Thực trạng các nguồn lực chiến lược marketing.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Phát triển chiến lược marketing của các Công ty cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng cho mạng di động Mobifone trên địa bàn Hà Nội (Trang 103)

- T1: Cạnh tranh trong ngành gay gắt.

2.3.5.Thực trạng các nguồn lực chiến lược marketing.

Khi đánh giá về nguồn lực chiến lược marketing, 3 yếu tố không thể không xem xét đến đó là yếu tố con người (Nhân sự marketing), yếu tố tài chính (Ngân sách marketing) và yếu tố thông tin (Hệ thống thông tin marketing).

* Nhân sự marketing.

Nhân sự marketing có thể gồm nhân viên bộ phận marketing hoặc ở các bộ phận khác cũng làm các công việc của hoạt động marketing như tìm hiểu nhu cầu, đánh giá chất lượng dịch vụ có đáp ứng nhu cầu không, đánh giá sản phẩm của đối thủ. Hiện tại, hệ thống nhân sự marketing của các trải rộng và chưa ổn định. Có một thực tế là các công ty về truyền thông đã và đang ưu tiên sử dụng lực lượng lao động tạm thời tiến hành marketing theo từng thời kì, từng đợt sản phẩm của công ty. Điều này cho biểu hiện ở danh sách nhân sự làm việc trong mảng marketing khá nhiều thành viên và thời gian gắn bó rất ngắn. Tuy nhiên, các thành viên chủ chốt, quan trọng của bộ phận marketing thì vẫn tương đối ổn định. Cụ thể là trong sơ đồ cơ cấu của các CP đều gồm có bộ phận marketing nhưng chỉ gồm ít thành viên, đó là các nhân viên cố định của công ty. Đây là những nhân viên chủ chốt trong các chiến lược marketing, được đào tạo theo đúng quy định của công ty ngay từ ngày đầu tuyển dụng. Đến thời điểm quảng bá sản phẩm mới hay thực hiện chiến dịch marketing sản phẩm các CP có thể thuê thêm nhân viên tạm thời chủ yếu là sinh viên và những người mới tốt nghiệp vào để thực hiện các công việc có tính thời vụ. Nhờ vậy CP vừa tiết kiệm được chi phí lại vẫn đảm bảo hoàn thành chiến lược marketing.

* Ngân sách marketing.

Trong công tác phát triển chiến lược marketing cần phải có ngân sách thích hợp để thực hiện phát triển chiến lược. Nguồn ngân sách dồi dào sẽ giúp doanh nghiệp triển khai marketing rộng khắp hơn và theo nhiều phương pháp đạt kết quả cao hơn. Thực tế, ngân sách dành cho marketing của các CP hiện nay phụ thuộc vào doanh thu của doanh nghiệp cũng như phụ thuộc vào từng đợt sản phẩm được hoặc định theo doanh thu và đợt sản phẩm. Ví dụ khi một sản phẩm nhạc chờ là bài hát

mới được ra mắt người dùng, được đánh giá là dịch vụ yêu thích của nhiều khách hàng, các CP tập trung vào chiến lược quảng bá rộng rãi hơn để tăng số lượng người dùng. Ngoài ra, ngân sách marketing của CP còn nhận được do sự hỗ trợ của các đối tác. Đối với Mobifone, hỗ trợ ngân sách marketing không thông qua chuyển tiền trực tiếp cho các CP mà Mobifone sẽ trích một phần chi phí của mình để tăng thêm số lượng tin nhắn quảng cáo trên các thuê bao hòa mạng di động. Phương án tài trợ này thành công hay không và mức độ tài trợ như thế nào đều phụ thuộc vào mối quan hệ của CP với Mobifone.

* Hệ thống thông tin marketing.

Hệ thống thông tin marketing là vô cùng cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp trong việc hỗ trợ đưa ra các biện pháp marketing. Các CP mở rộng và củng cố hệ thống thông tin của mình chủ yếu thông qua biện pháp phân tích kỹ thuật, tức là các nhà quản trị đánh giá chiến lược marketing thông các phản hồi từ phía đối tác, thu thập thông tin của CBNV và của từng bộ phận phụ trách các mảng kinh doanh. Ngoài ra, các CP cũng có thể thu thập thông tin từ các kênh truyền thông đại chúng, ý kiến của chuyên gia, thông tin từ các trung tâm nghiên cứu... Tuy nhiên, hệ thống thông tin marketing của CP hiện này nhìn chung vẫn sơ sài và thiếu tính hệ thống, chưa phải là kênh tham khảo thực sự tin cậy cho các CP. Thông thường, các tin nhắn cung cấp dịch vụ thông tin của các CP được lấy từ nguồn là các báo điện tử thậm chí thông tin từ các nguồn thứ cấp hoặc các trang web thiếu uy tín, ảnh hưởng đến chất lượng nội dung các dịch vụ của các CP.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Phát triển chiến lược marketing của các Công ty cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng cho mạng di động Mobifone trên địa bàn Hà Nội (Trang 103)