Nguyên tắc tự do kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của Doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 48)

Tự do kinh doanh là một nguyên tắc bao trùm, bắt nguồn từ yêu cầu khách quan của nền kinh tế thị trường đa thành phần, là biểu hiện của quyền tự do, dân chủ và bình đẳng giữa các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế.

Nguyên tắc tự do kinh doanh được pháp luật nước ta ghi nhận chính

thức tại Điều 57- Hiến pháp 92:Công dân có quyền tự do kinh doanh theo

quy định của pháp luật” và Điều 21- Hiến pháp 92: “Kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân được chọn hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, được thành

lập doanh nghiệp không bị hạn chế về quy mô hoạt động trong những ngành, nghề có lợi cho quốc kế dân sinh”.

Với tư cách chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp, cá nhân là chủ DNTN có toàn quyền quyết định đối với mọi vấn đề liên quan tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cá nhân có quyền tự do kinh doanh, có toàn quyền quyết định nhưng không có nghĩa là chủ doanh nghiệp có quyền kinh doanh vô tổ chức mà phải kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật.

Pháp luật tạo điều kiện cho mọi công dân thực hiện quyền tự do kinh doanh nhưng phải đảm bảo hai mục đích chính: tự do kinh doanh nhưng phải đảm bảo lợi ích chung của Nhà nước tức là tuân theo những định hướng về xây dựng và phát triển nền kinh tế theo định hướng XHCN và không được làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của những cá nhân, tổ chức khác. Đồng thời việc thực hiện các hoạt động kinh doanh phải trên cơ sở vì lợi ích chung của toàn xã hội, đảm bảo cho các doanh nghiệp tránh được sự lừa đảo, gian dối trong hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, để bảo đảm cho Nhà nước có thể quản lý được hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Quy định nguyên tắc tự do kinh doanh cũng có nghĩa là Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài của các chủ thể kinh doanh. Tài sản và vốn đầu tư hợp pháp của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính. Điều này có nghĩa là Nhà nước thừa nhận và bảo hộ quyền sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất ... Nếu nhà nước không thừa nhận và bảo hộ quyền sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất thì doanh nghiệp cũng không thực hiện được quyền tự do kinh doanh .

Trên cơ sở quy định của Hiến pháp 92 về vấn đề tự do kinh doanh của công dân, LDN 2005 do Quốc hội ban hành đã đưa ra những qui định cụ thể về quyền tự do kinh doanh của chủ DNTN như sau:

– Chủ DNTN có toàn quyền chi phối tài sản của doanh nghiệp để phục vụ cho hoạt động kinh doanh như có quyền mua, bán, cho thuê tài sản, kể cả cho thuê hoặc bán toàn bộ doanh nghiệp …, có quyền tăng hoặc giảm vốn ban

đầu nhưng không được thấp hơn vốn pháp định trong trường hợp lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

- Có quyền thuê người khác điều hành hoạt động của doanh nghiệp nhưng chủ doanh nghiệp vấn phải chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (LDN 2005, Điều 144).

– Lựa chọn ngành nghề, quy mô kinh doanh. – Lựa chọn hình thức và cách thức vay vốn.

– Lựa chọn khách hàng, trực tiếp giao dịch, ký kết hợp đồng với khách hàng để mua nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm ... phục vụ cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

– Chủ doanh nghiệp có quyền quyết định trong việc sử dụng số ngoại tệ thu được trong hoạt động kinh doanh.

– Có quyền quyết định sử dụng phần thu thập còn lại.

– Chủ DNTN có quyền chủ động thực hiện các hoạt động kinh doanh đã đăng ký, có toàn quyền quyết định những vấn đề phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp, xây dựng kế hoạch kinh doanh…

Như vậy, việc xác định quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp là cơ sở quan trọng để chủ DNTN thực hiện các hành vi pháp lý trong việc xác định ngành nghề kinh doanh, xác định quy mô của hoạt động kinh doanh, xác định hình thức tổ chức hoạt động kinh doanh, tiến hành các hoạt động kinh doanh, quyết định sử dụng lợi nhuận do hoạt động kinh doanh mang lại và chấm dứt hoạt động kinh doanh. Để những qui định này có thể đi vào thực tiễn, chúng ta cần đề ra những cơ chế phù hợp về đảm bảo quyền tự do kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân. Qua đó góp phần nâng cao vai trò, vị trí của DNTN trong nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của Doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)