Quyền của doanh nghiệp tư nhân

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của Doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 54)

DNTN là tổ chức kinh tế hoạt động theo LDN 2005, chính vì thế nó có quyền pháp lý chung như mọi doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, mỗi một quyền chung ấy, khi xét ở từng góc độ loại hình doanh nghiệp khác lại có những đóng góp đặc thù cho sự phát triển của nền kinh tế. Cụ thể, các quyền chung của doanh nghiệp được áp dụng đối với DNTN như sau:

- Tự chủ kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh, đầu tư; chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh; được Nhà nước khuyến khích, ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi tham gia sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.

- Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn. - Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.

- Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.

- Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh.

- Chủ động ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh.

- Tự chủ quyết định các công việc kinh doanh và quan hệ nội bộ. - Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.

- Từ chối mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quy định.

- Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. - Trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo uỷ quyền tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Về cơ bản, DNTN có tất cả quyền của một doanh nghiệp, ngoài ra, nó còn có những quyền đặc thù. Những quyền đặc thù này được pháp luật qui định trực tiếp cho chủ DNTN bao gồm: Quyền cho thuê doanh nghiệp, quyền bán doanh nghiệp và quyền tạm ngừng hoạt động kinh doanh.

Tóm lại, hệ thống quyền của chủ DNTN được pháp luật qui định bao gồm các nhóm quyền sau: Tổ chức và quản lý doanh nghiệp, quyền đối với tài sản và quyền của chủ doanh nghiệp trong các lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh.

a. Nhóm quyền về tổ chức và quản lý doanh nghiệp

Do bản chất pháp lý của DNTN là doanh nghiệp một chủ nên chủ doanh nghiệp có toàn quyền trong việc tổ chức sản xuất kinh doanh và quản lý doanh nghiệp. Quyền này được biểu hiện cụ thể ở các mặt: Lựa chọn ngành nghề kinh doanh, quyền đặt tên doanh nghiệp, quyền thuê người quản lý….

- Quyền lựa chọn ngành nghề và xác định quy mô kinh doanh

Chủ DNTN có toàn quyền trong việc xác định quy mô kinh doanh. Đây là một trong những quyền cơ bản của chủ DNTN bởi không ai được phép buộc họ phải kinh doanh những ngành nghề nhất định và quy mô kinh doanh cụ thể như thế nào. Tại thời điểm thành lập doanh nghiệp, người muốn thành lập có quyền lựa chọn lĩnh vực ngành nghề kinh doanh trong danh mục ngành nghề được phép kinh doanh. Trong quá trình kinh doanh chủ doanh nghiệp có quyền thay đổi ngành nghề kinh doanh. Tuy nhiên, quyền tự do lựa chọn ngành nghề và quy mô kinh doanh của chủ DNTN phải được thực hiện trong

khuôn khổ pháp luật. Có như vậy mới bảo đảm được lợi ích của chủ doanh nghiệp với lợi ích chung của toàn xã hội.

Trước đây, khi lựa chọn một ngành nghề kinh doanh, chủ DNTN phải có một số vốn tối thiểu theo quy định tại Danh mục vốn pháp định đối với từng ngành nghề. Tại Điều 9 – Luật DNTN 1990 đã quy định: Vốn

đầu tư ban đầu không được thấp hơn vốn pháp định trong danh mục vốn pháp định. Như vậy, muốn thành lập doanh nghiệp kinh doanh một ngành nghề nào đó, người đứng ra thành lập phải có đủ vốn đầu tư ban đầu theo quy định của pháp luật.

Việc quy định vốn pháp định cho DNTN là không cần thiết bởi thực tiễn khi áp dụng qui định này đã cho thấy qui định về chế độ chịu trách nhiệm vô hạn đã đảm bảo cho các chủ nợ bởi khi DN thua lỗ thì chủ DNTN phải sử dụng toàn bộ tài sản của mình ra trả nợ, chính nét đặc trưng về mặt pháp lý này của DNTN đã đảm bảo tính trách nhiệm của DN đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản phát sinh trong quá trình tồn tại và hoạt động.

Hơn nữa, DNTN không có sự tách bạch giữa tài sản của doanh nghiệp với tài sản của chủ doanh nghiệp. Vì vậy việc xác định số vốn tối thiểu cho doanh nghiệp không còn ý nghĩa như một bảo đảm bằng tài sản. Việc Nhà nước quy định mức vốn pháp định cho các loại hình DNTN đã thể hiện sự đánh giá của Nhà nước đối với loại hình doanh nghiệp này.

LDN 2005 đã bãi bỏ yêu cầu chung về vốn pháp định đối với việc kinh doanh trong đại bộ phận các ngành nghề của nền kinh tế. Vốn pháp định chỉ áp dụng với một số ít các ngành nghề. Việc quy định như vậy đã căn cứ trước hết và chủ yếu vào thực tiễn thi hành “yêu cầu về vốn pháp định” trong thời gian 1991 – 1999 ở nước ta. Những bài học rút ra từ thực tế hơn 8 năm đó gồm:

+ Quy định về vốn pháp định rất hình thức, không phát huy được hiệu

lực trong việc ngăn chặn các hành vi lừa đảo hoặc trong một số trường hợp các bên có liên quan, gồm cả một số cán bộ ngân hàng, đã cùng thông đồng tạo bằng chứng “hợp pháp” để tạo ra vốn pháp định.

+ Quy định về vốn pháp định thực tế đã gây ra nhiều phiền hà, phức

tạp, cản trở những người có sáng kiến kinh doanh nhưng không có đủ điều kiện về vốn pháp định.

+ Quy định về vốn pháp định đã tạo ra cơ hội cho một bộ phận cán bộ

Nhà nước nhiều sách doanh nghiệp, làm phát sing một số hiện tượng tiêu cực xã hội như tham nhũng, lạm quyền, lợi dụng chức vụ để trục lợi cá nhân. Điều đó góp phần làm giảm lòng tin của người dân và doanh nghiệp vào các chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước.

+ Việc bỏ quy định về vốn pháp định không có nghĩa là buông lỏng

quản lý Nhà nước. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, trong bốn công vụ về vốn của doanh nghiệp gồm vốn pháp định, vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu và vốn kinh doanh thì vốn thuộc chủ sở hữu mới là một trong các điều kiện bảo đảm cho lợi ích của các chủ nợ nói riêng và sự an toàn của hệ thống tài chính quốc gia nói chung. Vì vậy, công tác quản lý Nhà nước về vốn của doanh nghiệp nên tập trung vào theo dõi biến động của vốn thuộc sở hữu. Tuy nhiên, yêu cầu về vốn pháp định như một điều kiện để thành lập doanh nghiệp vẫn tiếp tục được áp dụng trong một số ngành nhất định. Mức vốn pháp định cụ thể được thực hiện theo các quy định của pháp luật chuyên ngành.

LDN năm 2005 quy định vốn đầu tư của DNTN do chủ doanh nghiệp tự khai, đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại thời điểm đăng ký kinh doanh. Chủ DNTN có nghĩa vụ khai báo chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ vốn bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

các loại tài sản khác, đối với vốn bằng tài sản khác phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại cả mỗi loại tài sản.

Toàn bộ vốn và tài sản, kết cả vốn vay và tài sản thuê, được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Trong quá trình hoạt động, chủ DNTN có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ DNTN chỉ được giảm vốn sau khi đã khai báo với cơ quan đăng ký kinh doanh.

Ngoài một số ngành nghề mà pháp luật cấm kinh doanh như vũ khí, đạn dược, chất nổ, ma túy… chủ DNTN có thể lựa chọn bất cứ ngành nghề kinh doanh nào để đầu tư vốn kinh doanh nếu xét thấy mình có đủ điều kiện. Quy mô kinh doanh lớn hay nhỏ cũng do chủ doanh nghiệp tự quyết định phù hợp với khả năng kinh doanh và vốn đầu tư của mình. Quyết định quy mô kinh doanh lớn hay nhỏ phụ thuộc vào khả năng về vốn, về quản lý của chủ doanh nghiệp và các yêu cầu của thị trường, tức là DN không bị hạn chế quy mô kinh doanh.

- Quyền đặt tên doanh nghiệp

Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên thương trường phải có tên riêng. Tên của doanh nghiệp giúp cho các cá nhân, tổ chức khi có nhu cầu giao dịch với doanh nghiệp biết được những thông tin cơ bản về doanh nghiệp, đồng thời giúp cho hoạt động quản lý của Nhà nước được thực hiện một cách thuận lợi và có hiệu quả.

DNTN do một cá nhân duy nhất thành lập và làm chủ sở hữu cho nên chủ DNTN có thể đặt tên cho doanh nghiệp theo nghề kinh doanh hoặc một

tên riêng nào đó.Tên doanh nghiệp đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền gắn liền với giá trị tinh thần của doanh nghiệp và được pháp luật bảo hộ. Nguyên tắc đặt ra trong quá trình chủ doanh nghiệp thực hiện quyền đặt tên doanh nghiệp là Chủ doanh nghiệp không được đặt tên doanh nghiệp của mình trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp khác. Do đó, khi đặt tên cho doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp cần phải lưu ý, xem xét để có một nét riêng nào đó cho tên doanh nghiệp của mình. Đồng thời, khi đặt tên cho doanh nghiệp cần phải tôn trọng phong tục, tập quán, thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Như vậy, khi thành lập DNTN hiện nay ở Việt nam, người muốn thành lập phải thoả mãn những điều kiện nhất định về mặt pháp lý, một trong những điều kiện đó điều kiện về tên doanh nghiệp. Nghĩa là để xác lập tư cách chủ thể kinh doanh hợp pháp, doanh nghiệp phải có tên. Tên của doanh nghiệp là cơ sở pháp lý nhằm đảm bảo quyền lợi của người giao dịch với doanh nghiệp, đồng thời bảo đảm uy tín của chủ doanh nghiệp.

- Quyền thuê người quản lý

DNTN thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp nên Chủ doanh nghiệp có toàn quyền quyết định mọi vấn đề về tổ chức sản xuất kinh doanh, về việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Theo đó trong quá trình điều hành quản lý doanh

nghiệp: Chủ DNTN có thể trực tiếp hoặc thuê người quản lý, điều hành hoạt

động kinh doanh, nhưng tự mình vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (LDN 2005, Điều 143). Như vậy, trong trường hợp thuê người khác làm giám đốc để quản lý điều hành doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp vẫn phải chịu trách nhiệm về hoạt động của doanh nghiệp, người làm thuê chỉ thực hiện những hành vi thương mại theo sự ủy quyền của chủ doanh nghiệp và hoạt động trong phạm vi thẩm quyền được xác lập trong Hợp đồng lao động mà hai bên đã ký kết.

Chủ DNTN có thể thuê người quản lý doanh nghiệp trên cơ sở hợp đồng dài hạn hay ngắn hạn. Theo hợp đồng đó, chủ doanh nghiệp có thể trao cho người được thuê những quyền và nghĩa vụ nhất định, người này sẽ thay mặt chủ doanh nghiệp quản lý điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời chủ doanh nghiệp phải trả cho người được thuê một khoản công quản lý nhất định tương ứng với công việc được giao. Trách nhiệm của người được thuê quản lý doanh nghiệp sẽ được giải quyết trên cơ sở hợp đồng lao động khi người quản lý thực hiện những hành vi gây thiệt hại ngoài phạm vi thỏa thuận trong hợp đồng.

Bên cạnh đó, một vấn đề cần lưu ý là trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp tư nhân, dù chủ sở hữu trực tiếp điều hành hay thông qua người được thuê để điều hành thì chủ DNTN vẫn sẽ là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan trước trọng tài kinh tế hoặc Tòa án trong các tranh chấp và những vụ kiện liên quan đến doanh nghiệp của họ.

- Giải thể doanh nghiệp

Giải thể doanh nghiệp là việc doanh nghiệp chấm dứt hoạt động kinh doanh do đã đạt được những mục tiêu mà các thương nhân khi thành lập doanh nghiệp đã đặt ra hoặc bị giải thể theo quy định của pháp luật. Hiện nay trên thực tế có rất nhiều thương nhân sau khi đăng ký kinh doanh vì những lý do khác nhau đã không tiếp tục tiến hành hoạt động kinh doanh và thực hiện thủ tục giải thể để chấm dứt hoạt động doanh nghiệp.

Theo quy định Điều 157 LDN năm 2005, doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây: Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn; Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH; của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của LDN trong thời hạn sáu tháng liên tục và bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Một nguyên tắc đặt ra đối với chủ doanh nghiệp khi chấm dứt hoạt động doanh nghiệp theo con đường giải thể là doanh nghiệp chỉ được giải thể khi đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ và thanh lý hợp đồng mà doanh nghiệp đã ký kết. Đồng thời, việc giải thể doanh nghiệp làm chấm dứt sự tồn tại của DNTN cả về mặt thực tế và pháp lý. Chính vì vậy, giải thể DNTN có ảnh hưởng rất lớn đến các cá nhân tổ chức liên quan cũng như nền kinh tế nói chung, đặc biệt là giải thể các DNTN có quy mô lớn.

Sau khi thông qua quyết định giải thể, DN phải gửi quyết định này đến cơ quan đăng ký kinh doanh, các chủ nợ, người lao động, người có quyền lợi ích liên quan. Quyết định giải thể được niêm yết công khai tại trụ sở chính của DN và đăng báo địa phương hoặc báo hàng ngày của Trung ương trong ba số liên tiếp. Đồng thời, khi gửi quyết định giải thể cho các chủ nợ, DN phải kèm theo thông báo về phương án giải quyết nợ. Thông báo này phải có:

+ Tên, địa chỉ của chủ nợ

+ Số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán đó. + Cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.

Có thể thấy ở Việt nam hiện nay nhiều doanh nghiệp có công nợ chưa được thanh toán thì thường chủ nợ buông xuôi và đưa vào nợ không thể đòi. Hoặc một số doanh nghiệp sau khi kinh doanh không đạt được mục đích kinh doanh thì âm thầm tiến hành giải thể, nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ, do việc giải thể một doanh nghiệp theo các quy định hiện hành là tương đối đơn giản và nhanh chóng.

Tuy nhiên, điều 40 Nghị định 102/2010/NĐ-CP có quy định rõ ràng: “chủ DNTN chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của hồ sơ giải thể doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ giải thể không chính xác, giả mạo, chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm thanh toán số nợ chưa thanh toán, số thuế chưa nộp và quyền lợi của người lao động chưa được giải quyết và

chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về những hệ quả phát sinh trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của Doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 54)