Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của Doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 50)

Đối với các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế thì nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật được hiểu là khi tham gia vào các quan

hệ pháp luật các doanh nghiệp đều có nghĩa vụ như nhau. Mặc dù, có một số doanh nghiệp giữa vai trò chủ đạo, một số doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng thiết yếu cho xã hội có thể được ưu tiên về vay vốn, về thuế nhưng những chính sách ưu tiên đó cũng đều xuất phát trên nền của sự bình đẳng. Nguyên tắc này được ghi nhận tại Điều 5- Hiến pháp 92: “Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của các loại hình doanh nghiệp; bảo đảm sự bình đẳng trước pháp luật của các doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế; thừa nhận tính sinh lợi hợp pháp của hoạt động kinh doanh”…

Sự hợp tác và cạnh tranh giữa các doanh nghiệp chỉ có thể diễn ra một cách lành mạnh trong điều kiện các doanh nghiệp đều bình đẳng với nhau trước pháp luật. Sự bình đẳng có thể được thể hiện trong 3 phương diện:

– Bình đẳng ngay trong quá trình thành lập. Theo đó, cá nhân, tổ chức muốn thành lập doanh nghiệp phải tuân theo các quy định về trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh do pháp luật quy định.

– Bình đẳng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp quan hệ với nhau trên cơ sở tự nguyện của các bên, không có sự cưỡng ép nào.

– Bình đẳng trong thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, đặc biệt là nghĩa vụ thuế. Việc định ra các chính sách ưu tiên đối với một số trường hợp là nhằm mục đích phục vụ cho sự phát triển chung của đời sống kinh tế-xã hội. Hiện nay, Nhà nước ta đang sử dụng thuế như một công cụ điều tiết nền kinh tế , vì thế, để khuyến khích phát triển một số ngành nghề, Nhà nước thông qua một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ thuế để khuyến khích đầu tư. Cho nên tùy từng lĩnh vực kinh doanh cũng như quy mô mà mức đóng góp Thuế giữa các đoanh nghiệp có thể khác nhau. Chính sự đóng góp khác này cũng là điều kiện tạo nên sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp.

LDN được Quốc hội ban hành năm 2005 đã thể hiện chính sách đối xử bình đẳng của Nhà nước Việt nam đối với các thành phần kinh tế khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh dưới mô hình doanh nghiệp [33]. Cụ thể, nhà đầu tư khi thành lập và quản lý hoạt động doanh nghiệp bên cạnh những quyền và nghĩa vụ đặc thù được qui định phù hợp với bản chất pháp lý của từng loại hình doanh nghiệp thì LDN 2005 cũng xác định rõ các chủ doanh nghiệp về cơ bản đều có những quyền và nghĩa vụ pháp lý tương tự nhau được qui định tại điều 8, 9 LDN 2005.

Tóm lại, hiện nay để thực hiện các mục tiêu mà Nhà nước đặt ra trong

việc điều tiết nền kinh tế vĩ mô cũng như thực hiện các mục tiêu kinh tế -xã

hội mà có những doanh nghiê ̣p là cơ sở kinh tế của nhà nước được bảo hô ̣ về vốn, về nhân lực , tài lực, về điều kiê ̣n và ngành nghề kinh doanh . Tuy vậy, Nhà nước vẫn đảm bảo sự bình đẳng và cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp bằng việc cụ thể hoá nguyên tắc này trong văn bản pháp luật. Cho đến nay sự tồn tại của các doanh nghiệp ở Việt nam hiện nay vẫn được Nhà nước đảm bảo bình đẳng về mặt pháp lý.

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của Doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)