7. Kết cấu của luận văn
1.2.1. Vấn đề thương mại hóa giáo dục đại học
Có một thực tế hầu như ai cũng nhận thấy là thế giới đã và đang chứng
kiến sự phát triển chóng mặt của nền GDĐH trên phạm vi toàn cầu, đặt các
trường ĐH vào một môi trường mới đòi hỏi phải thay đổi tư duy truyền thống
rằng giáo dục không phải và không nên là một phần trong guồng quay của nền kinh tế thị trường. Thực tế, các trường ĐH đang gặp sức ép phải Ộcung cấp chất lượng giáo dục cao, xây dựng uy tắn lớn, thành công trong tuyển sinh, tăng vị
thế cạnh tranh, cung cấp các chương trình đào tạo có thiết kế tốt và hợp thời,
lại có sức mạnh về tài chắnhỢ (Beneke, 2011). Việc này đã buộc các nhà quản lý
tại các trường ĐH bắt đầu nhận ra rằng họ cần phải hoạt động như trong một
ngành kinh doanh và sử dụng những chiến lược lâu dài để tiếp thị cho những dịch vụ mà họ cung cấp.
Tác giả J.H. Beneke trong bài báo tiêu đề ỘTiếp thị trường đại học đến các sinh viên tương laiỢ đăng trên Tạp chắ Quốc tế về Kinh doanh và Quản trị (2011) đã tổng hợp rất chi tiết về những quan điểm của các nhà nghiên cứu trong ngành giáo dục cũng như kinh tế đối với thực trạng thương mại hóa GDĐH. Có thể nói hầu hết đều công nhận hiện tượng này và xem đó là một sự phát triển hợp lý.
Theo Liu (1998) dưới sức ép của việc thu được lượng tài lực đủ dồi dào để duy trì và phát triển, GDĐH đang trở thành một Ộngành kinh doanh lớnỢ. Đồng tình với ý kiến này, Zemsky (2001) cho rằng Ộsinh viên đang sử dụng sức
19
mạnh mua sắm của mình để quyết định những gì họ muốn học, các khoa và bộ
môn thì trở nên vô cùng nhạy bén với những thứ họ có thể bán được..., và công
tác quản lý thì áp dụng những nguyên lý và thực tiễn của kinh doanh nhằm thu
đýợc hiệu quả lớn hõn nữa. Đâu đâu cũng nghe thấy từ Ộcạnh tranhỢ Ờ cạnh tranh để thu hút sinh viên, cạnh tranh để tuyển dụng các nhà giáo ýu tú, cạnh tranh để giành nguồn tài trợ các đề tài nghiên cứu, cạnh tranh để đýợc hợp tác và liên kết với các tổ chức uy tắn và các nhà tài trợ,... GDĐH giờ đây rất coi trọng thị trýờngỢ.
Trong bối cảnh đó, các trýờng ĐH có số lýợng lýu học sinh lớn dần đýợc gọi là Ộcác doanh nghiệp xuất khẩuỢ [66], các khóa học được gọi lại Ộsản phẩm giáo dụcỢ [67, tr.2], các phương pháp giảng dạy mới như các khóa học trực tuyến là Ộphương thức giao hàngỢ [66], các trường ĐH khác là Ộđối thủ cạnh tranhỢ [63, tr.12]., còn những người có khả năng trở thành sinh viên trong
tương lai thì được coi là Ộkhách hàngỢ [64, tr.28], và những hoạt động đánh giá
xem các trường đại học thỏa mãn nhu cầu của sinh viên tới mức độ nào được
liên hệ đến hoạt động Ộthỏa mãn khách hàngỢ [65, tr.22]. Đây là những minh
chứng cho thấy sự xâm nhập của các nguyên tắc lý thuyết trong kinh doanh vào
giáo dục đại học.
Theo Beneke (2011) thì hoạt động tiếp thị được đưa vào lĩnh vực GDĐH nhằm hai mục đắch chắnh:
- Thu hút những sinh viên tốt nhất, cũng như, ở cấp độ thấp hơn, thu hút những cán bộ giảng viên tốt nhất (tức nhân lực).
- Thu hút nguồn kinh phắ tài trợ của chắnh phủ, tư nhân và quốc tế (tức tài lực).
Để đạt những mục tiêu này thì rất nhiều người cho rằng nhiệm vụ chủ yếu
20
ĐH, hoàn toàn tương tự như những gì đang diễn ra trong thế giới kinh doanh và
mọi doanh nghiệp, nơi mà TH được coi là một trong những tài sản lớn nhất.