7. Kết cấu của luận văn
3.2.2. Giải pháp về phắa nhà trường
Hiện nay, GDĐH ở Việt Nam vẫn phát triển theo con đường truyền thống mà chưa chú trọng việc xây dựng TH để thu hút sinh viên. Tình trạng cầu vượt cung trong thời gian dài, các đơn vị cung cấp dịch vụ không cần bỏ tiền ra cho khâu quảng bá, PR (quan hệ công chúng) mà vẫn đảm bảo lượng khách hàng sử dụng dịch vụ. TH chưa thể hình thành nếu chất lượng mới chỉ dừng lại ở góc độ Ộchuyên gia công nhậnỢ mà chưa đến được mức độ Ộngười tiêu dùng công nhậnỢ qua các công cụ marketing. Vì vậy, để nâng cao chất lượng phát triển và quảng
98
bá TH trên BĐT hiện nay, các trường ĐH Việt Nam cần hoàn thiện một số mặt hoạt động của mình. Để xây dựng TH thành công, các trường ĐH trong nước cũng cần học tập và áp dụng mô hình marketing hỗn hợp của các doanh nghiệp nổi tiếng thế giới, hay còn gọi là mô hình 4P.
Thứ nhất là Products (Sản phẩm). Nhiều nhà đầu tư giáo dục cho rằng, chỉ cần chương trình (sản phẩm) tốt là đủ. Vậy tại sao có nhiều chương trình tốt từ nước ngoài mang về Việt Nam vẫn thất bại? Một sản phẩm giáo dục, ngoài giáo trình tốt là cốt lõi, giảng viên cũng là một sản phẩm. Các dịch vụ hỗ trợ học sinh, sinh viên cũng là một sản phẩm, nhưng sản phẩm quan trọng nhất là người học. Yếu tố con người là công cụ quảng cáo hữu hiệu cho kinh doanh giáo dục.
Thứ 2 là Promotion (Quảng cáo). Có rất nhiều chương trình nước ngoài, hoặc trường quốc tế quảng cáo rầm rộ, giảm 50% học phắ, phát tờ rơi những vẫn không thu hút được học sinh, sinh viên. Hãy dùng yếu tố con người là công cụ quảng cáo hữu hiệu cho kinh doanh giáo dục. Như đã nói ở trên, người học là một sản phẩm quan trọng. Hãy giới thiệu sản phẩm quan trọng này với khách hàng, với thị trường qua nhiều kênh. Vắ dụ, qua chương trình giao lưu, thi thố tài năng; chương trình vừa học vừa làm đưa sinh viên đi khắp nơi làm việc trong mọi lĩnh vực. Và hãy dùng một công cụ mà ngýời Việt đã biết sử dụng từ lâu đời, đó là truyền miệng. Cụ thể, nhà trýờng nên đýa những giảng viên giỏi đi nói chuyện ở các tổ chức, hiệp hội,Ầ
Thứ 3 là Physical Evidence (Sự hữu hình). Giáo dục là một sản phẩm vô hình, vậy làm sao có thể hữu hình hóa để khách hàng hiểu, chấp nhận và quyết định mua? Chắnh vì vậy, nhà trường cần tùy từng đối tượng khách hàng để trả lời câu hỏi này. Nếu đó là các bậc cha mẹ tìm kiếm một trường mầm non cho con thì họ quan tâm đến những gì? Hãy thiết kế chương trình phù hợp với mối quan tâm đó. Nếu đối tượng là người đi làm muốn học thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA), thì cũng nên tìm hiều họ quan tâm đến những gì?
99
Cuối cùng là People (Con người). Phần lớn các hiệu trưởng, trưởng khoa và giáo sư ĐH ở các nước phát triển đều có ý thức thương mại hóa các nghiên cứu và phát minh của mình. Họ quan hệ cực kỳ tốt với rất nhiều công ty trong lĩnh vực họ nghiên cứu. Vì đây là cầu nối để đưa những sản phẩm quan trọng là sinh viên đến với thị trường.
Bước đầu tiên trong công cuộc xúc tiến quảng bá TH là tạo dựng hình ảnh. Theo đó, các trường ĐH cần tạo dựng hình ảnh riêng bắt đầu từ việc nâng cấp website, thiết kế logo và tạo thông điệp riêng của trường. Trong đó logo và thông điệp riêng là yếu tố quan trọng mà nhìn vào đó, sinh viên lựa chọn nhập học biết được định hướng đào tạo của trường, phương châm hoạt động và cũng có thể là cả lời hứa của trường ĐH đối với sinh viên nhập học. Bên cạnh đó, nhiệm vụ của các trường ĐH trong việc phát triển và duy trì TH là gắn tên tuổi của trường đối với những nhân vật và các sự kiện danh giá. Đầu tư cho các công trình nghiên cứu khoa học hướng tới các giải thưởng danh giá trong nước và quốc tế để thu hút TT nói về trường, lăng xê cho trường một cách tự nhiên. Tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học, mời các tên tuổi nổi tiếng như các chắnh trị gia, doanh nhân, nhà khoa họcẦtham gia tọa đàm. Tham gia các triển lãm giáo dục quốc tế giới thiệu về nhà trường và trao các suất học bổng hoặc tổ chức các chương trình có đông khách hàng tiềm năng tham dựẦ
Sau khi xây dựng được hình ảnh TH mang dấu ấn và đặc trưng sâu sắc, cần đẩy mạnh việc quảng bá THGDĐH trên BĐT. Hiện nay, BĐT đang phát triển rất mạnh và thu hút đông đảo khán giả hàng ngày, phần đông trong số đó là tầng lớp học sinh, sinh viên. Các trường ĐH có thể tận dụng BĐT làm phương tiện quảng cáo hữu hiệu cho TH của trường mình. Trên nhiều trang BĐT, chúng ta thấy rất nhiều những banner quảng cáo hấp dẫn và gây được sự chú ý rất nhiều của người sử dụng. Người sử dụng chỉ việc kắch chuột vào banner này sẽ được dẫn đến liên kết tới nội dung của trường ĐH. Khi ấy, các sự kiện của
100
trường ĐH sẽ được hàng ngàn người biết đến trong thời gian ngắn và truy cập vào website để tham khảo, tiếp cận thông tin.
Bên cạnh BĐT, GDĐH Việt Nam cần tận dụng tối đa các kênh TT trên Internet, như You Tube, Facebook, Twitter, blogẦ để quảng bá những sự kiện lớn của trường và sự hiểu biết của đội ngũ cán bộ giảng viên và sinh viên về các vấn đề ỘnóngỢ của xã hội. Vắ dụ, sau khi giá xăng tăng thêm 2.100 đ/lắt, một nhóm sinh viên trường ĐH FPT đã ỘchếỢ ra một bài hát, với tiêu đề ỘVì xăng tăng caoỢ. Bằng các hoạt cảnh đơn giản và thông qua You Tube, đã có hàng ngàn lượt người xem clip vui nhộn này, qua đó trường hình ảnh của trường ĐH FPT được quảng bá rộng rãi hơn. Đặc biệt, hiện nay có một hình thức mới được rất nhiều bạn trẻ yêu thắch đó là Video blogs (Vlog), là một trong những cách rất tốt để củng cố hình ảnh GDĐH Việt Nam. Vlog là cách cực kì hữu hiệu trong việc bạn quảng bá hình ảnh GDĐH Việt Nam. Thế mạnh của Vlog là có thể chứng minh, giải thắch, nhấn mạnh và đưa ý kiến riêng về tất cả những thông tin muốn người khác hiểu về trường đại học.
Hiện nay, hầu hết các trường ĐH đều xây dựng trang tin điện tử của mình và bắt đầu đăng tải thông tin hoạt động trên các trang BĐT. Tuy nhiên, các hoạt động thông tin tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội trên BĐT còn non yếu, tỏ ra yếu thế trước dự bùng nổ mạnh mẽ, phức tạp của cộng đồng mạng xã hội ở Việt Nam. Tiếng nói và sự hiện diện trên mạng của ban giám hiệu các trường ĐH chưa đủ cả về dung lượng, tần suất và chất lượng. Website chắnh là Ộbộ mặtỢ của nhà trường ở trên mạng Internet nên cần được xây dựng thực sự chất lượng về cả hình thức lẫn nội dụng. Đây sẽ là nơi giới thiệu các hoạt động nổi bật, những thành tựu trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà trường, là nơi để sinh viên thể hiện chắnh kiến thông qua các diễn đàn. Một trong những thông tin quan trọng mà các trường ĐH cần chú trọng đưa lên website của trường là thống kê các cựu sinh viên danh tiếng và tỷ lệ cử nhân tìm được việc làm (đúng ngành) của nhà trường vốn là vấn đề rất được dư luận quan
101
tâm chú ý. Ngoài ra, các trường ĐH cũng cần thường xuyên cập nhật tình hình dạy học, những thông tin tuyển sinh, giới thiệu các ngành đào tạo cụ thể. Điều này sẽ giúp người học tìm hiểu về ngành đào tạo họ quan tâm một cách dễ dàng, thông tin chắnh xác. Tuy nhiên, giáo dục là lĩnh vực tương đối nhạy cảm nên việc quảng bá TH cần khéo léo, thông tin phải được kiểm soát chặt chẽ trước khi truyền tải đến công chúng.