Giải pháp hỗ trợ xuất khẩu đối với các Doanh nghiệp tư nhân

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của Doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 102)

Để mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu Nhà nước cần thực hiện một số giải pháp nhằm hỗ trợ các DNTN trong lĩnh vực xuất khẩu. Phương thức hỗ trợ xuất khẩu đối với DNTN trên thực tế hiện nay ở Việt Nam thường theo hai hướng sau:

– Hỗ trợ gián tiếp dưới dạng giảm thuế, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi. – Hỗ trợ trực tiếp có thể thông qua hiệp hội các nhà DN kinh doanh, là tác động thông qua môi trường kinh doanh nhằm tạo điều kiện cho các DNTN phát triển xuất khẩu

Hình thành khung khổ pháp lý hỗ trợ xuất khẩu: Nhà nước đã ban hành Luật DNTN, Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật đầu tư nước ngoài gần đây là Luật DN có hiệu lực từ 01/01/2000. Tuy nhiên khung khổ pháp lý đối với các DNTN ở Việt Nam còn một số hạn chế đó là: Hệ thống pháp luật trong quá trình đổi mới còn chưa hoàn chỉnh và thiếu đồng bộ. Hơn nữa, chúng ta còn thiếu những điều khoản thiết yếu về khuyến khích hỗ trợ sản xuất cho các DNTN. Các điều khoản này cần được quy định trong các luật khuyến khích đầu tư trong nước và một số luật thuế.

Vai trò của Nhà nước – Thị trường – Doanh nghiệp chưa được phát huy đầy đủ trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế. Các thành phần kinh tế chưa thực sự bình đẳng trong hoạt động xuất khẩu, các DN Nhà nước vẫn được ưu tiên trên một số lĩnh vực. Vì vậy, các văn bản phải đảm bảo tính ổn định lâu dài và tính đồng bộ nhất để các DN yên tâm đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu. Tính ổn định lâu dài thể hiện sự không phân biệt đối xử giữa DNTN và mọi loại hình DN khác trong các văn bản pháp luật cũng như tổ chức thực hiện.

Hiện nay các DN ngoài quốc mới chỉ có cơ quan thực hiện chức năng cấp giấy phép kinh doanh, đăng ký kinh doanh và thực hiện các chức năng hạn chế như thu thuế, kiểm tra về ô nhiễm môi trường. Cùng với các chính

sách của Nhà nước mang tính chiến lược, định hướng nêu trên Chính phủ cần tiến hành đồng bộ các chương trình hỗ trợ nói chung, hỗ trợ xuất khẩu nói riêng cho các DN ngoài quốc doanh cụ thể là:

+ Chương trình đào tạo đội ngũ cán bộ và bồi dưỡng nghiệp vụ xuất khẩu cho các DN ngoài quốc doanh.

+ Chương trình hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm tạo điều kiện tiền đề thúc đẩy chất lượng sản phẩm xuất khẩu.

+ Chương trình hỗ trợ cung cấp thông tin và thị trường, về công nghệ mới, luật pháp, kinh tế, khách hàng, đối tác cho các DN ngoài quốc doanh.

+ Chương trình hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm tạo điều kiện tiền đề thúc đẩy chất lượng sản phẩm xuất khẩu.

+ Chương trình hỗ trợ xúc tiến thương mại tiếp thị, hợp tác quốc tế và đầu tư nước ngoài sản xuất hàng nhập khẩu của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Những giải pháp, kiến nghị trình bày ở trên được thực thi sẽ là một bước tiến có ý nghĩa về chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân của Đảng và Nhà nước. Một bước đi lớn như vậy sẽ tạo điều kiện hơn nữa cho các DNTN phát huy vai trò quan trọng của mình tỏng việc huy động vốn và tạo ra công ăn việc làm, góp phần đưa đất nước đạt mục tiêu trở thành một nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào năm 2020.

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của Doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)