công ty 1990, Nhà nước công nhận sự tồn tại và phát triển lâu dài của kinh tế tư nhân và tính sinh lợi hợp pháp của hoạt động kinh tế tư nhân, công nhận sự bình đẳng trước pháp luật của DNTN với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Khuyến

khích những người có vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh, làm giàu cho mình và cho xã hội, đồng thời tạo công ăn việc làm cho những người khác, giải quyết nạn thất nghiệp.

Để quyết định đầu tư và tiến hành các hoạt động kinh doanh, ngoài việc quan tâm đến khả năng sinh lời trong hoạt động kinh doanh, các nhà đầu tư còn quan tâm đến sự an toàn pháp lý trong các hoạt động kinh doanh mà trước hết là loại hình tổ chức hoạt động kinh doanh được pháp luật ghi nhận và bảo hộ sao cho phù hợp với:

+ Mức độ phức tạp và quy mô hoạt động kinh doanh dự định tiến hành. + Nhu cầu và khả năng về vốn cũng như huy động vốn.

+ Những yêu cầu về tổ chức quản lý các hoạt động kinh doanh...

Nói một cách khác, họ cần được thừa nhận và trở thành một chủ thể kinh doanh hợp pháp để tiến hành đầu tư vào các hoạt động kinh doanh.

Trong sự đổi mới về tư duy kinh tế, khái niệm kinh doanh được định rõ tại khoản 2 Điều 4 LDN như sau: “ kinh doanh được hiểu là việc thực hiện một, một số hay tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”. Theo định nghĩa này, một hành vi sẽ được coi là hành vi kinh doanh khi đáp ứng được các điều kiện sau: hành vi đó mang tính chất nghề nghiệp, diễn ra trên thị trường được pháp luật thừa nhận và bảo vệ, có mục đích tìm kiếm lợi nhuận và đó phải là những hành vi thường xuyên, có sự lặp đi, lặp lại.

Mặc dù không có định nghĩa pháp lý, song có thể suy ra rằng chủ thể kinh doanh là những pháp nhân hay thể nhân thực hiện trên thực tế những hành vi kinh doanh. Các hành vi của hoạt động kinh doanh hiện nay chủ yếu do chủ thể là các doanh nghiệp thực hiện. Trong hệ thống pháp luật hiện hành và khoa học pháp lý, nhiều nhà nghiên cứu và học giả đã tiếp cận và đưa ra

những kiến giải khác nhau về khái niệm doanh nghiệp. Tuy nhiên, sau khi Quốc hội ban hành LDN mà mới nhất là LDN 2005 thì khái niệm doanh nghiệp được – chủ thể kinh doanh thường xuyên của nền kinh tế, đã được xác định một cách thống nhất như sau: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên

riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”(LDN 2005, Điều 4, khoản 1).

Như vậy, theo định nghĩa pháp lý đó thì doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trước hết vì mục đích kinh doanh và là chủ thể kinh doanh độc lập. Nhưng mặt khác, theo suy luận logic từ pháp luật hiện hành thì hiện nay, không phải tất cả các chủ thể kinh doanh được thành lập “nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh” đều được coi là doanh nghiệp ở nước ta. Luật phá sản 2004 có giới hạn về các chủ kinh doanh được pháp luật thừa nhận và bảo vệ, đó là: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty (Bao gồm công ty TNHH và công ty cổ phần), doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị - xã hội và Hợp tác xã.

Như vậy, có thể thấy phạm vi đối tượng chịu sự điều chỉnh của Luật phá sản 2004 chưa bao trùm hết các chủ thể kinh doanh ở Việt nam, mà chỉ giới hạn trong một số chủ thể được xác định là doanh nghiệp và Hợp tác xã. Theo đó, còn có một loại hình chủ thể kinh doanh hợp pháp như hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể… không được luật phá sản 2004 xác định là doanh nghiệp.

Trên cơ sở qui định của LDN 2005 và Luật phá sản 2004, DNTN là một chủ thể kinh doanh thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, là chủ thể thực hiện hoạt động sản xuất hàng hóa và tiến hành hoạt động kinh doanh, có

quyền tự chủ sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, có sự hợp tác và có quyền bình đẳng trước pháp luật như tất cả các chủ thể pháp luật kinh tế khác.

Sự ra đời DNTN cũng đánh dấu bước chuyển biến nền kinh tế nhanh chóng hơn sang cơ chế thị trường, góp phần thực hiện cương lĩnh xây dựng đất nước. Xác định quyền của người sở hữu, quyền của người sử dụng tư liệu sản xuất và quyền quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế, bảo đảm cho mọi tư liệu sản xuất đều có người làm chủ, mọi đơn vị kinh tế đều tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của Doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)