Giải pháp về vốn – tài chính

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của Doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 97)

Hiện nay hơn 75% số DNTN thuộc nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ[25] thiếu vốn vay đang là khó khăn phổ biến nhưng số DNTN được vay của ngân hàng rất ít, phần lớn phải huy động vốn trong gia đình, bạn bè hoặc vay vốn của nhau. Tiếp cận nguồn vốn của Ngân hàng dù đã được chính sách pháp luật ưu đãi cũng không dễ và theo quan niệm của các Ngân hàng chưa tin vào DNTN nên các Ngân hàng đã đưa ra quá nhiều thủ tục, vô hình chung đã hạn chế các DNTN vay vốn của Ngân hàng. Dù chế độ chịu trách nhiệm của chủ doanh nghiệp đối với công nợ phát sinh trong quá trình tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp là chế độ vô hạn, tức là trong trường hợp tài sản của doanh nghiệp không đủ để thực hiện các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản thì tài sản của chủ doanh nghiệp (bao gồm tài sản dân sự và tài sản thương mại) cũng được sử dụng để thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

Như vậy, trách nhiệm của chủ DNTN bao gồm toàn bộ tài sản của mình. Đây là một trong những ưu điểm của loại hình DNTN trong nền kinh tế, tạo được niềm tin cho nhà đầu tư, khách hàng và các chủ thể khác khi thực hiện giao dịch với doanh nghiệp. Một trong những thuận lợi có thể thấy được đó là chủ doanh nghiệp dễ dàng vay vốn từ ngân hàng và các chủ nợ do chế độ trách nhiệm vô hạn đã là sự đảm bảo với các khoản nợ. Tuy nhiên, trên thực tế đây không phải là ưu điểm hoàn toàn đối với doanh nghiệp bởi chính sách kê khai, kiểm soát tài sản cá nhân ở Việt nam còn nhiều bất cập nên rất khó xác định chính xác số tài sản của một cá nhân ở Việt nam. Vì vậy, các chủ nợ thường không có niềm tin đối với chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ sở hữu DNTN, họ chỉ thực hiện những giao dịch trong phạm vi tài sản mà doanh nghiệp đã đăng ký với nhà nước để hạn chế rủi ro và bảo đảm quyền cũng như lợi ích của các chủ nợ khi phát sinh tránh chấp.

Khó khăn nhất vẫn là thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh. Hiện nay, chỉ có 30% các DNNVV tiếp cận được vốn từ ngân hàng, 70% còn lại phải sử dụng vốn tự có hoặc vay từ nguồn khác (trong số này có nhiều DN vẫn phải chịu vay ở mức lãi suất cao 15 – 18%) [4].Thực tế, tuy lãi suất ngân hàng thấp nhưng tính các chi phí tiêu cực thì thực chất quá cao, việc phải hoa hồng là phổ biến (tuy đây là hiện tượng phổ biến nhưng khó phát hiện). Vì vậy để các DNTN tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng còn nhiều vấn đề cần giải quyết về thủ tục cho vay. Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNTN chưa ra đời.

Để giải quyết vấn đề hạn hẹp về vốn của DNTN, họ phải vay vốn không chính thức, rủi ro nhiều. Nhà nước cần có quy định bắt buộc các ngân hàng công thương dành cho các DNTN một tỷ lệ vốn vay tương ứng với sự đóng góp của các DNTN vào GDP. Để giảm bớt rủi ro, một mặt sớm hình thành quỹ bảo lãnh tín dụng được hình thành trên cơ sở đóng góp của các tổ chức Nhà nước. Các tổ chức quốc tế, các công ty tài chính và các nhà đầu tư

nước ngoài đề giảm bới chi phí và rủi ro Ngân hàng công thương có thể cho vay thông qua các nhóm ngành nghề, cụm công nghiệp. Hình thành quỹ hỗ trợ các DN tư nhân vừa và nhỏ bao gồm hỗ trợ của ngân sách, các tổ chức quốc tế, các nhà đầu tư nước ngoài và các DN lớn. Bên cạnh đó, mỗi DN cần tạo dựng cho mình nguồn vốn trí tuệ, uy tín của DN (công nhân tay nghề cao, kỹ năng quản lý của chủ DN), tên của DN trên thương trường. Đó là loại vốn vô hình không phải doanh nghiệp nào cũng có được.

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của Doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 97)